-->

Tăng cường thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Kết nối phát triển kinh tế, vận tải biển cần được đầu tư hơn nữa Đổi mới vì một đại dương bền vững

Chỉ thị nêu rõ, tình hình quốc tế, khu vực và kinh tế - xã hội trong nước có nhiều biến động khó lường. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tình hình Biển Đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như hoạt động của các ngành kinh tế biển, các địa phương có biển. Đây là nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, tồn tại một số nguyên nhân chủ quan khiến quá trình triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW còn chậm như hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển còn thiếu và chưa đồng bộ; cơ chế điều phối liên ngành về phát triển bền vững kinh tế biển chưa được hoàn thiện, vận hành và phát huy hiệu quả; nguồn lực (con người, tài chính và khoa học - công nghệ) để hiện thực hóa các chủ trương, giải pháp và khâu đột phá nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW còn hạn chế; chưa có hệ thống chỉ tiêu thống kê các ngành kinh tế biển làm cơ sở cho công tác quản lý, điều hành của Chính phủ và các bộ, ngành.

Tạo động lực thực sự cho phát triển bền vững kinh tế biển

Bối cảnh nêu trên đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới và tăng cường tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cần nỗ lực cao, đổi mới sáng tạo, quyết tâm lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, xử lý dứt điểm, không để kéo dài các nhiệm vụ được giao.

Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, cần lựa chọn, xác định các dự án ưu tiên để tập trung đầu tư, tạo động lực thực sự cho phát triển bền vững kinh tế biển. Đẩy mạnh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa hợp tác công - tư nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội vào phát triển kinh tế biển nói chung và kết cấu hạ tầng biển và ven biển nói riêng. Rà soát chính sách hiện hành trên cơ sở yêu cầu thực tiễn để tìm ra, chỉ rõ các chính sách, quy định đang kìm hãm các nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế biển để kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành tháo gỡ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện nhanh việc chuyển đổi số các ngành kinh tế biển.

Tăng cường thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển
Tăng cường thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển.

Các địa phương có biển vừa phát huy tinh thần “tự lực, tự cường” (nội lực), vừa tận dụng “ngoại lực” cho phát triển; lấy doanh nghiệp làm trung tâm, khuyến khích hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư trong các ngành/lĩnh vực kinh tế biển, đặc biệt là 6 ngành kinh tế biển xác định trong Nghị quyết số 36-NQ/TW, đây là những ngành kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Triển khai đồng bộ các giải pháp về phát triển bền vững kinh tế biển

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan liên quan tiếp tục quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và toàn diện các nội dung, tăng cường triển khai đồng bộ các khâu đột phá, giải pháp chủ yếu về phát triển bền vững kinh tế biển được nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW; đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW (tập trung vào 42 đề án, dự án, nhiệm vụ đến năm 2025); đồng thời, rà soát các Chương trình, Kế hoạch hành động đã ban hành đảm bảo phù hợp với tình hình mới và bám sát tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Một số nhóm nhiệm vụ các ban, bộ, ngành và địa phương cần tập trung triển khai nhằm cụ thể hóa 3 khâu đột phá xác định trong Nghị quyết số 36-NQ/TW (thể chế; khoa học - công nghệ và nhân lực; kết cấu hạ tầng), tạo chuyển biến, động lực thúc đẩy việc thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

Cụ thể, Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tăng cường vai trò trong việc chỉ đạo thống nhất, liên ngành các nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị quyết số 26/NQ-CP nhằm khắc phục những hạn chế của quản lý đơn ngành như hiện nay; chỉ đạo ban hành quy định về cơ chế điều phối đa ngành trong phát triển bền vững kinh tế biển, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, trong đó quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi ngành; chỉ đạo ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá việc thực hiện phát triển bền vững kinh tế biển làm cơ sở giám sát, đánh giá tình hình thực hiện 2 Nghị quyết; chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển thành lập và tổ chức hoạt động có hiệu quả Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tại địa phương.

Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đảm bảo chất lượng và đúng theo tiến độ đã được phê duyệt.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế; xây dựng, cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu và thống nhất quản lý sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia; tập trung xây dựng, phát triển đội tàu điều tra, khảo sát, nghiên cứu biển; nghiên cứu việc thể chế hóa công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Nghiên cứu xây dựng và đưa vào hoạt động Quỹ thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước và các đối tác quốc tế; nghiên cứu xây dựng trình Chính phủ một số chính sách ưu đãi về phát triển bền vững kinh tế biển…

Đối với các địa phương có biển, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tại địa phương (nếu chưa có); tăng cường cơ sở vật chất, năng lực quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo cho Sở Tài nguyên và Môi trường; xây dựng và thực hiện tốt các chương trình/kế hoạch phát triển bền vững kinh tế biển của địa phương.

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện nhiệm vụ lập quy hoạch của địa phương đảm bảo các quy hoạch được tích hợp quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, trong đó trọng tâm là phát triển bền vững kinh tế biển, tăng cường liên kết vùng; tập trung, ưu tiên và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó có các nguồn lực xã hội hóa để triển khai thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ nhằm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị quyết số 26/NQ-CP; trước mắt tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật kết nối, nâng cao hạ tầng xã hội nhằm tạo nền tảng phát triển kinh tế biển; kêu gọi, xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án quy mô lớn, hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường…

Phúc Chương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc sửa Hiến pháp và các luật, nghị quyết liên quan sáp nhập tỉnh, xã sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Xem thêm
Phiên bản di động