-->
Các lô hàng lúa mì bị phát hiện nhiễm cỏ kế đồng

Tạm thời chưa áp dụng biện pháp tái xuất

(LĐTĐ) Ngày 17/10, tại cuộc họp giữa Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với các doanh nghiệp, hiệp hội, các nhà khoa học về vấn đề xử lý lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng (Cirsium Arvense), đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết tạm thời chưa áp dụng biện pháp tái xuất lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng từ 1/11/2018.
tam thoi chua ap dung bien phap tai xuat Cơ hội nâng cao vị thế Gạo Việt
tam thoi chua ap dung bien phap tai xuat Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có xu hướng giảm trong nửa đầu tháng 8

Trước đó, Cục Bảo vệ thực vật đã có văn bản thông báo từ tháng 5/2018 đến nay đã phát hiện tới 1,6 triệu tấn lúa mì nhập khẩu nhiễm cỏ kế đồng – loài cỏ dại nguy hiểm thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam. Cục Bảo vệ thực vật đã chỉ đạo cho hệ thống kiểm dịch thực vật thông báo áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng bị nhiễm có kế đồng kể từ ngày 1/11/2018 và cảnh báo áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật cao hơn.

tam thoi chua ap dung bien phap tai xuat
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật phát biểu tại cuộc họp

Tuy nhiên, sau khi dư luận cũng như hàng loạt doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì về Việt Nam lên tiếng cho rằng việc áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng bị nhiễm có kế đồng kể từ ngày 1/11/2018 là quá đột ngột, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Ngày 17/10, Cục Bảo vệ thực vật đã tổ chức cuộc họp với các bên liên quan, các nhà khoa học về vấn đề xử lý lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng.

Thông tin tại cuộc họp, ông Dương Minh Tú – Giám đốc Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật cho biết, cỏ kế đồng được cho là có nguồn gốc tại vùng Địa Trung Hải, châu Âu sau đó lây lan sang Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia khác do nhập khẩu, vận chuyển các lô hàng bị nhiễm hạt của loài cỏ này. Loài cỏ này có khả năng thích nghi và phát triển tại nhiều vùng sinh thái khí hậu và đất đai khác nhau.

Ngày 17/10, tại cuộc họp giữa Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với các doanh nghiệp, hiệp hội, các nhà khoa học về vấn đề xử lý lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng (Cirsium Arvense), ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, tạm thời chưa áp dụng biện pháp tái xuất lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng từ 1/11/2018.

Cục Bảo vệ thực vật sẽ làm việc với các doanh nghiệp cũng như các nước xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam để tìm ra giải pháp, đặc biệt với 3 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lúa mì lớn là: Hoa Kỳ, Nga và Canada, Cục sẽ đàm phán, bàn giải pháp để có thể đạt được phương án giải quyết hiệu quả. Nếu các giải pháp đưa ra mà không giải quyết được sẽ phải áp dụng biện pháp tái xuất và Cục sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết trước 01 tháng.

Đến nay, loài cỏ này đã xuất hiện tại các châu lục trên toàn thế giới (trừ châu Nam Cực) như: Nam Mỹ, Bắc Mỹ, châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Đại dương. Chúng có thể xuất hiện và gây hại tại các vùng khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới, có khí hậu tương tự Việt Nam như: Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Australia…

Cỏ kế đồng là loài cỏ có khả năng xâm hại cao, có thể gây hại nghiêm trọng cho hơn 27 loại cây trồng (ngô, đậu tương, các loại đậu đỗ, hành, tỏi, ớt, các loại dưa, bông, cải bắp, cà rốt, các loại cây họ hoa thập tự, bầu bí, cà chua, khoai tây, cà, nho….), xâm lấn đồng cỏ chăn nuôi tại 40 quốc gia. Về khía cạnh môi trường, đây là loại cỏ xâm hại đến môi trường tự nhiên, xâm lấn bãi cỏ, bờ sông, đất rừng, vùng đất ngập nước xen kẽ.

Khi loài cỏ này đã thiết lập quần thể thì chúng sẽ nhanh chóng lây lan và lấn át các loài thực vật bản địa, làm giảm đa dạng sinh học. Chính vì vậy, nhiều nước và vùng lãnh thổ như: Australia, Brazil, Argentina, Mexico, Israel, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Campuchia… xếp loại cỏ này là đối tượng kiểm dịch thực vật phải kiểm soát nghiêm ngặt để không cho xâm nhập, lây lan theo hàng hoá nhập khẩu vào trong nước.

Trước những tác hại của loại cỏ này, ông Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật cho rằng, đây là đối tượng kiểm dịch loại 1 của Việt Nam. Việt Nam chưa có cỏ kế đồng là vô cùng may mắn, cần phải có các biện pháp để không cho loại cỏ này vào Việt Nam. Nếu loại cỏ này vào Việt Nam còn có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh lương thực, xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam. Khi đó, nó không chỉ gây thiệt hại về năng suất mà còn tốn kém chi phí diệt trừ.Vì lợi ích quốc giá, vì nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, việc kiểm soát chặt cỏ kế đồng là hết sức cần thiết.

Tại cuộc họp, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì cũng đã chia sẻ quan điểm nếu áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng bị nhiễm có kế đồng kể từ ngày 1/11/2018 sẽ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đề nghị tạm hoãn áp dụng biện pháp tái xuất các lô hàng bị nhiễm có kế đồng.

Theo bà Huỳnh Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Bột mì (TP. Hồ Chí Minh), nếu lúa mì nhập khẩu bị tái xuất sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp bởi mỗi lô hàng trị giá vài trăm tỷ đồng. Việc tái xuất sẽ khiến doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất.

Ông Trần Đăng Tiến, Tổng Giám đốc Công ty Thực phẩm Bình Dương cũng cho rằng, lệnh tái xuất lúa mì sẽ gây hàng loạt hệ quả, hàng loạt nhà máy chế biến bột mì ở nước ta sẽ phải đóng cửa, hàng loạt công nhân sẽ bị mất việc. Theo ông Tiến, có thể áp dụng giải pháp thay thế là nhập bột mì thay cho lúa mì nhưng như vậy thì sẽ tốn thêm hàng tỷ USD để nhập bột mì về, sẽ đẩy giá thành chăn nuôi và thực phẩm lên cao.

Ông Lê Văn Vu, Phó Giám đốc Công ty Bột mì Bình Đông cũng chia sẻ, nhà máy của ông đã có lịch sử nhập khẩu - chế biến lúa mì mấy chục năm nay nhưng hiện tại đang đứng trước nguy cơ tạm dừng hoạt động vì tháng 10 và 11 là thời điểm nhập lúa mì về để chuẩn bị cho cả 6 tháng sau đó.

Trong khi một cân bột mì chế biến chẳng lãi được bao nhiêu thì hiện 1 tấn lúa mì tại Úc đã tăng từ 250-260USD lên hơn 300USD và đối tác xuất khẩu còn cho biết sẽ không bán lúa mì nếu doanh nghiệp đưa ra điều kiện lúa mì không nhiễm cỏ kế đồng. Giá ngày càng tăng nhưng công ty ông cũng không dám nhập hàng về vì rủi ro rất lớn nếu từ ngày 1/11/2018 lệnh bắt phải tái xuất khi phát hiện có hạt cỏ kế đồng có hiệu lực.

Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, tình hình lúa mì nhập khẩu nhiễm cỏ kế đồng là đáng báo động. Từ khi phát hiện lúa mì nhập khẩu có chứa cỏ kế đồng vào tháng 5/2018, Cục Bảo vệ thực vật đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu bằng việc hỗ trợ kiểm dịch những lô hàng nhiễm loại cỏ này.

Ông Hoàng Trung khẳng định, Cục Bảo vệ thực vật cam kết tạo điều kiện tối đa cho xuất và nhập khẩu nông sản. Tuy nhiên, đối với vấn đề xử lý lúa mì nhập khẩu chứa cỏ kế đồng cần phải nhìn nhận lợi ích toàn cục, lợi ích lâu dài của nền nông nghiệp, của 60 triệu người làm nông nghiệp, và số phận của các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai.

Ghi nhận từ những kiến nghị của doanh nghiệp và của các nước xuất khẩu lúa mì cho Việt Nam như Nga, Mỹ, ông Hoàng Trung, cho biết, tạm thời chưa áp dụng biện pháp tái xuất lúa mì nhập khẩu có nhiễm cỏ kế đồng từ 1/11/2018.

Cục Bảo vệ thực vật sẽ làm việc với các doanh nghiệp cũng như các nước xuất khẩu lúa mì sang Việt Nam để tìm ra giải pháp, đặc biệt với 3 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu lúa mì lớn là: Hoa Kỳ, Nga và Canada, Cục sẽ đàm phán, bàn giải pháp để có thể đạt được phương án giải quyết hiệu quả. Nếu các giải pháp đưa ra mà không giải quyết được sẽ phải áp dụng biện pháp tái xuất và Cục sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết trước 01 tháng.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Chiều 24/11, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, do lưu lượng phương tiện từ Trung tâm ra cửa ngõ Thủ đô tăng cao, từ 16h hôm nay 24/1 đến 6h sáng mai 25/1, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ phân làn cho phương tiện đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,18%, đạt mức 108,25.
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 3 tháng và giao dịch ngay dưới mức đỉnh kỷ lục khi đồng USD giảm sâu.
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Theo dự báo của các chuyên gia và một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu nhà điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng có thể giảm trong khoảng từ 80 - 180 đồng/lít, trong khi giá dầu dự báo có khả năng tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), giá dầu thế giới giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 76,09 USD/thùng, giảm 2,3%; giá dầu Brent ở mốc 79,42 USD/thùng, giảm 0,89%.
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.336 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 1,41%, xuống mức 107,94.
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), thị trường vàng trở nên sôi động với mức tăng "dựng đứng" của giá vàng. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng từ trước đó là người được hưởng lợi lớn khi vàng tiếp tục chạm đỉnh cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động