Suýt mất mạng vì ăn gỏi cá rô phi nhiễm tả biển
GS.TS Nguyễn Đức Chính, Trưởng Khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn và Chăm sóc vết thương, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân là ông N.V.T (54 tuổi, Hải Phòng). Ông T là lao động tự do, làm việc tại các công trình xây dựng địa phương. Ngày 7/4, sau một ngày làm việc, ông T cùng bạn bè ăn món gỏi cá rô phi.
![]() |
Bệnh nhân T hiện vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Ngày hôm sau, ông T bắt đầu phát sốt, chân phải tê và không thể cử động. Ông T được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành khám và chẩn đoán ông bị nhiễm độc do “vibrio haemolyticus” hay còn gọi là tả biển, một loại vi khuẩn thường có trong các loại thủy sản như cá, tôm…
Người bệnh rơi vào trạng thái sốc, suy giảm chức năng gan, thận, cần tới vận mạch để duy trì huyết áp. Các bác sĩ đã chỉ định cắt bỏ chân phải càng sớm càng tốt để cứu lấy tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, vì điều kiện bệnh nặng và gia đình chưa thống nhất, nên ông T được tiến hành rạch tháo mủ ở cẳng chân phải và chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các bác sĩ trực cấp cứu chuyên khoa chấn thương chỉnh hình và hồi sức liên tục hội chẩn, đưa ra các biện pháp tốt nhất nhằm duy trì tình trạng huyết động, đưa ra phương án xử lý vết thương ở cẳng chân cho người bệnh.
Sau 3 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh dần và các chỉ số trong cơ thể dần ổn hơn. Sau đó, người bệnh được đưa vào điều trị tại Khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn và Chăm sóc vết thương. Sau 1 tuần điều trị, tình trạng toàn thân của người bệnh tiến triển tốt hơn, không còn dùng vận mạch, chức năng gan và thận dần trở lại bình thường.
Ông T được phẫu thuật lại để cắt lọc và xử trí nhiễm khuẩn ở cẳng chân phải cùng với việc duy trì kháng sinh liều cao, thay băng chăm sóc tại chỗ. Kết quả xét nghiệm sau đó không còn ghi nhận xuất hiện của tả biển. PGS Nguyễn Đức Chính cho biết: Mặc dù giữ được tính mạng, giữ được chân nhưng ông T sẽ phải dành thời gian tập phục hồi chức năng để có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Qua trường hợp của ông T, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần có thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt, việc sử dụng thức ăn chưa được nấu chín kĩ luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm các loại vi sinh vật có trong thực phẩm, không những nguy cơ đe dọa tới tính mạng và còn ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt và lao động về sau. Do đó, người dân cần “ăn chín, uống sôi” và tránh tối đa việc sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc, không rõ độc tính có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và người thân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ảo tưởng quyền lực mạng: Cái giá phải trả cho những TikToker “ngông cuồng”

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: "Xây" nên những điển hình tiên tiến từ các phong trào thi đua

Hàng nghìn người ken đặc quanh Hồ Gươm chiêm bái Xá lợi Phật

Công đoàn quận Long Biên: Đậm nghĩa tình qua Chương trình “Cảm ơn người lao động”

Khẩn trương chuẩn bị, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh

Những "người hùng" thầm lặng bảo vệ môi trường Thủ đô

Công an Hà Nội đình chỉ công tác cán bộ Công an phường Dương Nội bị tố đánh người
Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi
Y tế 13/05/2025 10:37

Nhiều nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế yêu cầu tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn bệnh viện
Y tế 12/05/2025 20:42

Nguy kịch vì chữa bệnh theo các bài thuốc dân gian
Y tế 11/05/2025 14:16

Thêm cơ hội cho các cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn
Y tế 10/05/2025 21:15

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số
Y tế 09/05/2025 21:09

Người phụ nữ sốc nhiễm khuẩn nặng vì tiêm khớp vai tại phòng khám tư nhân
Y tế 09/05/2025 15:29

Chủ trương miễn viện phí: Chính sách chạm đến trái tim hàng triệu người dân
Y tế 08/05/2025 09:43

Hành hung nhân viên y tế là hành vi vi phạm pháp luật, cần bị xã hội lên án
Y tế 08/05/2025 06:04

Dự kiến bé trai bị xe ba bánh cán qua người được ra viện trong 3-5 ngày tới
Y tế 07/05/2025 18:43

Đề nghị hậu kiểm quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng
Y tế 07/05/2025 15:23