-->

Sức sống mới phủ xanh miền quê Thanh Trì

Những năm qua, phong trào học tập và làm theo lời Bác được người nông dân huyện Thanh Trì, Hà Nội lan tỏa mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến lớn, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của huyện và Thủ đô Hà Nội.
Thanh Trì tạo nguồn vốn hỗ trợ nông dân thúc đẩy kinh tế nông nghiệp

Những mô hình kinh tế hiệu quả

Đến với Thanh Trì hôm nay, thấy nông thôn đổi mới, đồng ruộng phủ xanh, hoa thơm trái ngọt, lòng người hân hoan, đó là nhờ có những mô hình nông nghiệp được người dân áp dụng hiệu quả. Sau khi dồn điền đổi thửa, nông thôn Thanh Trì đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình tấm áo mới với bạt ngàn màu xanh của rau và cây ăn quả.

Sức sống mới phủ xanh miền quê Thanh Trì
Anh Hoàng Đức Tâm và mô hình hỗn hợp trồng lan, nuôi gia cầm và trồng cây ăn quả tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì

Sinh ra và lớn lên ở xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, nơi mà đời sống vẫn còn nhiều khó khăn, anh Hoàng Đức Tâm đã làm giàu bằng mô hình kinh tế trang trại hỗn hợp. Nhận thấy mình đang sống ở một vùng chuyên sản xuất nông nghiệp, lại đang có diện tích đất đai đủ lớn để làm ăn nên anh đã quyết tâm làm giàu với mô hình trồng hoa lan, chăn nuôi gia cầm, kết hợp trồng cây ăn quả. Mô hình của anh Tâm được đánh giá là điển hình về làm kinh tế nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật, hệ thống tưới tiêu hiện đại,

Đến với trang trại của anh Tâm, hàng trăm giỏ lan lớn nhỏ trong một không gian mê hoặc với trên 60 chủng loại lan được chủ nhân chăm sóc. Từ hai bàn tay trắng, đến nay anh đã tổ chức sản xuất, khai thác hiệu quả hơn 10ha vườn thành khu trang trại chăn nuôi, tổng hợp. Anh Tâm cho biết, anh khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, lấy ngắn nuôi dài, mở rộng dần quy mô sản xuất, cho đến hôm nay, mô hình của anh đã trở thành mô hình vườn, ao, chuồng khép kín, mang lại hiệu quả kinh tế như mong đợi.

Cách đây vài năm, xã Vạn Phúc chỉ trồng chủ yếu là ngô, khoai và một số loại rau màu truyền thống, hiệu quả kinh tế thấp. Sau dồn điền đổi thửa, mô hình trồng cây ăn quả tại xã Vạn Phúc đã trở thành một trong những mô hình mang tính bứt phá, đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng ngô ở đất bãi ven sông Hồng sang trồng cam cảnh, quất cảnh mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong xã; giải quyết việc làm cho trên 4.000 lao động nông nghiệp của địa phương.

Là một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của xã Vạn Phúc với mô hình trồng trang trại tổng hợp, ông Nguyễn Văn Vinh đã tìm tòi, học hỏi khoa học kỹ thuật áp dụng, cùng với sự giúp đỡ của Hội Nông dân hỗ trợ vay vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân, ông đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi lợn, thả cá kết hợp trồng cây ăn quả. Nhờ vậy, mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 1 tỷ 500 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư, mỗi năm gia đình ông thu được 500 triệu đồng.

Là huyện có diện tích nuôi thủy sản lớn 796ha/năm, Thanh Trì đã hỗ trợ phát triển khu nuôi trồng thủy sản tập trung 250ha với nhiều mô hình hiệu quả như: Nuôi tôm càng xanh ở xã Đông Mỹ, nuôi cá thâm canh tăng năng suất tại các xã Tả Thanh Oai, Đông Mỹ; nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ cao “sông trong ao” tại xã Đại Áng... Phát huy tiềm năng, thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản, hàng trăm hộ gia đình đã biến ước mơ thành hiện thực, nhân lên niềm vui cuộc sống mới.

Với ý chí dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Đạt ở xã Đông Mỹ đã đầu tư trên 2,5 tỷ đồng vào mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp sinh thái. Đây là một trong những mô hình có diện tích lớn của xã, mỗi năm cho thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng. Sau khi nghiên cứu tìm hiểu, học hỏi nhiều nơi, năm 2015, anh Đạt đã mạnh dạn thuê 14.600m2 ao đầm tại xã để phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái. Trung bình, mỗi năm thu được hàng chục tấn cá thương phẩm, sau mỗi lần thu hoạch, anh Đạt lại bổ sung nguồn cá giống được ương sẵn để tiếp tục nuôi cá phục vụ du lịch sinh thái.

Nông dân thi đua làm theo lời Bác

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là một trong những phong trào trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động của tổ chức Hội Nông dân huyện Thanh Trì, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Tại huyện Thanh Trì, thông qua phong trào này, nhiều hộ nông dân đã đổi mới tư duy, tích cực nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, vượt khó vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Theo kết quả phong trào giai đoạn 2019-2021, Hội Nông dân huyện Thanh Trì đã tập trung triển khai các chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở nông thôn, qua đó thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia, tạo sức lan tỏa trong nhiều lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Nhờ vậy, hàng năm đã có trên 67% hộ hội viên nông dân đăng ký thi đua sản xuất kinh doanh giỏi 4 cấp. Qua bình xét, có trên 60% hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi.

Hiện, huyện Thanh Trì vẫn còn gần 3.300 ha đất sản xuất với 8.400 hộ dân làm nông nghiệp. Khai thác tiềm năng này, những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền huyện Thanh Trì đã có nhiều đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, xác định đúng hướng đi trong phát triển kinh tế, nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản an toàn cho nông dân, Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, trong đó, việc thúc đẩy hình thành chuỗi liên kết, xây dựng các vùng sản xuất an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap, hỗ trợ hình thành các điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm có truy xuất nguồn gốc được tập trung triển khai thực hiện.

Mặt khác, để phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trong nông dân đạt cả về chất và lượng, Ban chấp hành Hội Nông dân huyện đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ: Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 85% hội viên nông dân, hỗ trợ các nguồn vốn ưu đãi tạo điều kiện cho hội viên nông dân thiếu vốn được vay vốn để phát triển sản xuất như: Vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân Thành phố và huyện hàng năm đạt trên 30 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập các tổ vay vốn, tổng dư nợ mỗi năm đạt trên 70 tỷ đồng.

Với chính sách trải thảm của huyện đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, trở thành cánh tay đắc lực cho bà con nông dân. Từ năm 2010 đến nay, huyện đã hỗ trợ trên 2 tỷ đồng để các hợp tác xã nông nghiệp mua máy móc thực hiện cơ giới hóa và mở rộng khâu dịch vụ cho hợp tác xã. Đến nay, toàn huyện có 38 trang trại, trong đó có 12 trang trại tổng hợp, 60 Hợp tác xã trong đó có 38 hợp tác xã nông nghiệp, với mức thu nhập trung bình đạt 500-600 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho trên 200 lao động./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động