-->

"Sức sống" mạnh mẽ của loa phường

Những chiếc loa mà trước đây, có lúc bị đánh giá lỗi thời, thì nay khi cả Thành phố đang trong những ngày giãn cách xã hội, âm thanh của loa phường lại được nhiều người dân trông ngóng mỗi ngày. Đại dịch Covid-19 đã chứng minh, chỗ đứng riêng của loa truyền thanh và bên cạnh đó là sự cống hiến thầm lặng của những người làm nên "sức sống" loa phường.
Doanh nghiệp cấp Giấy đi đường tràn lan, lãng phí "thời gian vàng" giãn cách Hà Nội chung sức đồng lòng, chiến thắng đại dịch

Tiếp tục sứ mệnh truyền tin

"Người đi đến từ vùng dịch, hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, có yếu tố liên quan đến dịch Covid-19 phải thông báo ngay tới Ủy ban nhân dân phường..."

Từ nhiều tháng nay, vào các khung giờ 6h-7h và 17h mỗi ngày, những thanh âm tuyên truyền thân thuộc vẫn vang lên trong từng ngõ xóm. Người dân ở các quận, huyện của Thủ đô đã dần quen với tiếng loa truyền thanh vang lên mỗi ngày, chuyển tải những nội dung về đại dịch Covid-19, cách phòng tránh dịch bệnh, việc hạn chế tụ tập đông người... Nhờ được nghe tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống loa truyền thanh (loa phường) nên ý thức phòng, chống dịch bệnh của người dân được nâng lên rõ rệt.

"Trong thời điểm giãn cách xã hội "ai ở đâu, ở yên đó" như hiện nay, loa phường thật hữu ích, mỗi sáng vừa chuẩn bị bữa sáng cho các cháu, tôi vừa lắng nghe thông tin phát trên loa đầu ngõ. Nhờ có loa phường mà tôi thực hiện tốt hơn cách phòng bệnh cũng như quy tắc 5K. Qua đó nhắc nhở các thành viên trong nhà chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe như đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng, rửa tay đúng cách...", bà Hảo (Tổ dân phố số 3, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) cho biết.

Theo bà Hảo, những lúc như thế này mới thấy tác dụng của loa phường, đặc biệt là đối với những người cao tuổi không sử dụng mạng internet. Dù có đang bận làm việc nhà hay trông cháu thì mọi người vẫn nắm được thông tin có ích.

Ông Đào Nguyên, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố 16, phường Trung Văn cho hay, mỗi sáng, tôi vừa tập những động tác vận động giữ sức khỏe tại nhà, vừa nghe những thông tin hữu ích như lấy phiếu đi chợ mỗi tuần, quy trình đăng ký tiêm vắc xin, hay thông báo khẩn nếu có ca nghi nhiễm Covid-19 trong địa bàn...Ông Nguyên đã quán triệt các thành viên trong gia đình không được đi tập thể dục ngoài các khu công viên, sân chơi. Thay vào đó, mỗi người tự rèn luyện sức khỏe trong nhà.

Ông Nguyên khẳng định, khi giãn cách xã hội, ai ở nhà nấy thì loa phường là phương tiện hữu hiệu truyền đạt thông tin nhanh chóng đến nhiều người cùng lúc, vai trò quan trọng của loa phường trong thời điểm này đặc biệt quan trọng.

"Việc tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 được phường đặc biệt quan tâm, chú trọng. Cùng với việc tiếp sóng, phát lại đầy đủ các thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19 của phòng Văn hóa thông tin quận, phường Trung Văn cũng đã chủ động xây dựng nhiều tin, bài về công tác phòng, chống dịch", ông Nguyễn Đắc Long, Chủ tịch UBND phường Trung Văn cho biết.

Nhật ký mùa dịch: Những người "giữ mạch" loa phường
Những thanh âm tuyên truyền thân thuộc vẫn vang lên trong từng ngõ xóm qua chiếc loa phường.

Tương tự, tại các huyện ngoại thành, từ lâu loa phường đã phát huy hiệu quả trong việc cung cấp thông tin, tự lúc nào tiếng loa đã trở thành lực lượng xung kích tham gia vào nhiệm vụ phòng, chống dịch góp phần nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh cho người dân.

Theo ông Sơn, thôn Hoàng Xá, Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hoà: Trước đây, loa phường chủ yếu thông báo nhắc nhở lịch tiêm phòng cho trẻ em, phòng chống cháy nổ trong khu dân cư, rồi cảnh báo về an ninh trật tự để người dân nâng cao cảnh giác...Thời điểm này loa phường tập trung phát các thông tin về công tác chống dịch. Phải công nhận rằng chính từ hệ thống loa phường mà thông tin về dịch Covid-19 đã được cập nhật liên tục đến từng khu phố, ngõ xóm...

Theo ông Sơn, không chỉ riêng gia đình ông mà hàng xóm cũng cảm thấy sự thân quen của âm thanh từ hệ thống loa phường. Cứ đúng khung giờ sáng sớm, hoặc chiều muộn mỗi ngày, bài hát "Cùng đoàn kết đánh bay Corona..." lại vang lên, cứ thế mà thành thói quen, ra đường ai ai cũng đeo khẩu trang rồi nhắc đi đâu về nhớ rửa tay theo hướng dẫn 5K của Bộ Y tế.

"Dường như sự tĩnh lặng của những ngày giãn cách xã hội làm cho mọi người cần đến một chút rộn rã của những ca khúc cổ động tinh thần vang xa khắp xóm và những thông tin hữu ích từ chiếc loa rất đỗi bình dị này, có lẽ là một phần ký ức của những ngày không quên", ông Sơn chia sẻ.

Những người thầm lặng giữ mạch loa phường

6h sáng, chị Nguyễn Bích Diệp, phát thanh viên truyền thanh phường Trung Văn phải chuẩn bị kỹ lưỡng, từ công đoạn chỉnh âm thanh, đến tài liệu, bản tin sẽ phát thanh. Theo chị Diệp, hiện trên địa bàn phường có 13 cụm (27 loa) phát vào 4 khung giờ mỗi ngày, thời lượng phát 60-70 phút.

Trong đó, có nội dung thu âm sẵn của Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Nam Từ Liêm, sau đó phát thông báo của phường về về tình hình dịch bệnh, thời gian lấy mẫu xét nghiệm của các hộ dân, giờ đi tiêm của phường hay thông báo khẩn nếu có ca nghi nhiễm Covid-19 trong địa bàn...

Nhật ký mùa dịch: Những người "giữ mạch" loa phường
Chị Nguyễn Bích Diệp, phát thanh viên truyền thanh phường Trung Văn

"Đặc biệt, đầu tháng 8 vừa qua, chợ Phùng Khoang, thuộc địa bàn phường có 1 ca nhễm Covid-19, để người dân nắm bắt đầy đủ thông tin cũng như công tác chỉ đạo, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, hệ thống loa truyền thanh phường Trung Văn đã chủ động tăng thời lượng phát thanh. Tính từ đầu năm đến nay, hệ thống truyền thanh phường Trung Văn đã xây dựng hàng trăm tin, bài chuyên mục phòng, chống dịch Covid-19, với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu để người dân nắm bắt thông tin kịp thời", chị Diệp cho biết.

Được biết, ngoài công việc phát thanh, chị Diệp còn tham gia các hoạt động đoàn thể của phường. Đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, mỗi khi phường tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, hoặc tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho người dân trên địa bàn, chị Diệp luôn tham gia tích cực. Khi thì ghi danh sách người đến tiêm, khi thì hướng dẫn sắp xếp chỗ ngồi, lúc thì ổn định trật tự đảm bảo khoảng cách cho người đến xét nghiệm.

Bên cạnh đó, nếu không có lịch phát thanh, chị Diệp là một trong những thành viên tích cực của "Tổ Covid-19 cộng đồng", đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động, tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Nhật ký mùa dịch: Những người "giữ mạch" loa phường
Nếu không có lịch phát thanh, chị Diệp là một trong những thành viên tích cực của "Tổ Covid-19 cộng đồng", đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động, tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Trong khi đó ở nhiều thôn, xã tại các huyện ngoại thành, cũng như nhiều phát thanh viên khác, chị Đặng Thị Bích Lan phụ trách Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa vẫn hàng ngày thực hiện vai trò của người "giữ mạch" loa truyền thanh thị trấn.

Mỗi khu giờ cách nhau 2-3 tiếng, thời lượng 40 phút, ngoài tiếp âm Đài truyền thanh huyện, Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình sẽ phát gương người tốt việc tốt, chính sách hỗ trợ cho người có hoàn cảnh khó khăn, phát phiếu đi chợ, lịch tiêm vắc xin...

"Thậm chí có những ngày Đài truyền thanh huyện còn tăng thời lượng phát thanh vào buổi tối, để nâng cao ý thức của người dân chấp hành nghiêm chỉnh quy định giãn cách xã hội của Thành phố, người dân không ra ngoài khi không thực sự cần thiết", chị Lan thông tin.

Nhật ký mùa dịch: Những người "giữ mạch" loa phường
Chị Đặng Thị Bích Lan phụ trách Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa vẫn hàng ngày thực hiện vai trò của người "giữ mạch" loa truyền thanh thị trấn.

Theo ông Dương Anh Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn Vân Đình, trong các đợt cao điểm, tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, loa truyền thanh luôn cập nhật kịp thời diễn biến cũng như các chỉ đạo cụ thể của địa phương về công tác phòng, chống dịch để người dân nắm bắt. Nội dung phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh vừa ngắn gọn, vừa dễ hiểu lại bám sát tình hình thực tế của địa phương. Cũng nhờ có loa phát thanh mà ngay cả những lúc bận công việc, người dân vẫn có thể nắm được thông tin cụ thể.

Những ai sống ở gần Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa đã quá quen với hình ảnh người phụ nữ dong dỏng cao, có giọng nói truyền cảm, thường xuyên xuống địa bàn động viên, tuyên truyền công tác phòng, chống dịch trong thời gian qua.

Được biết, ngoài việc tuyên truyền qua loa phát thanh, chị Lan còn trực tiếp đến từng nhà, từng ngõ xóm để chụp ảnh làm tin, đồng thời tuyên truyền hướng dẫn người dân cách phòng, chống dịch với những nội dung ngắn gọn, gần gũi.

Nhật ký mùa dịch: Những người "giữ mạch" loa phường
Nhân viên Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, vẫn thường xuyên đi phát thanh lưu động đến những vùng chưa được lắp đặt loa

"Đợt này thị trấn Vân Đình được quan tâm, lắp đặt thêm 40 cụm (80 loa) khắp 9 thôn, phố nhưng do giãn cách xã hội nên mới lắp đc 20 cụm thì phải ngừng nên Đài truyền thanh thị trấn phải thường xuyên đi phát thanh lưu động đến những vùng chưa được lắp đặt loa", chị Lan cho hay.

26 năm gắn bó với Đài truyền thanh thị trấn, hiện chị Lan còn kiêm Phó Chủ tịch hội Liên hiệp Phụ nữ, thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Vân Đình, nhưng khi được hỏi về những khó khăn vất vả, cống hiến thầm lặng của mình, chị Lan chỉ cười: "Mùa dịch này, ai cũng vất vả cả, làm tốt cho xã hội, cũng là làm tốt cho mình, nên có vất vả một chút, cũng không sao!".

Thay đổi để thích nghi

Theo bà Nguyễn Thị Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận Nam Từ Liêm, nhiều phường có nhóm Zalo, Facebook để truyền tải thông tin đến người dân. Song những người già, những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có thể không theo dõi được thông tin trên mạng. Nhờ loa phường, người dân có thể tiếp cận thông tin về dịch bệnh một cách nhanh nhất và ít tốn chi phí nhất. Đối với cơ quan quản lý địa phương, đây cũng là phương tiện tuyên truyền hiệu quả, tiết kiệm.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Phú Lương Dương Ngọc Thỏa cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, cần thay đổi phương thức sử dụng, quản lý loa phường cho hợp lý và hiệu quả, thích nghi với đời sống mới. Nhiều cụm loa phường tại địa bàn đã được điều chỉnh, phát thanh vào các khung giờ hợp lý và chắt lọc thông tin chất lượng hơn so với trước kia.

Nhật ký mùa dịch: Những người "giữ mạch" loa phường
Hệ thống loa truyền thanh có mặt tận thôn cùng, xóm vắng để truyền tải những thông tin về phòng, chống Covid-19. Ảnh: Đinh Luyện

Cùng quan điểm trên, chị Đặng Thị Bích Lan phụ trách Đài truyền thanh thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa cho rằng, bài học từ trong đại dịch Covid-19 đã chứng minh, chỗ đứng riêng của loa truyền thanh. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi xây dựng chương trình chuyên đề, bên cạnh bản tin còn xen kẽ các bài hát về công tác chống dịch tạo không khí hứng khởi, gây sự chú ý đối với người dân.

Đã có lúc những chiếc loa truyền thanh bị đánh giá là lỗi thời, thì nay lại là thứ mà nhiều người dân trông ngóng mỗi ngày, với tần suất hoạt động và mật độ của mình, những tiếng loa ấy đã len lỏi tới mọi ngõ xóm, mọi khu dân cư để cung cấp những thông tin chính thống, góp phần tích cực vào công cuộc chống dịch bệnh Covid-19.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở công vụ

Cần có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức thuê, mua nhà ở công vụ

Thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh, đội ngũ cán bộ công chức khi về các địa phương mới sẽ rất khó khăn trong việc bố trí về nhà ở. Do đó, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ các cán bộ, công chức theo hình thức được thuê, mua ưu tiên từ trên xuống và bảo đảm tính công bằng.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
Chỗ dựa tin cậy của người lao động

Chỗ dựa tin cậy của người lao động

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, giá cả biến động, một số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động hoặc giải thể, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã khẳng định vai trò là chỗ dựa tin cậy, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và đồng hành cùng công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Những hoạt động thiết thực trong thời gian qua cho thấy rõ tầm quan trọng và hiệu quả của tổ chức Công đoàn trong đời sống xã hội tại địa phương.
Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Ngày 7/5, tại Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn năm 2024 và triển khai Kế hoạch năm 2025. Đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị.
Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Chiều 7/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Qua thảo luận, các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự đồng thuận, nhất trí cao với các nội dung dự kiến sửa đổi.
Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Nhà Triển lãm Việt Nam trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025

Trong kỳ nghỉ dài được mệnh danh là “Tuần lễ vàng” của người dân Nhật Bản, Nhà Triển lãm Việt Nam đã trở thành một trong những điểm thu hút hàng đầu của Expo 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Ước tính đã có gần 25.000 khách tham quan Nhà Triển lãm Việt Nam trong 7 ngày (30/4 - 6/5/2025).
Toàn văn: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn: Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết này.

Tin khác

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Lãnh đạo quận Tây Hồ thăm, tặng quà người có công

Ngày 6/5, lãnh đạo quận Tây Hồ đã đến thăm, tặng quà các đối tượng hưởng chính sách người có công trên địa bàn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên phấn đấu khởi công vào ngày 19/5

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên phấn đấu khởi công vào ngày 19/5

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu đang được Ban Quản lý Dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố tiến hành lựa chọn nhà thầu, dự kiến mở thầu ngày 16/5 và phấn đấu khởi công vào ngày 19/5/2025. Đây là dự án quan trọng kết nối với tuyến đường từ sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội, góp phần nâng cao giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố đáp ứng mục tiêu tăng trưởng đã định.
Giải phóng mặt bằng phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”

Giải phóng mặt bằng phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”

Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đông Anh Nguyễn Văn Cường, để có được thành công trong triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn huyện cần sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện với tinh thần coi đây là nhiệm vụ “trung tâm của trung tâm”, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phải là nhiệm vụ “trọng điểm của trọng điểm”. Huyện ủy, UBND huyện phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, công khai các văn bản pháp lý, lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án…
Tạo đột phá trong phát triển văn hóa, con người Hà Nội

Tạo đột phá trong phát triển văn hóa, con người Hà Nội

Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2024 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025”, được ban hành với 18 chỉ tiêu, 51 đề án, kế hoạch; 22 dự án, nhóm dự án tập trung 3 nội hàm Chương trình là: Phát triển văn hóa; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh. Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện quyết liệt, bài bản, hiệu quả, đến nay 100% chỉ tiêu của Chương trình đã hoàn thành, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.
50 năm thống nhất đất nước qua lăng kính nghệ thuật

50 năm thống nhất đất nước qua lăng kính nghệ thuật

Nhằm tôn vinh tinh thần dân tộc và những giá trị lịch sử qua góc nhìn nghệ thuật, văn hóa, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Thủ đô rộn ràng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động

Thủ đô rộn ràng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế Lao động

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Hà Nội đã tổ chức hàng loạt chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch quy mô, phong phú nhằm thu hút du khách trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày. Cờ đỏ sao vàng tung bay khắp phố phường nhân thêm niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi người dân Việt Nam.
Đông nghẹt người tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dịp lễ 30/4

Đông nghẹt người tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam dịp lễ 30/4

Trong ngày 30/4, hàng nghìn người đã đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhân dịp kỷ niệm đặc biệt 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Hà Nội ngợp Cờ đỏ trong ngày đại lễ 30/4 lịch sử

Có những buổi sáng Hà Nội thức dậy trong sự vồn vã, nhưng sáng nay - 30/4, ngày tròn 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì Thủ đô lại mang một vẻ đẹp kỳ lạ, vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng đầy rực rỡ và thiêng liêng. Trên khắp những con phố cổ kính, cờ đỏ sao vàng rợp trời, tung bay trong nắng sớm như trái tim của triệu con người đang hòa chung một nhịp đập: Tổ quốc!
Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Công an thành phố Hà Nội dâng dương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ trong ngày đại lễ 30/4

Sáng nay 30/4, Công an Thành phố đã tổ chức dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, vì hòa bình, thống nhất của Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Bảo đảm an ninh trật tự đón người dân vào Lăng viếng Bác

Sáng 30/4, hàng nghìn người dân và du khách đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lực lượng chức năng đã chủ động duy trì trật tự công cộng, kiểm soát an ninh, hướng dẫn và hỗ trợ người dân vào Lăng được an toàn, trang nghiêm và trọn vẹn ý nghĩa.
Xem thêm
Phiên bản di động