--> -->

Sức mạnh từ sự đồng lòng trong chống dịch Covid-19

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Chống dịch như chống giặc”, cùng với hệ thống chính trị, người dân ở các thôn, tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn Hà Nội cũng đã tích cực tham gia giám sát, trở thành cánh tay nối dài của chính quyền, ngành y tế, giúp người dân yên tâm, tin tưởng và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ca mắc Covid-19 Cần xử lý nghiêm các vi phạm phòng, chống dịch tại chợ dân sinh Hà Nội chủ động xây dựng các kịch bản, phương án chống dịch theo cấp độ

Thầm lặng ở các chốt kiểm dịch

Hơn 12 giờ trưa, dưới cái nắng như thiêu như đốt, lực lượng chức năng tại điểm giám sát y tế phòng chống dịch Covid-19 (hay còn gọi chốt kiểm soát dịch Covid-19) tại thôn Vĩnh Thanh (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội) vẫn miệt mài với nhiệm vụ kiểm soát các xe qua lại.

Khi người người đi đường vào khu vực khai báo, một thành viên của chốt tiến hành nhanh chóng đo thân nhiệt. Nếu phát hiện bất thường về thân nhiệt, ngay lập tức trường hợp nghi vấn sẽ được đưa vào khu riêng và không được vào thôn. Nếu qua điều tra dịch tễ, người dân có liên quan đến các ca bệnh trong cả nước thì lập tức báo lại với cơ quan chức năng, đưa đi cách ly tập trung.

Sức mạnh từ sự đồng lòng trong chống dịch Covid-19
Chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại thôn Vĩnh Thanh (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh) làm tốt công tác kiểm soát người ra, vào thôn

Mục tiêu của chốt là không để “lọt lưới” các ca bệnh vào thôn. Đặc biệt, cố gắng quản lý người ra, vào đảm bảo công tác truy vết được nhanh nhất khi có sự cố xảy ra. Qua danh sách ghi lại tại chốt, chỉ từ 6 giờ sáng đến 12 trưa giờ cùng ngày đã có khoảng 20 lượt khách từ nơi khác đến được kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế.

Ngồi trong lều bạt dựng tạm bên lề đường ghi lại lịch trình di chuyển của các tài xế, bà Nguyễn Thị Tân (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân tập thể thôn Vĩnh Thanh) ướt đẫm mô hôi vì nắng nóng. Lau nhẹ những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, bà Tân chia sẻ: “Dù vất vả nhưng không ai được phép lơ là, chúng tôi đều nỗ lực bám chốt, kiểm soát đầy đủ người ra, vào thôn. Đối với khách từ nơi khác đến, chúng tôi đều đo thân nhiệt, yêu cầu sát khuẩn, khai báo y tế và ghi lại thông tin liên hệ khi cần. Khi tiếp xúc người đi đường, chúng tôi đều giữ khoảng cách hơn 2m, luôn đeo khẩu trang và liên khử khuẩn”.

Gắn bó với chốt từ lúc thành lập gần 3 tháng nay, bà Tân cho biết: “Chốt chia làm 4 ca, mỗi ca có 3 thành viên trực 24/24 giờ. Việc chia ca cũng được tính toán để mỗi lần giao ca mọi thành viên đều được về nhà dùng cơm đúng bữa. Trung bình mỗi ca, chúng tôi điều tra khoảng 20-30 người và phương tiện từ nơi khác đến đi vào thôn. Còn đối với người trong thôn, khi đi làm từ những nơi khác về thôn, chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra thân nhiệt”.

Ông Lê Duy Tính - Trưởng thôn Vĩnh Thanh (xã Vĩnh Ngọc) cho biết, hiện nay, trên địa bàn thôn Vĩnh Thanh có 2 “chốt mềm” và 6 “chốt cứng”. Tức là 2 “chốt mềm” sẽ thực hiện việc kiểm soát người ra vào thôn, còn các “chốt cứng” còn lại được rào, chắn không để phương tiện qua lại mà không thông qua kiểm soát.

“Chúng tôi thực hiện từ khi bắt đầu từ có thông báo của huyện Đông Anh vào 5/5 và đến nay đã gần 3 tháng. Hiện tại, có khoảng 40 người được điều động tham gia tại 2 chốt trực, liên tục thay đổi nhân lực tùy thuộc vào tình hình thực tế mà vẫn đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Cụ thể, thôn đã phân công cho mỗi đoàn thể chịu trách nhiệm, giao nhiệm vụ cho 4 chốt trưởng, mỗi chốt sẽ chịu trách nhiệm 1 tuần”, Trường thôn Vĩnh Thanh cho biết.

Sức mạnh từ sự đồng lòng trong chống dịch Covid-19
Các chốt kiểm soát có nhiệm vụ đo thân nhiệt và ghi chép lại thông tin liên hệ của người ra, vào thôn

Được biết, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, thôn Vĩnh Thanh chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào, chỉ có quyết định cách ly F1, F2. Tuy nhiên, cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn thôn luôn đề cao tinh thần cảnh giác, trách nhiệm, các Tổ Covid-19 cộng đồng cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch,

“Mọi người dân trong thôn đều có tinh thần trách nhiệm, thậm chí, có nhiều người còn tự xung phong ra các chốt trực làm nhiệm vụ. Đặc biệt, từ khi có chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống dịch, tôi cùng các ban ngành đoàn thể cũng thường xuyên kiểm tra và động viên các chốt kiểm soát. Đáng mừng là, gần 3 tháng nay tôi thường xuyên đi kiểm tra tại các chốt trực và không thấy có hiện tượng bỏ trực, chốt lúc nào cũng có người”, ông Lê Duy Tính bày tỏ.

“Chìa khóa” kiểm soát dịch ở cơ sở

Được biết, không chỉ tại thôn Vĩnh Thanh (xã Vĩnh Ngọc) mà hiện nay, trên địa bàn huyện Đông Anh, các thôn, xã đều lập chốt kiểm soát dịch như vậy. Còn nhớ, ngay từ những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5, Đông Anh là một trong những "điểm nóng" về dịch bệnh của Hà Nội, khi trên địa bàn có tới bốn ổ dịch có sự lây nhiễm trong cộng đồng, gồm: thôn Lỗ Giao (xã Việt Hùng), Khu tập thể ga Cổ Loa (xã Việt Hùng), thôn Bắc (xã Kim Nỗ) và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (xã Kim Chung).

Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Đông Anh đã có nhiều sáng tạo, đưa Đông Anh trở thành "điểm nóng an toàn". Sáng kiến quan trọng nhất trong phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện Đông Anh là thực hiện "ba lớp cách ly", hay nhiều người gọi là "ba vòng bao vây".

Sức mạnh từ sự đồng lòng trong chống dịch Covid-19
Trên địa bàn huyện Đông Anh, các chốt kiểm soát đã phát huy được hiệu quả qua quá trình hoạt động

Để thực hiện được ba lớp cách ly, huyện Đông Anh đã nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Huyện Đông Anh đã kết hợp các hình thức tuyên truyền, từ loa phát thanh, phát tờ rơi, cho đến các đội tuyên truyền lưu động… Người dân ủng hộ, cho nên huyện đã huy động được hàng nghìn tình nguyện viên tham gia "cắm chốt". Mỗi ca trực chốt thường có ba người, một ngày có ba ca luân phiên, bảo đảm kiểm soát 24/24 giờ. Cách làm này khiến huyện Đông Anh nhanh chóng ngăn chặn được việc lây lan dịch, bệnh trong cộng đồng; tránh được việc phải thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng.

Theo quan sát của chúng tôi, hiện nay, tại các chốt kiểm soát dịch tại Đông Anh, đa phần người kiểm soát và người dân khi qua các chốt đều chấp hành quy định. Chị Nguyễn Thị Hường (Xuân Phương) đến làm việc tại Đông Anh cho biết: “Hoạt động kiểm soát dịch bệnh là việc làm rất cần thiết. Công việc của họ hạn chế lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, bảo vệ sự an toàn xã hội, trong đó có chúng tôi”.

Đó là những cách làm hay của các thôn, xã trên địa bàn huyện Đông Anh, còn tại các quận, huyện khác trên địa bàn Hà Nội, công tác phòng, chống dịch từ cơ sở cũng đã phát huy được hiệu quả. Điển hình, tại nhà E3 khu tập thể Phương Mai (quận Đống Đa), công tác phòng, chống dịch Covid-19 rất bài bản. Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố số 11 (phường Phương Mai) Phan Văn Yên thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân sống tại 5 nhà tập thể tổng vệ sinh dọn dẹp sân chơi chung, gầm cầu thang; phối hợp với Trạm Y tế phường phun thuốc khử khuẩn khu vực công cộng. “Mọi thông tin cơ bản về phòng, chống dịch đều được viết trên 6 bảng tin, đồng thời cập nhật trên nhóm Zalo của tổ dân phố”, ông Phan Văn Yên kể.

Sức mạnh từ sự đồng lòng trong chống dịch Covid-19
Tổ dân phố 23 (phường Thành Công, quận Ba Đình) làm nhiệm vụ nhắc nhở, không để người dân tụ tập đông người, tập thể dục thể thao

Còn tại Tổ dân phố 23 (phường Thành Công, quận Ba Đình), ông Nguyễn Quang Phúc, Trưởng ban Công tác mặt trận, Tổ trưởng Tổ dân phố cho biết, vào những đợt cao điểm dịch bệnh Covid-19 lây lan tại cộng đồng, công tác truyền thông được đẩy mạnh. Thành viên tổ giám sát thường xuyên “rà từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19 đến các hộ dân cư. Đặc biệt là gần 2 tháng nay, các thành viên trong Tổ Covid-19 cộng đồng của Tổ dân phố còn làm thêm nhiệm vụ duy trì các chốt trực tại công viên Indira Gandhi. Theo đó, mỗi sáng từ 5h-7h và chiều từ 17h-20h, các tổ giám sát làm nhiệm vụ nhắc nhở, không để người dân tụ tập đông người, tập thể dục thể thao.

Có thể thấy, hiện nay, nhiệm vụ khống chế, đẩy lùi và chiến thắng dịch Covid-19 đang rất khó khăn. Nhưng với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn Hà Nội, chúng ta có lòng tin vào khả năng kiểm soát dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.

Kim Tiến - Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam nhận thưởng "khủng" sau khi giành vé vào chung kết U23 Đông Nam Á 2025

Ngay sau chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước U23 Philippines tại bán kết, đội tuyển U23 Việt Nam đã nhận được phần thưởng xứng đáng từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) với số tiền 500 triệu đồng nhằm khích lệ tinh thần toàn đội trước trận chung kết U23 Đông Nam Á 2025.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà người có công tiêu biểu trên địa bàn phường Hoàn Kiếm.
“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Hướng tới chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), ngày 25/7, Công đoàn Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương (thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội) đã tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” 2025 - một hoạt động ý nghĩa, thiết thực chăm lo đời sống tinh thần, tạo không gian giao lưu, gắn bó giữa đoàn viên, người lao động và Ban lãnh đạo Tập đoàn.
Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Sau ngày 1/7/2025, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) phải xác lập lại việc ủy quyền hoặc làm thủ tục chứng thực theo quy định kịp thời để không bị gián đoạn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Sáng 25/7 tại trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã diễn ra Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I, Nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I được tổ chức thành công tốt đẹp - ghi dấu ấn 98/98 tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ phường Đống Đa hoàn thành việc tổ chức Đại hội. Hội nghị với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; sẵn sàng tiến tới Đại hội Đảng bộ phường Đống Đa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin khác

Phường Hoàn Kiếm dâng hương kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Phường Hoàn Kiếm dâng hương kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), ngày 24/7, Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ phường Hoàn Kiếm tổ chức dâng hương tại phù điêu "Hà Nội - Mùa Đông 1946" và 12 nhà bia tưởng niệm liệt sĩ trên địa bàn phường.
Xã Vân Đình: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Vân Đình: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Sáng 24/7/2025, hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã Vân Đình đã tổ chức các đoàn công tác ý nghĩa, thăm hỏi và trao tặng những phần quà tri ân sâu sắc đến các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã. Hoạt động này thể hiện truyền thống "Đền ơn đáp nghĩa" tốt đẹp của dân tộc, đồng thời góp phần động viên, chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong  thăm hỏi, tri ân gia đình chính sách tại phường Đống Đa

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong thăm hỏi, tri ân gia đình chính sách tại phường Đống Đa

Sáng 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong đã dẫn đầu đoàn công tác của Thành phố thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại phường Đống Đa, thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những đóng góp to lớn của họ cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, xã Hòa Xá đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025); thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Phường Giảng Võ tri ân gần 1.200 người có công với cách mạng

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), phường Giảng Võ đang tích cực triển khai các chính sách ưu đãi, chăm sóc chu đáo cho gần 1.200 người có công với cách mạng và thân nhân. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trên địa bàn được nâng cao rõ rệt, không còn hộ nghèo theo chuẩn chính sách, góp phần lan tỏa sâu rộng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa".
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.
Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì mới ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính phía Nam Thủ đô Hà Nội. Hình thành từ sự hợp nhất nhiều đơn vị hành chính, Thanh Trì không chỉ rộng lớn về diện tích mà còn giàu về truyền thống, đa dạng về bản sắc và tràn đầy tiềm năng phát triển.
Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Đến thời điểm hiện tại, công trình đập dâng tại Cầu Quang, 1 trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp với thiết kế ấn tượng.
Xem thêm
Phiên bản di động