Sau Tết Nguyên đán, giá rau xanh không có nhiều biến động
Dạo qua một số chợ, siêu thị như: Topsmarket, MM Mega Market (Hà Đông), chợ Hà Đông; chợ Đồng Xa (Bắc Từ Liêm)... cho thấy, giá bán các mặt hàng rau xanh cơ bản ở mức bình ổn. Cụ thể, tại chợ Hà Đông và chợ Đồng Xa, mặt hàng bắp cải trắng có giá giao động từ 6-10 nghìn đồng/cái; rau cần có giá 8-10 nghìn đồng/mớ; rau cải ngọt có giá 10-12 nghìn đồng/kg; cà chua có giá 18-20 nghìn đồng/kg…
![]() |
Giá nhiều mặt hàng rau xanh tại siêu thị ở mức bình ổn trong ngày mùng 6 Tết. |
Tại một số siêu thị, cửa hàng tiện ích, giá rau xanh cũng ở mức bình ổn, thậm chí nhiều mặt hàng rau xanh có giá bán thấp hơn ngoài chợ dân sinh. Cụ thể, tại siêu thị Topsmarket (Hà Đông), su hào 7,9 nghìn đồng/kg, cải thảo 7,9 nghìn đồng/kg, bắp cải trắng có giá 5,3 nghìn đồng/kg; mướp nương giá 26,9 nghìn đồng/kg… Trong khi đó, tại siêu thị MM Mega Market (Hà Đông), cải thảo có giá 14 nghìn đồng/kg; cải ngọt 12,9/kg, bí xanh 16,9 nghìn đồng/kg…
Cùng với giá rau xanh, cá tươi, tôm cũng là mặt hàng đắt khách ngày đầu năm mới, nhưng trong ngày mùng 6 Tết giá các mặt hàng này cũng đã giảm. Ví dụ, cá trắm 100-120 nghìn đồng/kg, loại cắt khúc 150 nghìn đồng/kg; cá chép 120 nghìn đồng/kg; tôm sú loại to 330-350 nghìn đồng/kg, tôm sú loại nhỏ 220-250 nghìn đồng/kg...
Bà Hoa - bán rau ở chợ Hà Đông cho biết, ngày mùng 6 Tết dù thời tiết vẫn lạnh và mưa phùn, tuy nhiên từ sáng sớm rau xanh từ các chợ đầu mối về chợ dân sinh khá nhiều, nên giá cả đã giảm đáng kể. Thậm chí, nhiều mặt hàng rau xanh có giá bán ở mức bình thường như những ngày trước Tết và cũng không có giá tăng cao đột biến như những năm trước đây.
“Giá rau xanh thường tăng mạnh ngày đầu năm là do, sau nhiều gia đình tổ chức gặp mặt đầu Xuân trong khi hàng quán chưa mở cửa lại, khiến nguồn hàng khan hiếm, giá tăng cao. Tuy nhiên, 2 năm nay do dịch bệnh nên các gia đình cũng hạn chế tụ tập và các cơ quan chức năng cũng đã chuẩn bị nguồn thực phẩm dồi dào, ổn định nên giá bán cũng ở mức bình ổn hơn”, bà Hoa cho biết.
![]() |
So với ngày mùng 4-5 Tết, trong ngày 6 giá nhiều mặt hàng rau xanh tại các chợ dân sinh, siêu thị đã cơ bản bình ổn. |
Được biết, để đảm bảo ổn định thị trường, trong vụ Đông năm 2021-2022, ngành Nông nghiệp thành phố Hà Nội đã có kế hoạch gieo trồng hơn 32.548 ha rau màu các loại, tăng 2.859 ha so với kế hoạch; đồng thời chủ động ký kết hợp tác và tiêu thụ sản phẩm với các địa phương để đảm bảo đủ nguồn cung rau, củ, quả đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Trong khi đó, để đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đồng thời làm tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô năm 2022 của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 12/11/2021 đề nghị các địa phương, các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan: Xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, chủ động rà soát cung cầu hàng hóa, chuẩn bị tốt nguồn hàng và các phương án cung ứng hàng hóa, kể cả trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng triển khai chương trình bình ổn thị trường, chú trọng bảo đảm nguồn cung thực phẩm thiết yếu với giá cả ổn định, thực hiện Chương trình kết nối cung cầu, Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia năm 2021, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, khu, cụm công nghiệp, miền núi, hải đảo; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, bảo đảm an toàn thực phẩm… qua đó, góp phần bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường trong những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Uống nước nhớ nguồn
Tin khác

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025
Tiêu dùng 23/07/2025 18:17

Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025
Tiêu dùng 23/07/2025 13:36

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão
Tiêu dùng 22/07/2025 14:23

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ
Tiêu dùng 21/07/2025 13:01

Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng
Tiêu dùng 19/07/2025 10:14

Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025
Tiêu dùng 18/07/2025 18:21

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế
Tiêu dùng 17/07/2025 14:12

Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 17/07/2025 12:33

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh
Tiêu dùng 16/07/2025 18:23

Thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống: Chuyển từ nhỏ lẻ sang liên kết chuỗi
Tiêu dùng 15/07/2025 19:15