-->

Sát cánh cùng doanh nghiệp vượt khó

Nhằm hỗ trợ cho sự phục hồi và sản xuất kinh doanh ổn định trở lại trong những tháng cuối năm, thời gian qua Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các sở, ban, ngành sát cánh cùng doanh nghiệp (DN), triển khai nhiều chương trình, chính sách thiết thực.
Bình Dương: Phấn đấu xây dựng gần 173.000 căn nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân Bình Dương: Phát hiện gần 3.500 quyển sách giáo khoa nghi bị làm giả

Thực hiện tốt cơ chế đối thoại

Theo đó, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương đã xây dựng và thực hiện tốt cơ chế đối thoại, luôn đồng hành với DN, tăng cường hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn của DN.

Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Tổ trưởng Tổ nắm tình hình hoạt động, SXKD của DN cho biết, Sở đã làm việc các hiệp hội, DN trên địa bàn, tổ chức nắm tình hình hoạt động của các DN một cách cụ thể. Cụ thể, là thành viên của Tổ công tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN của tỉnh, trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ được giao, Sở Công Thương kịp thời báo cáo hàng tuần về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Tỉnh ủy giải quyết, đặc biệt trên các lĩnh vực như xăng dầu, đầu tư hạ tầng cấp điện, điện mặt trời mái nhà, đầu tư hạ tầng chợ…

Sát cánh cùng doanh nghiệp vượt khó
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương tiếp Đoàn khảo sát Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF) tại Bình Dương.

Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cũng thường xuyên chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DN, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh. Ngoài ra để triển khai các chương trình, kế hoạch của ngành theo hướng đồng bộ, Sở Công Thương đã làm việc với UBND các thành phố, huyện, thị trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai nhiệm vụ của ngành. Qua đó, nắm được tình hình hoạt động của DN cũng như khó khăn, vướng mắc của địa phương, điều chỉnh các kế hoạch, chương trình phù hợp với tình hình chung.

“Đối với các DN nhỏ và vừa, Sở Công Thương tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các hiệp hội, ngành hàng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các hiệp hội. Hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tiến quy trình sản xuất. Triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số cho các DN, ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật trong hoạt động SXKD”, bà Nguyễn Thanh Hà cho biết.

Song song đó, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cũng đã chủ động phát triển các dịch vụ hỗ trợ DN trong việc tìm kiếm đối tác kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực SXKD. Hỗ trợ DN tận dụng các cam kết trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ, cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi để khai thác các cơ hội.

Trước đó, nhằm tìm kiếm thị trường cho các DN, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cũng đã tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài, củng cố, phục hồi các thị trường xuất khẩu truyền thống của tỉnh (thị trường Âu - Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Quốc…); mở rộng, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu mới như Ấn Độ, Canada, khu vực châu Mỹ Latinh, Trung Đông… Phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư duy trì hoạt động tổ chức hội nghị xúc tiến, tìm hiểu thông tin thị trường xuất khẩu định kỳ 1 lần/tháng cho các hiệp hội, DN thông qua Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Tuy vậy, các DN mong muốn ngành công thương với chức năng của mình tiếp tục tổ chức kết nối giúp các DN trong nước tham gia chuỗi cung ứng của các DN FDI, nhất là DN lớn toàn cầu, tham gia vào hệ thống phân phối ở nước ngoài.

Xây dựng môi trường thuận lợi

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương, cho biết, để tập trung hỗ trợ tốt việc đầu tư, phát triển hạ tầng năng lượng, Sở đã làm việc với các đơn vị tiếp tục triển khai cải tạo, đầu tư phát triển lưới điện trung thế và trạm biến áp theo quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2016-2025, xét đến năm 2035 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Sở đang tập trung hỗ trợ chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công, bảo đảm chất lượng, tiến độ các công trình, dự án điện, bàn giao và đưa vào sử dụng.

Tính trong 6 tháng đầu năm 2023, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương đã phối hợp với các sở, ban ngành khác hỗ trợ DN tham gia 4 chương trình xúc tiến thương mại trong nước tại các tỉnh, thành. Phối hợp Sở Ngoại vụ tổ chức chương trình xúc tiến, đầu tư và thương mại với các đối tác Singapore tại tỉnh với sự tham gia của 90 DN. Tổ chức hội nghị giao thương xúc tiến đầu tư, thương mại với thị trường Ấn Độ… Sở Công Thương đã thẩm định và phê duyệt được 7 kế hoạch, đề án khuyến công với tổng kinh phí thực hiện hơn 2 tỷ đồng.

Để tạo thuận lợi cho người dân và DN, hiện UBND tỉnh Bình Dương đang thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số; bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch và thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đồng thời, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tin học hóa xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp; triển khai Đề án xây dựng Cơ sở dữ liệu ngành công thương giai đoạn 2, kế hoạch chuyển đổi số ngành công thương giai đoạn 2021-2025... hoàn thiện và triển khai hiệu quả các phương án phát triển của ngành tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2050; tham mưu triển khai Đề án di dời, chuyển đổi công năng các DN nằm ngoài khu, cụm công nghiệp phía nam.

Theo UBND tỉnh Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 3,76% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ tăng 5,97%). Trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 2,94%; dịch vụ tăng 5,9%; nông nghiệp và thủy sản tăng 3,28%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,62%. Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 của Bình Dương gặp nhiều khó khăn, mặc dù DN đã chủ động thay đổi phương thức tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới nhưng số lượng và quy mô đơn hàng giảm mạnh. Chỉ số công nghiệp ước tăng 2,65% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ tăng 8,35%); trong đó: Công nghiệp khai khoáng giảm 2,2%; công nghiệp chế biến tăng 2,8%; sản xuất phân phối điện, khí đốt giảm 4,5%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 2,2%.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023, UBND tỉnh Bình Dương đề nghị các cấp, các ngành tổ chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với từng hiệp hội, DN, từng dự án để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Nghiên cứu giải pháp khơi thông, kích cầu tiêu dùng góp phần tiêu thụ hàng hóa do DN trong tỉnh sản xuất đang gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu. Đẩy nhanh tiến độ mở rộng các Khu công nghiệp và đầu tư mới các Cụm công nghiệp theo quy hoạch; hoàn thiện chính sách di dời DN từ các địa phương phía Nam lên các khu, cụm công nghiệp ở các địa phương phía Bắc.

Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới tuần qua các chuyên gia nhận định, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 17/4, giá xăng có thể tiếp tục được điều chỉnh giảm từ 350 - 450 đồng/lít, trong khi đó giá dầu diesel giảm ít hơn ở mức gần 300 đồng/lít.
Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Kiểm lâm Nghệ An chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa chấn chỉnh hoạt động tại các vườn thú sau khi xuất hiện hình ảnh du khách tiếp xúc với hổ nuôi nhốt.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua trong CNVCLĐ

Phát huy hiệu quả các phong trào thi đua trong CNVCLĐ

Các đơn vị trong Cụm thi đua số 1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố luôn đổi mới nội dung, linh hoạt, sáng tạo trong phương thức hoạt động; hướng mạnh hoạt động về cơ sở, thực sự là chỗ dựa vững chắc của đoàn viên, người lao động. Đặc biệt các đơn vị trong Cụm đã ký kết và triển khai hiệu quả các nội dung thi đua, đưa phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn của đơn vị ngày càng phát triển.
Hiệu quả từ phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Hiệu quả từ phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Với đặc thù tỷ lệ lao động nữ chiếm đa số, thời gian qua, phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” trong nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành Giáo dục Thủ đô ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ và đi vào chiều sâu. Thông qua phong trào, nhiều nữ CBGVNV đã trở thành nhà giáo mẫu mực; cán bộ quản lý, cán bộ Công đoàn giỏi; đóng góp tích cực sự nghiệp đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII).

Tin khác

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động