--> -->
Kỷ niệm 80 năm Ngày lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước (28/1/1941-28/1/2021):

Quyết định quan trọng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đưa cách mạng Việt Nam đến toàn thắng

Ngày 28/1/1941, sau 30 năm hoạt động ở ngước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng mở ra thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam, tiến tới phát động cao trào Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng 8/1945.
Tái hiện tầm vóc ngoại giao Việt Nam qua Tái hiện tầm vóc ngoại giao Việt Nam qua "Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris"

Cuốn sách "Chiến dịch Hồ Chí Minh giữa lòng Paris" của nhà ngoại giao Võ Văn Sung không đơn thuần chỉ là hồi ức của ...

Ngày 5/6/1911, rời đất nước ra đi với một khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Người đã bôn ba khắp năm châu, bốn biển, vừa lao động vừa học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, để rồi tìm thấy chân lý của thời đại: Chủ nghĩa Mác-Lênin. Thành công lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong 30 năm hoạt động ở nước ngoài, là tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam, thành lập Đảng tiền phong của giai cấp công nhân và xây dựng được đội ngũ cán bộ nòng cốt cho phong trào cách mạng ngay gần biên giới Việt - Trung.

Ngày 28/1/1941, sau 30 năm hoạt động ở ngước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh đấu một thời kỳ hoạt động sôi nổi, đầy khó khăn hiểm nguy của Người ở nước ngoài, đồng thời mở ra thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ chuẩn bị về mọi mặt, tiến tới phát động cao trào Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng 8/1945.

Với tầm nhìn chiến lược của một nhà cách mạng thiên tài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn Cao Bằng là điểm đặt chân đầu tiên khi Người về Tổ quốc. Bởi theo Người, Cao Bằng là địa bàn có vị trí thuận lợi cho mạch máu giao thông, thông tin liên lạc, có đường bộ, đường sông sang Trung Quốc; đường bộ sang Lạng Sơn, Hà Giang và xuôi về các tỉnh trung du, đồng bằng; là vùng căn cứ chiến đấu của phong trào yêu nước, cơ sở cách mạng được xây dựng từ rất sớm.

Với những thuận lợi cơ bản đó, Nguyễn Ái Quốc quyết định xây dựng Cao Bằng thành căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả nước. Người nói: "Đây là việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mạng, vì nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phối hợp lực lượng, bảo đảm cho cách mạng thắng lợi" và Người nhận định: "Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được". Thực tế lịch sử đã minh chứng, Cao Bằng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là trung tâm đầu não của phong trào cách mạng cả nước.

Quyết định quan trọng của Bác Hồ đưa cách mạng Việt Nam đến toàn thắng
Bức ảnh chụp Nguyễn Ái Quốc tại đại hội Đảng Xã hội Pháp ở Tua vào năm 1920 (ảnh tư liệu)

Một trong những vấn đề cơ bản thể hiện sự tài tình của Nguyễn Ái Quốc trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam là Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941), thay đổi đường lối chiến lược cách mạng của Đảng và thành lập Mặt trận Việt Minh.

Xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết của cách mạng Đông Dương, Hội nghị Trung ương 8 dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra những quyết sách quan trọng, trước hết là chuyển hướng chiến lược cách mạng, tập trung giải quyết một cách đúng đắn, khoa học nhất mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Nghị quyết nêu rõ: "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, sự tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì không những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được". Tư tưởng này không những khắc phục quan điểm về đấu tranh giai cấp, mà còn tạo điều kiện cho tư tưởng của Người tiếp tục phát triển, đưa lại thắng lợi cho cách mạng Việt Nam.

Việc thành lập Mặt trận Việt Minh là một chủ trương mang tính chiến lược, sáng tạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, nhằm đoàn kết hết thảy các lực lượng yêu nước trong dân tộc để cứu nước, giải phóng dân tộc. Người đã chỉ đạo làm thí điểm xây dựng Mặt trận Việt Minh ở Cao Bằng, nhằm kiểm nghiệm, bổ sung, hoàn thiện về chính cương, điều lệ, phương pháp tổ chức của Mặt trận Việt Minh trước khi mở rộng việc xây dựng ra cả nước. Điều đó, chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc có một lý luận và phương pháp cách mạng khoa học. Và Người đã để lại cho chúng ta một bài học hết sức sâu sắc đó là: Bất kỳ một chủ trương, chính sách, công tác nào của Đảng cũng phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, từ quyền lợi, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, đồng thời nó phải được kiểm nghiệm trong thực tiễn và rút kinh nghiệm trước khi đem ra thực hiện.

Sau khi về nước, người đã chỉ đạo công tác vận động xây dựng lực lượng quần chúng cách mạng, nhân tố quan trọng góp phần giành thắng lợi cho Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945; chỉ đạo công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, coi công tác cán bộ là gốc của mọi công việc; chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, tích cực chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền; chỉ đạo công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, đưa chủ trương, đường lối của Đảng đến với phong trào cách mạng; chỉ đạo xây dựng và kiện toàn hệ thống cơ sở Đảng.

Quyết định về nước ngày 28/1/1941 và quá trình trực tiếp chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về mọi mặt, “tạo thời, lập thế”, là cơ sở vững chắc để toàn dân tộc ta đứng lên làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lật đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Châu Á. Thắng lợi đó đã đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

Bảo Thoa (t/h)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Sáng 14/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tổ chức biểu dương “Nhà giáo Nghệ An tiêu biểu làm theo lời Bác” năm 2025
Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Những ngày tháng 5 – Tháng Công nhân, chứng kiến niềm vui đón nhà mới của những công nhân lao động ngành Đường sắt, chúng tôi cảm nhận được tình cảm, sự đùm bọc lẫn nhau của người lao động một ngành còn những khó khăn, vất vả
Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển của từng trường. Từ số liệu cho thấy phụ huynh, học sinh đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định, hiểu năng lực học tập và lựa chọn nguyện vọng đăng ký dự tuyển khá hợp lý. Đáng chú ý là không có hiện tượng đăng ký tập trung ở một vài trường.
Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 14/5, trong không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu (19/5/1890 - 19/5/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên long trọng tổ chức Hội thi kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua mô hình "Không gian văn hóa Hồ Chí Minh" lần thứ I - năm 2025.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.
Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động

Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Sóc Sơn (thuộc Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn) đã khẳng định là điểm sáng trong xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa doanh nghiệp và chăm lo toàn diện cho đời sống người lao động.

Tin khác

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Góp ý vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 14/5, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định về làm việc từ xa sẽ là một bước đi phù hợp, thích ứng với yêu cầu mới trong quản trị nhà nước hiện đại; đề nghị phân cấp rõ trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quyết định cho phép làm việc từ xa, bảo đảm nguyên tắc về hiệu quả và kiểm soát được tiến độ chất lượng công việc.
Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp dù ở phạm vi, quy mô nào cũng là một công việc rất hệ trọng, rất thiêng liêng.
Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường

Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị bố trí các cơ quan chuyên môn thống nhất đối với tất cả các xã, phường sáp nhập, việc bố trí công chức chuyên môn chỉ xem xét giữ lại ở các xã không phải sáp nhập.
Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, góp phần lan tỏa tinh thần khoa học rộng khắp trong toàn xã hội.
Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sau khi dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được công bố công khai lấy ý kiến đã thu hút sự tham gia góp ý của đông đảo người dân trên địa bàn Thủ đô. Nhiều ý kiến đã bày tỏ đồng thuận việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, mong muốn việc sửa đổi Hiến pháp sẽ mở ra cơ hội để đưa đất nước phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Đề xuất công chức, viên chức được tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Việc ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm hoàn thiện pháp luật về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh cao cả của tổ chức này.
Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Đề xuất trao thêm thẩm quyền cho Thủ tướng về dự toán ngân sách Nhà nước

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 14/5, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình dự án Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) sửa đổi.
Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Nhấn mạnh các vụ án liên quan sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả là vấn đề lớn, nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thẳng thắn cho rằng do có sự buông lỏng của một số cơ quan và một số địa phương liên quan. Đồng thời đặt câu hỏi, phải chăng do thiếu tinh thần trách nhiệm; chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ…
Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đã có hàng triệu lượt ý kiến góp ý của Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số vào lấy ý kiến Nhân dân không chỉ là bước tiến mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, mà còn thể hiện quyết tâm xây dựng một Chính phủ điện tử phục vụ Nhân dân hiệu quả, thiết thực.
Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Đề nghị giữ quyền chất vấn của đại biểu HĐND với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị giữ lại quy định quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp.
Xem thêm
Phiên bản di động