-->

Quy định cụ thể hơn về bảo đảm an ninh khi tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Ngày 3/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận dự thảo Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài thời gian miễn, giảm thuế để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Muốn giảm giá xăng dầu phải sử dụng đồng bộ nhiều giải pháp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và ba Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn

Phạm nhân tham gia trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết, Dự thảo Nghị quyết quy định trại giam chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, trực tiếp quản lý, giám sát khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo và tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân như trong trại giam.

Tổ chức, cá nhân hợp tác với trại giam chịu trách nhiệm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ quản lý giam giữ, bàn giao cho trại giam quản lý và phối hợp với trại giam thực hiện tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân.

Việc thực hiện thí điểm mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải theo một số nguyên tắc, trong đó, phạm nhân tham gia hoạt động lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, được trả một phần công lao động; thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp…

Dự thảo cũng quy định không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam với 11 nhóm phạm nhân, trong đó có phạm nhân có từ 2 tiền án trở lên; tái phạm nguy hiểm; người nước ngoài; người dưới 18 tuổi; người đủ 60 tuổi trở lên; đã có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ, trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc…

Quy định cụ thể hơn về bảo đảm an ninh khi tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam
Đại biểu Lê Nhật Thành (Đoàn Hà Nội).

Cần thêm cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân hợp tác

Phát biểu tại nghị trường, đại biểu Lê Nhật Thành (Đoàn Hà Nội) cho rằng việc tổ chức lao động, học tập phù hợp cho phạm nhân là nhằm tạo cơ hội để họ tự cải tạo, trở thành người có ích cho xã hội, tạo thuận lợi chuẩn bị cho việc tái hòa nhập cộng đồng của phạm nhân sau khi hoàn thành việc chấp hành án. Chính vì vậy, ông nhất trí cao với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về sự cần thiết ban hành nghị quyết này.

Đồng thời, đại biểu cũng cho rằng, thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam từ hoạt động lao động, xây dựng, từ hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp là phù hợp.

Tuy nhiên, theo đại biểu, cần có thêm cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân hợp tác với trại giam để tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn Thanh Hoá) cho biết Bộ luật Hình sự và Luật Thi hành án hình sự hiện hành đã thống nhất với tinh thần chế độ lao động là bắt buộc đối phạm nhân và có vai trò rất quan trọng trong giáo dục, cải tạo phạm nhân và là bước chuẩn bị các điều kiện để cho họ tái hòa nhập cộng đồng.

Thực tiễn trên thế giới cũng cho thấy điều hay xảy ra là các cựu phạm nhân thường phải sống với sự kỳ thị của xã hội, ngay cả khi họ ra tù và có thể là sự trừng phạt nhiều hơn cả bản án tù mà họ đã phải chấp hành. Nhiều phạm nhân khi được trả tự do lại thấy bế tắc và như bước vào nhà tù thứ hai theo đúng nghĩa đen của nó.

Quy định cụ thể hơn về bảo đảm an ninh khi tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam
Đại biểu Lê Thanh Hoàn (Đoàn Thanh Hoá).

Chính vì thế, lao động, dạy nghề là điều quan trọng để giúp mở khóa cánh cửa nhà tù thứ hai này, để tạo điều kiện cho phạm nhân khi ra tù sẽ có cơ hội để làm điều tốt, sống có ích cho xã hội, tái hòa nhập cộng đồng, tìm tới hy vọng để bắt đầu với công việc mà họ được đào tạo, lao động trong quá trình chấp hành án.

Đồng thời, đại biểu đề xuất sửa đổi khoản 3 Điều 3 của dự thảo nghị quyết theo hướng "phạm nhân tham gia lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được trả công theo quy định của pháp luật về lao động", đồng thời phải có những quy định bảo đảm cho phạm nhân đề phòng tai nạn lao động, kể cả bệnh nghề nghiệp.

Quy định cụ thể hơn về công tác bảo đảm an ninh

Đại biểu Lê Thanh Hoàn cũng đề nghị làm rõ thêm trong quá trình phạm nhân tham gia lao động, học nghề ngoài trại giam thì các quyền của phạm nhân như hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, chế độ y tế được đảm bảo như thế nào.

“Tôi đề nghị cần tiếp tục rà soát để quy định cụ thể hơn về công tác bảo đảm an ninh, an toàn, quản lý, giam giữ khi mỗi điểm lao động dự kiến chỉ có 2 cán bộ chiến sĩ quản lý trên tổng số 50 phạm nhân. Đồng thời, cần quy định cụ thể biện pháp phòng ngừa tình trạng lao động cưỡng bức, như quyền được chấm dứt lao động của phạm nhân theo đề nghị của họ cũng như việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có liên quan”, đại biểu đoàn Thanh Hóa nói.

Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Đoàn Hà Nội) góp ý, không không nên giới hạn số lượng trại giam được áp dụng thí điểm không quá 1/3 tổng số trại giam của Bộ Công an như Dự thảo Nghị quyết, mà nên căn cứ vào nguyên tắc trại giam nào đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện thí điểm thì đều có thể được áp dụng.

Quy định cụ thể hơn về bảo đảm an ninh khi tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Đoàn Hà Nội).

Dẫn nội dung Dự thảo nghị quyết quy định về nguyên tắc hành nghề, tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho các phạm nhân chỉ tập trung vào các ngành, nghề sản xuất tiêu thụ trong nước, đại biểu đề nghị cần mở rộng thêm cả lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân đối với các ngành, nghề có thể xuất khẩu ra nước ngoài, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập hiện nay.

Ngoài ra, cũng cần đưa những ngành, nghề phát huy được những năng khiếu, thế mạnh, sở trường của phạm nhân nhằm kích thích động viên họ trong quá trình lao động. Điều này sẽ giúp tăng cường sự đóng góp của phạm nhân đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, giúp có thêm cơ hội tiếp cận việc làm sau khi hết thời hạn chấp hành hình phạt tù.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề đối với trường hợp phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế, có con dưới 36 tháng tuổi được y tế trại giam xác nhận...

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội) lại đề nghị bổ sung nguyên tắc nơi tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải cùng trên địa bàn, đơn vị hành chính cấp tỉnh, nơi đóng trại giam để bảo đảm không có khoảng cách quá xa so với trại giam, thuận lợi cho công tác quản lý, tăng cường lực lượng xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có) và phù hợp với thẩm quyền kiểm sát hoạt động thi hành án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhất trí đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu, đường kết nối cầu Tứ Liên

Nhất trí đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu, đường kết nối cầu Tứ Liên

Sáng 29/4, với 85/85 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua các Nghị quyết chủ trương đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu và xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ (nút giao thông đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa) đến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội: Nâng mức phạt với vi phạm môi trường, đất đai

Hà Nội: Nâng mức phạt với vi phạm môi trường, đất đai

Sáng 29/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện khoản 1, Điều 33 của Luật Thủ đô) và quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô).
Hà Nội yêu cầu thực hiện mọi thủ tục, giao dịch trên môi trường số, giảm tối đa hồ sơ giấy

Hà Nội yêu cầu thực hiện mọi thủ tục, giao dịch trên môi trường số, giảm tối đa hồ sơ giấy

Ngày 29/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị 08/CT-UBND về việc sử dụng hồ sơ điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội.
HĐND Thành phố nhất trí thông qua phương án sắp xếp từ 526 xuống còn 126 xã, phường

HĐND Thành phố nhất trí thông qua phương án sắp xếp từ 526 xuống còn 126 xã, phường

Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, 86/86 đại biểu HĐND thành phố Hà Nội (đạt tỷ lệ 100%) đã nhất trí thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề quan trọng

HĐND thành phố Hà Nội xem xét 4 nhóm vấn đề quan trọng

Sáng nay (29/4), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22), diễn ra trong 1 ngày để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024

TRỰC TUYẾN: Phổ biến chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024

Sáng nay (29/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề "Phổ biến chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024".
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Giải đáp vướng mắc về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Giải đáp vướng mắc về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và Luật Thủ đô 2024

Sáng nay (29/4), gần 300 cán bộ Công đoàn, cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tham gia buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề "Phổ biến chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật Thủ đô 2024".

Tin khác

Hà Nội tăng vốn cho 3 dự án cầu qua sông Hồng

Hà Nội tăng vốn cho 3 dự án cầu qua sông Hồng

Chiều 28/4, tại Hội nghị lần thứ 22, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã xem xét Tờ trình của Đảng ủy UBND Thành phố về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2025 và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố.
Hà Nội họp bàn về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy

Hà Nội họp bàn về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy

Chiều 28/4, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII) tiến hành Hội nghị lần thứ 22 họp bàn về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố Hà Nội; Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2025 và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố.
Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà dân tại phố Định Công Hạ

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà dân tại phố Định Công Hạ

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Công điện số 53/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng Bộ Công an; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về vụ cháy nhà dân tại số 87 hẻm 99/110/85 phố Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
“Vang mãi khúc khải hoàn” -  Bản hùng ca về lòng tự hào dân tộc

“Vang mãi khúc khải hoàn” - Bản hùng ca về lòng tự hào dân tộc

Tối nay (27/4), Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng trực tiếp cầu truyền hình đặc biệt "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tối nay (27/4), ba miền Tổ quốc hội tụ trong cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn"

Tối nay (27/4), ba miền Tổ quốc hội tụ trong cầu truyền hình "Vang mãi khúc khải hoàn"

Tối nay (27/4), Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng trực tiếp cầu truyền hình đặc biệt "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
TP.HCM: Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TP.HCM: Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được đặt tại Hội nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ngay cạnh khu vực tổ chức Lễ mít tinh và diễu binh, diễu hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các phóng viên, biên tập viên di chuyển tác nghiệp.
Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị các doanh nghiệp viễn thông bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ viễn thông trong dịp nghỉ lễ.
Nghệ An không đặt tên xã, phường mới có gắn số La Mã

Nghệ An không đặt tên xã, phường mới có gắn số La Mã

Đó là chỉ đạo của Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp tỉnh Nghệ An
Quyết tâm khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

Quyết tâm khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

Sáng 26/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt. Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu phảai khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026.
Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Ngày mai (26/4), gần 600 nghìn người dân Thủ đô sẽ nhận lương hưu và trợ cấp BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I cho biết, đơn vị phối hợp với các ngân hàng và Bưu điện thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH kỳ tháng 5/2025 qua tài khoản cá nhân và tiền mặt tới người hưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu từ ngày mai (26/4).
Xem thêm
Phiên bản di động