Quy định 3 thời điểm đặc xá
Báo cáo một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Đặc xá (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XIV đã thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Luật Đặc xá (sửa đổi) (sau đây gọi chung là dự thảo Luật). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban tư pháp của Quốc hội đã phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật và xây dựng dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.
Về thời điểm đặc xá, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, dự thảo Luật của Chính phủ trình đã kế thừa Luật Đặc xá hiện hành, quy định 03 thời điểm đặc xá gồm: nhân sự kiện trọng đại của đất nước, nhân ngày lễ lớn của đất nước và trong trường hợp đặc biệt.
Thực tiễn thi hành Luật Đặc xá cho thấy Chủ tịch nước đã quyết định đặc xá ở cả 03 thời điểm nêu trên và không phát sinh vướng mắc về thời điểm đặc xá. Do đó, tiếp thu ý kiến của nhiều ĐBQH, Ủy ban Tư pháp đề nghị cho giữ 03 thời điểm đặc xá như dự thảo Luật của Chính phủ trình; không quy định thời điểm, tần suất cụ thể đặc xá mà giao cho Chủ tịch nước căn cứ các quy định của Luật và tình hình của đất nước ở từng thời kỳ để quyết định thời điểm đặc xá phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra.
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga báo cáo tại phiên họp (Ảnh: Quochoi.vn) |
Về các trường hợp không đề nghị đặc xá, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nga chỉ ra rằng, một số ý kiến đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành, không đề nghị đặc xá đối với người “trước đó đã được đặc xá” hoặc “có từ 02 tiền án trở lên”.
Có ý kiến đề nghị bổ sung thêm các trường hợp không được đề nghị đặc xá đối với người bị kết án về tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và một số tội khác trong Bộ luật Hình sự. Nội dung này, Ủy ban Tư pháp nhận thấy, Luật Đặc xá hiện hành quy định không đề nghị đặc xá đối với trường hợp "Trước đó đã được đặc xá” hoặc “Có từ 02 tiền án trở lên”.
Quy định này là chặt chẽ, phù hợp và qua thực tiễn thi hành không phát sinh vướng mắc, khó khăn. Vì vậy, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Điều 12 dự thảo Luật đã được chỉnh lý, theo đó giữ lại 02 trường hợp không đề nghị đặc xá nêu trên; đồng thời, bổ sung các trường hợp không được đề nghị đặc xá đối với người bị kết án về một số tội quy định tại Chương XIII (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia), Chương XXVI (Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh) và Tội khủng bố (Điều 299) của Bộ luật Hình sự.
Về thực hiện quyết định đặc xá đối với người nước ngoài, Chủ nhiệm Lê Thị Nga nhấn mạnh, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, để không làm phát sinh thêm điều kiện đặc xá với phạm nhân là người nước ngoài và tránh cách hiểu có sự phân biệt đối xử giữa phạm nhân là người Việt Nam với phạm nhân là người nước ngoài, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng cơ bản giữ lại quy định của Điều 19 Luật hiện hành và giao cho Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Đồng thời, bỏ quy định tại khoản 5 Điều 14 của dự thảo Luật: Đối với người nước ngoài, trong hồ sơ đề nghị đặc xá cần có văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân nếu được đặc xá.
Về đặc xá trong trường hợp đặc biệt, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu rõ, theo Báo cáo tổng kết Luật Đặc xá, trong 10 năm qua chỉ có 14 người được đặc xá thuộc trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước và quá trình thực hiện không phát sinh vướng mắc.
Do đó, tiếp thu ý kiến của nhiều ĐBQH, UBTVQH đề nghị tiếp tục giao cho Chủ tịch nước quyền chủ động quyết định mà không quy định cụ thể thế nào là “trường hợp đặc biệt”. Đồng thời, Điều 22 của dự thảo Luật chỉnh lý đã quy định rõ các đối tượng được đặc xá trong trường hợp đặc biệt gồm: người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được hưởng án treo, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người đang được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người đang chấp hành án phạt tù chung thân để phân biệt với các đối tượng được đặc xá nhân ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Tin khác

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4
Tin mới 21/04/2025 19:48

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công
Tin mới 21/04/2025 16:32

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tin mới 21/04/2025 15:46

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 20/04/2025 21:55

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội
Infographic 19/04/2025 17:21

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường
Tin mới 19/04/2025 10:17

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam
Tin mới 18/04/2025 20:03

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân
Tin mới 18/04/2025 17:52