Phụ nữ Thủ đô nâng tầm sản phẩm OCOP
Hà Nội sẽ kiểm tra, giám sát hơn 360 sản phẩm OCOP đã được công nhận Tìm đầu ra cho OCOP bằng giao thương trực tuyến |
Khơi dậy tiềm năng
Chương trình OCOP là đòn bẩy mở ra cơ hội đẩy mạnh khai thác nguồn tài nguyên bản địa, hỗ trợ các chủ thể có tiềm năng OCOP chuẩn hóa sản phẩm mang đến giá trị gia tăng cao, tăng thu nhập cho người dân, phụ nữ vùng nông thôn.
Chương trình có điểm chung là phát huy nội lực của các địa phương, phát huy sáng tạo phát triển các sản phẩm, ngành nghề nông thôn theo hướng gia tăng giá trị tài nguyên bản địa, kiểm soát chất lượng sản xuất, quản lý, bán hàng. Điểm nhấn của sản phẩm OCOP là được gắn sao công nhận, giúp người tiêu dùng có thêm cơ sở, niềm tin vào sản phẩm theo chuỗi giá trị, gắn các tổ chức sản xuất, đưa nông dân chủ động hội nhập và tiếp cận kinh tế thị trường, góp phần nâng cao chất lượng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hà Nội hiện là địa phương đi đầu cả nước trong triển khai chương trình OCOP với 1.054 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp sao trong giai đoạn 2018-2020. (Ảnh minh họa, chụp thời điểm trước khi dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát) |
“Chương trình OCOP của thành phố Hà Nội chính là nơi kiểm định chất lượng cho các sản phẩm đặc sản Thủ đô. Việc các sản phẩm rau của Hợp tác xã (HTX) đạt chất lượng 3 sao của Thành phố đã giúp HTX nâng cao uy tín, từ đó giúp các thành viên của HTX có thêm động lực sản xuất rau an toàn và nâng cao thu nhập cho các xã viên” - Giám đốc HTX Ba Chữ (huyện Đông Anh) Nguyễn Thị Huyền chia sẻ.
Qua tìm hiểu, HTX Ba Chữ thành lập từ năm 2016, quy tụ 145 thành viên với vùng rau ban đầu là 35ha. Sau 5 năm, số lượng thành viên của HTX đã lên tới 250 thành viên; diện tích trồng rau được nhân rộng lên 50 ha, chuyên cung cấp các loại rau sạch tới các bếp ăn trường học, chung cư, siêu thị trên địa bàn Thành phố. Với mong muốn cung cấp đa dạng các loại rau ra thị trường, từ đầu năm 2020, HTX đã ký liên kết với một số hộ dân để nhân rộng diện tích trồng các loại củ, quả. Thời điểm hiện tại, HTX có hơn 30 chủng loại sản phẩm rau đa dạng, phong phú trải đều các vụ trong năm như: Cải bắp trắng, tím, súp lơ, cải bó xôi, su hào, rau cần, cà chua, cà rốt, rau cải các loại, mướp, rau ngót, rau muống, rau gia vị…
Nhằm nâng cao uy tín với người tiêu dùng, HTX Ba Chữ đã xây dựng thương hiệu và dán nhãn QR Code cho các sản phẩm để người tiêu dùng yên tâm về chất lượng và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Từ năm 2018, các loại rau, củ, quả sau khi thu hoạch sẽ được dán tem truy xuất nguồn gốc trước khi đến tay người tiêu dùng để tránh việc hàng giả, hàng nhái, giúp người dùng yên tâm sử dụng. Không những vậy, việc dán tem truy xuất được HTX hỗ trợ chi phí nên các xã viên yên tâm sản xuất mà không quá lo lắng về đầu ra.
Đáng chú ý, để khẳng định chất lượng sản phẩm, HTX Ba Chữ đã đăng ký sản phẩm tham gia chương trình OCOP của thành phố Hà Nội. Năm 2019, mặt hàng rau cải xanh (cải canh, cải ngồng) được cấp chứng nhận đạt OCOP 3 sao. Đầu năm 2020, sản phẩm cải chíp, mùng tơi của HTX tiếp tục được cấp chứng nhận OCOP 3 sao.
Theo Giám đốc HTX Ba Chữ Nguyễn Thị Huyền, chương trình OCOP tại các địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực; gia tăng giá trị; phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp theo chuỗi giá trị và là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp. “Thời gian tới, HTX sẽ nỗ lực tiếp tục đưa các sản phẩm tham gia chương trình OCOP, tiếp tục khẳng định thương hiệu rau Ba Chữ trên thị trường” - chị Nguyễn Thị Huyền thông tin.
Đến với HTX nông lâm nghiệp Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn), Giám đốc Đào Thị Quý cho biết, cây chè ở Bắc Sơn có giá trị kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác. Thứ nhất là bởi do khí hậu và thổ nhưỡng, chỉ có cây chè là chịu “vươn lên” giữa những khắc nghiệt, gió sương. Thứ hai, cây chè là cây trồng truyền thống lâu năm ở Bắc Sơn, bà con cũng đã quen với nghề truyền thống, có kỹ năng canh tác, thu hái và kinh nghiệm làm ra chè ngon. Thứ ba, lợi thế của cây chè chính là chỉ vất vả lúc ban đầu khi cải tạo đất, khi đã trồng ổn định thì không phải mất công chăm bón nhiều, trong khi các loại cây khác như ngô, khoai, sắn, mít, bưởi… thì chỉ có vụ mùa, nếu mất mùa thì mất trắng, thu hoạch xong lại phải loại bỏ trồng cây mới.
Theo chị Đào Thị Quý, thu hoạch chè có thể lên đến 8 tháng, thường hái rộ từ tháng 2 đến tháng 10. Một 1ha chè sẽ cho khoảng 1 tấn chè khô. Hiện nay diện tích chè thuộc HTX nông lâm nghiệp Bắc Sơn chỉ vào khoảng 30ha, trong khi toàn xã có khoảng 300ha. Từ khi có thương hiệu thì việc quản lý và tiêu thụ chè từ HTX có nhiều lợi thế hơn so với các hộ trồng chè khác. Khi tham gia vào HTX, các hộ được tập huấn, hướng dẫn trồng chè sạch mang lại năng suất và hiệu quả cao, đồng thời tạo sự tin tưởng, yên tâm cho người tiêu dùng.
Từ năm 2012, nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình VietGAP khép kín từ trồng, chăm sóc đến chế biến nên sản phẩm chè sạch của người dân xã Bắc Sơn được đánh giá cao. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nhãn hiệu tập thể “Chè an toàn Bắc Sơn” đã được công nhận, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm chè Bắc Sơn trên thị trường.
Đáng chú ý, thực hiện chương trình OCOP của Thành phố, “Chè an toàn Bắc Sơn” đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao. Việc được cấp sao sẽ là tiền đề để sản phẩm chè Bắc Sơn nói riêng, địa phương nói chung tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường, cạnh tranh với sản phẩm chè từ các tỉnh, thành phố khác.
Tạo sự lan tỏa
Thông tin tại Hội thảo “Phụ nữ Thủ đô nâng tầm sản phẩm OCOP” vừa được Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phối hợp với Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội tổ chức, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội Lê Thị Thiên Hương cho biết: “Những năm qua, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội thường xuyên phối hợp với các sở, ngành để hỗ trợ và vận động phụ nữ thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, trong đó có chương trình OCOP; nhờ vậy đã khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của chị em phụ nữ ở các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu, văn hoá truyền thống gia tăng giá trị sản phẩm OCOP, góp phần tạo việc làm cho người lao động; là nội dung và nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phát triển tốt, góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm OCOP. (Ảnh minh họa, chụp thời điểm trước khi dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát) |
Theo Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn, thành phố Hà Nội hiện là địa phương đi đầu cả nước trong triển khai chương trình OCOP với 1.054 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp sao trong giai đoạn 2018-2020; trong đó có 5 sản phẩm được xếp hạng 5 sao. Chương trình đã và đang có sức lan tỏa rộng khắp, đón nhận được sự ủng hộ của đông đảo các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị xã hội, trong đó có Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội và các nữ chủ doanh nghiệp.
Tham gia chương trình OCOP, nhà sản xuất, các chủ thể được thụ hưởng rất nhiều lợi ích như được hướng dẫn, tư vấn để chuẩn hoá sản phẩm về hình thức, chất lượng, hồ sơ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Sản phẩm sau khi được đánh giá, phân hạng, cấp sao được hỗ trợ khâu thiết kế, bao bì, nhãn mác để người tiêu dùng dễ nhận diện, qua đó giúp nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ; được tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương, tìm kiếm đối tác…
Năm 2021, trước tác động của dịch bệnh Covid-19, để không bị đứt gãy chuỗi cung ứng, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã phối hợp tổ chức chương trình kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền trực tuyến, các lớp đào tạo, tập huấn kỹ năng tiếp thị bán hàng trên môi trường số, truyền thông, tiếp thị, xúc tiến thương mại thí điểm mô hình “Chợ đêm trên mây”…
Có thể thấy, chương trình OCOP chính là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện quy trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ; tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng… Đặc biệt, thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, một số doanh nghiệp đã ký kết được nhiều hợp đồng, biên bản giao thương hàng hoá với các đối tác trong và ngoài nước./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24
Huyện Thường Tín phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 14:07
Tại sao năm nay phố Hàng Mã ít đồ cúng ông Công ông Táo?
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:28
Cụm thi đua số 1: Các phong trào thi đua đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 22:08
Sắm Tết với 40 gian hàng đặc sản vùng miền
Nhịp sống Thủ đô 21/01/2025 08:55
Đồng chí Bùi Huyền Mai thăm, chúc Tết các đơn vị ứng trực, phục vụ Tết
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 20:21
Lễ hội Chùa Hương 2025: Mỗi lái đò có mã QR code tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách
Nhịp sống Thủ đô 20/01/2025 16:17
Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Nhịp sống Thủ đô 19/01/2025 11:57