Phát triển du lịch nông nghiệp: Còn nhiều việc cần làm
Tận dụng lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp | |
Hướng đi mới về phát triển du lịch nông nghiệp | |
Mô hình du lịch nông nghiệp: Bỏ ngỏ đến bao giờ? |
Nắm bắt xu hướng du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám phá văn hóa, đặc sản các vùng ven đô Hà Nội, nhiều năm gần đây, hàng loạt mô hình, tour, tuyến du lịch nông nghiệp được các địa phương, hãng lữ hành đầu tư xây dựng, khai thác, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến Thủ đô.
Theo Tổng cục Du lịch, chỉ riêng Hà Nội và khu vực phụ cận, hiện đã có khoảng 40 điểm du lịch, khu trang trại sinh thái đang được khai thác cho du lịch học đường. Các chương trình du lịch chú trọng khai thác yếu tố văn minh lúa nước của vùng đồng bằng Bắc Bộ khá đa dạng như tour thăm mùa lúa chín tại Đường Lâm, Sơn Tây; tour du lịch nông nghiệp kết hợp tham quan văn hóa, di sản, thưởng thức nghệ thuật truyền thống, làng nghề truyền thống như Bát Tràng, Vạn Phúc; khu du lịch sinh thái Bản Rõm (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn); khu du lịch trang trại Đồng Quê (huyện Ba Vì)...
Du khách trải nghiệm cấy lúa tại Trang trại Đồng quê Ba Vì. |
Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương, hiện tại, Hà Nội có 1.350 làng nghề, làng có nghề, cùng với cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới còn tạo dựng môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch nông nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết hoạt động du lịch ở các làng quê vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ…
Điển hình như tại xã Ba Trại (Ba Vì) có hơn 450ha trồng chè, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện và xã đã hỗ trợ người dân trồng chè theo hướng an toàn VietGAP để thu hút khách du lịch tới tham quan, thưởng thức sản phẩm tại địa phương.
Thế nhưng việc xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập, do người dân chưa có trình độ, kỹ năng phát triển, mở rộng các dịch vụ du lịch. Sản phẩm chè thì đơn điệu; các công trình phụ trợ chưa đáp ứng nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của khách tới tham quan…
Có thể thấy, du lịch nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức và khai thác có hiệu quả. Cách làm du lịch vẫn còn mang nặng tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp. Các sản phẩm du lịch, nhất là du lịch nông nghiệp, chủ yếu dựa vào thiên nhiên, khai thác những gì sẵn có mà thiếu sự đầu tư dài hạn, thiếu sự liên kết…
Tuy nhiên, không thể phủ nhận du lịch nông nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp. Phát triển du lịch nông nghiệp thực sự là hướng đi giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả bởi Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, 70% người dân là nông dân.
Hiện nay, lượng khách tham gia vào hoạt động nông nghiệp ngày một tăng, chi tiêu, thu nhập từ hoạt động du lịch nông nghiệp đem lại nguồn thu ổn định cho bà con nông dân, doanh nghiệp và đóng góp cho kinh tế địa phương.
Để phát huy hiệu quả du lịch nông nghiệp, theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, cần có quy hoạch phát triển du lịch nông nghiệp theo một quy chuẩn cụ thể, kiểm soát được đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
Nhà nước và Thành phố cần hỗ trợ xây dựng chương trình quảng bá cho loại hình du lịch này, đảm bảo du lịch nông nghiệp được thực hiện quanh năm theo mùa vụ. Đồng thời có giải pháp hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên và tập huấn cho những người tham gia vào hoạt động du lịch nông nghiệp nông thôn có trình độ lý luận và thực tiễn.
Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động du lịch mở nhiều phòng trưng bày bán sản phẩm làng nghề, sản vật địa phương đã được chọn lọc, sáng tạo thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách nội địa và quốc tế.
Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cũng cho biết, thời gian tới, Sở Du lịch sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tham mưu cho thành phố triển khai các biện pháp, chương trình nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển các loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, hai ngành tiếp tục rà soát các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề ở địa phương, đề xuất đầu tư cơ sở hạ tầng, công trình phụ trợ...
Về lâu dài, ngoài việc nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, các địa phương cần giữ gìn nét văn hóa truyền thống, lễ hội dân gian… để tạo ấn tượng với khách du lịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Đón 17,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2024, du lịch Việt Nam cán đích chỉ tiêu
Du lịch 08/01/2025 11:56
Du lịch Hà Nội khởi đầu năm mới ấn tượng
Du lịch 02/01/2025 06:34
Hà Nội tiếp tục khẳng định thương hiệu điểm đến du lịch hàng đầu
Du lịch 30/12/2024 19:17
Ứng Hòa công bố điểm du lịch mới, phát triển thành miền di sản ngoại đô
Du lịch 28/12/2024 11:52
Khánh Hòa đưa vào hoạt động Trung tâm Điều hành thông tin, hỗ trợ khách du lịch
Du lịch 26/12/2024 08:44
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Đề án Hà Nội 24/12/2024 07:40
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025
Du lịch 08/12/2024 20:15
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37