-->

Phát phiếu đi chợ giữa mùa dịch: Cách làm chủ động của quận Tây Hồ

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cùng với việc thực hiện nghiêm Chỉ thị 17 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, từ hôm nay (27/7), người dân một số phường trên địa bàn quận Tây Hồ bắt đầu đi chợ bằng phiếu. Mục đích là giảm thiểu tối đa lượng người đến chợ, tránh tập trung đông người, đảm bảo giãn cách.
Tuyên truyền, xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm quy định trong ngày đầu giãn cách Xuyên đêm bám chốt, bảo vệ Thủ đô trước làn sóng dịch

Nỗ lực vì sự an toàn của người dân

7h sáng, bà Hà (Tổ dân phố số 7, phường Nhật Tân) xách làn đi chợ. Hôm nay khác với mọi ngày, bà Hà đi chợ muộn hơn bình thường và trong chiếc túi vải của bà có thêm tờ phiếu đi chợ do Tổ dân dân phát tối qua.

Phát phiếu đi chợ - Cách làm chủ động trong đảm bảo giãn cách
Trước khi vào cổng chợ, lực lượng Ban quản lý chợ, nhân viên Tổ Covid cộng đồng sẽ kiểm tra thẻ đi chợ của người dân.

"Trước đây, 6h sáng, tôi đã đến chợ Nhật Tân mua thực phẩm, khi đó cũng có rất nhiều người đi chợ thời điểm ấy. Tuy nhiên, khi dịch bệnh đang phức tạp như hiện nay, cùng với phiếu đi chợ được phát, sáng nay tôi đi chợ muộn hơn để đảm bảo phòng dịch Covid-19", bà Hà chia sẻ.

Khi đến chợ, bà được lực lượng chức năng đo thân nhiệt, kiểm tra phiếu, rất nhanh sau đó bà Hà di chuyển vào chợ.

Tương tự, chị Hạnh (Tổ dân phố số 3, phường Nhật Tân), sáng nay cũng đến chợ với tâm trạng yên tâm hơn so với những ngày trước. Theo chị Hạnh, việc phát phiếu như vậy, người dân đi chợ rất thuận lợi chứ không có gì ngăn cách hay khó khăn, và hạn chế người dân tiếp xúc gần với nhau để trách dịch bệnh lây lan.

Theo ghi nhận của phóng viên trong ngày đầu tiên thực hiện tại chợ Nhật Tân, cổng chính và các lối ra vào chợ đã được bố trí lực lượng bảo vệ và nhân viên kiểm soát chặt chẽ, chỉ những người có phiếu mới được vào chợ. Tất cả người đến chợ đều tuân thủ quy định 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn. Khi vào chợ, người mua hàng và tiểu thương đều tuân thủ giữ đúng khoảng cách quy định. Hầu hết tiểu thương kinh doanh và người đi chợ đều đồng tình với cách tổ chức đi chợ bằng hình thức này.

Phát phiếu đi chợ - Cách làm chủ động trong đảm bảo giãn cách
Tất cả người vào chợ đều phải rửa tay sát khuẩn và đo nhiệt độ.

Dưới thời tiết nắng nóng, mồ hôi ướt áo, ông Đỗ Văn Phúc (68 tuổi), Tổ trưởng Tổ dân phố số 6, phường Nhật Tân vẫn cùng những thành viên trong tổ tham gia công tác giám sát người đi chợ. "Tổ dân phố số 6 có khẳng hơn 700 hộ dân, tính đến 8h sáng nay đã phát phiếu cho hơn 600 hộ, số còn lại, các nhóm Covid-19 cộng đồng sẽ đi trực tiếp đến từng nhà để phát, đảm bảo ít người ra đường nhất có thể. Mỗi hộ dân được nhận phiếu đi chợ trong 15 ngày giãn cách xã hội, trên phiếu ghi rõ họ tên đại diện hộ gia đình, địa chỉ. Mỗi tuần, mỗi hộ có thể đi chợ 4 lần, luân phiên vào một khung giờ nhất định theo ngày chẵn hoặc lẻ và Chủ Nhật. Buổi sáng từ 5h30 đến 6h30 và buổi chiều từ 15h30.", ông Phúc chia sẻ thêm.

Bà Trầm Thị Hòa, Bí thư chi bộ Tổ dân phố số 6, phường Nhật Tân cho biết, cách làm này sẽ giúp kiểm soát số lượng phân bổ số người đến theo khung giờ, bảo đảm khống chế lượng khách ra vào chợ phù hợp với số lượng hàng hóa cung ứng, giảm được mật độ người dân đến chợ cùng lúc, từ đó đảm bảo giãn cách.

Cũng theo bà Hòa, với những người quên mang phiếu, lực lượng chức năng sẽ kiên quyết yêu cầu quay về nhà lấy và không cho người không có phiếu vào chợ.

Tại quận Tây Hồ, ngoài phường Nhật Tân đã triển khai phát phiếu đi chợ luân phiên cho người dân, trong sáng nay, nhiều phường khác trên địa bàn cũng đang thực hiện cách làm này.

Ghi nhận tại chợ Tứ Liên, phường Tứ Liên, chốt kiểm soát ra vào chợ đã được dựng lên. Các tuyến đường vào chợ đều có lực lượng chức năng như công an, dân phòng, tổ dân phố kiểm soát người ra vào. Tất cả những trường hợp như người giao hàng, đi làm, đi chợ... muốn đi qua, đều phải xuất trình giấy tờ được phép lưu thông theo quy định.

Phát phiếu đi chợ - Cách làm chủ động trong đảm bảo giãn cách
Ông Trần Minh Tâm, Tổ trưởng tổ dân phố số 10, phường Tứ Liên đi từng ngõ để phát phiếu đi chợ cho người dân.

Là thành viên chủ chốt trong "Tổ Covid-19 cộng đồng", ông Trần Minh Tâm, Tổ trưởng Tổ dân phố số 10, phường Tứ Liên "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để phát phiếu đi chợ cho người dân. Ông Tâm cho biết, để hạn chế người dân tập trung đến các chợ, phiếu sẽ được chia theo khung giờ. Mỗi tuần, mỗi hộ có thể đi chợ 3 lần, luân phiên vào một khung giờ nhất định.

Trong tờ phiếu có các mục bỏ trống để điền thông tin: Đại diện gia đình, số điện thoại, địa chỉ. Mỗi tờ phiếu này chỉ được sử dụng một lần cho một lần đi chợ. Cứ thế, từ 20h tối qua đến sáng nay, ông Tâm cùng các tổ thành viên trong tổ dân phố đã đi phát phiếu cho hơn 340/490 hộ dân trên địa bàn.

"Hiện, chúng tôi đang rà soát trường hợp còn thiếu, còn sót hộ nào chúng tôi sẽ đưa lên nhóm Zalo cộng đồng. Trên cơ sở đó, trong ngày hôm nay sẽ phát đủ 100% số hộ dân trên địa bàn theo quy định", ông Tâm cho biết.

Từ ngày mai (28/7), chợ Tứ Liên sẽ bắt đầu thực hiện kiểm soát người đi chợ theo phiếu cho đến khi Hà Nội hết thời gian thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 17 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

Phát phiếu đi chợ - Cách làm chủ động trong đảm bảo giãn cách
Bà Hồng (tổ 10, cụm 5, phường Tứ Liên) điền thông tin vào phiếu để chuẩn bị đi chợ trong ngày mai.

Nhận phiếu từ Tổ trưởng Tổ dân phố, bà Hồng (ở tổ 10, cụm 5, phường Tứ Liên), nhanh chóng điền đầy đủ thông tin vào phiếu để chuẩn bị đi chợ trong ngày mai. Bà Hồng cho biết, tôi thấy việc phát phiếu đi chợ cho người dân trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay là rất cần thiết, vì chợ là một trong những nơi rất dễ lây lan dịch bệnh nếu không kiểm soát tốt. Người dân như chúng tôi khi đến chợ mua đồ cũng yên tâm hơn. Hy vọng dịch bệnh sớm được kiểm soát để cuộc sống người dân trở lại bình thường.

Tìm gặp một số tiểu thương trong chợ, chị Lương tiểu thương bán thịt trong chợ Tứ Liên cho hay, việc áp dụng đi chợ theo ngày chẵn, lẻ là rất hay, giúp giãn cách người đi chợ để phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc này cũng ảnh hưởng ít nhiều tới công việc buôn bán của đa số người ở đây, khiến cho người mua hàng có phần giảm sút, thay vào đó thì tôi sẽ nhập ít hàng hơn bình thường để đảm bảo bán hết trong ngày.

Phát phiếu đi chợ - Cách làm chủ động trong đảm bảo giãn cách
Tại chợ Tứ Liên, phường Tứ Liên, chốt kiểm soát ra vào chợ đã được dựng lên.

Chủ động trong đảm bảo giãn cách

Nhằm thực hiện tốt Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, đảm bảo gia đình cách ly với gia đình, khu phố cách ly với khu phố, thôn bản cách ly với thôn bản, xã phường cách ly với xã phường, quận huyện cách ly với quận huyện, Thành phố cách ly với tỉnh nhưng người dân vẫn đảm bảo lương thực, thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống, ngày 26/7, Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ đã ban hành văn bản số 1304/UBND-KT chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường về việc triển khai làm thẻ (phiếu) vào chợ cho các hộ gia đình, học sinh, sinh viên, người lao động trên địa bàn quận.

Thông tin với phóng viên, ông Công Minh Tuấn, Phó Chủ tích Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, phường Nhật Tân triển khai xuống các Tổ dân phố trên địa bàn việc cấp phát phiếu đi chợ cho các hộ dân để đảm bảo thực hiện nghiêm Chỉ thị 17.

Ngoài phát phiếu đi chợ để hạn chế tập trung đông người, phường Nhật Tân còn phát thẻ lao động cho các hộ gia đình, mỗi hộ một người, được phép ra vào bãi đào phường Nhật Tân lao động trong thời gian giãn cách xã hội.

"Phường cũng đang phối hợp với Ban Quản lý Dự án chợ Nhật Tân rà soát các tiểu thương và lập danh sách tiêm phòng vắc xin Covid-19, khi có vắc xin, các tiểu thương, người buôn bán tại chợ cũng sẽ là một trong những đối tượng được ưu tiên tiêm phòng", ông Công Minh Tuấn cho hay

Phát phiếu đi chợ - Cách làm chủ động trong đảm bảo giãn cách
Ông Công Minh Tuấn, Phó Chủ tích Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân.

Theo đại diện Ban quản lý chợ Nhật Tân, trong quá trình thực hiện kiểm soát, có tình trạng người dân khu vực giáp danh (gần chợ), có nhu cầu mua hàng thiết yếu nhưng không được vào chợ. Những trường hợp này, đã được Ban quản lý chợ tuyên truyền về quy định, đồng thời ghi nhận các trường hợp cụ thể, sau đó xin ý kiến các cơ quan chức năng.

Về vấn đề này Phó Chủ tích Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân cho biết, chúng tôi mới triển khai trong chiều 26/7 và sáng nay, trong quá trình thực hiện sẽ có những sự điều chỉnh cho hợp lý. Quan điểm là không cứng nhắc, vừa làm vừa điều chỉnh, quan trọng nhất là giữ an toàn cho người dân, góp phần đảm bảo công tác phòng chống dịch hiệu quả cho địa phương và cho thành phố Hà Nội.

Một số người dân phường Tứ Liên chia sẻ, họ khá bất ngờ khi nhận phiếu đi chợ do tổ dân phố phát tận nhà vào sáng nay (27/7). Thực tế, việc phát thẻ đi chợ theo giờ đã được một số tỉnh tại miền Nam triển khai trước đó nhưng ở Hà Nội có lẽ đây là lần đầu tiên. Tuy nhiên, tất cả đều vì mục tiêu cuối cùng là sớm đẩy lùi được dịch bệnh nên ai cũng đồng thuận.

Theo ông Phạm Văn Thắng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Tứ Liên, hiện nay, trên địa bàn phường chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca lây nhiễm ngày một tăng và tiềm ẩn các ổ dịch, việc thực hiện đi chợ bằng phiếu theo từng ngày chẵn, lẻ nhằm tránh tập trung đông người trong cùng một thời điểm, đảm bảo thực hiện nghiêm túc việc giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Phát phiếu đi chợ - Cách làm chủ động trong đảm bảo giãn cách
Các biện pháp giãn cách, phòng dịch đều được triển khai triệt để tại các khu chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

"Mỗi người dân trên địa bàn cần nâng cao ý thức của mình, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Đồng thời các hộ kinh doanh và các đơn vị chức năng dần chấp hành nghiêm túc chỉ đạo và hướng dẫn theo văn bản của Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, "ông Phạm Văn Thắng.

Hiện Hà Nội có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa... Thành phố cũng bố trí 1.920 địa điểm tại các quận, huyện làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động