-->

Phấn đấu sớm xây dựng huyện Thanh Trì trở thành quận của Thủ đô

Với sự quyết tâm, đồng lòng, đồng sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân, huyện Thanh Trì đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc thực hiện mục tiêu phát triển trở thành một quận của Thủ đô. Từ thực tiễn và yêu cầu phát triển, thành phố Hà Nội đã và đang có nhiều hỗ trợ để huyện Thanh Trì sớm hoàn thành mục tiêu này.
Nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ gắn biển cụm công trình tại quận Long Biên Hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội là thành phố đáng sống

Cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đường giao thông

Theo tiêu chuẩn thành lập quận, sẽ phải hoàn thiện 34 tiêu chí, gồm: 3 tiêu chí về Quy mô dân số, diện tích tự nhiên và số phường trực thuộc (phải đạt 3/3 tiêu chuẩn); 6 tiêu chí về Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội; 25 tiêu chí về Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị.

Phấn đấu sớm xây dựng huyện Thanh Trì trở thành quận của Thủ đô
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Với sự quyết tâm, đồng lòng, đồng sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân, thời gian qua, huyện Thanh Trì đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc thực hiện mục tiêu phát triển huyện trở thành một quận của Thủ đô.

Tại cuộc làm việc của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến với lãnh đạo địa phương này, mới đây, ông Nguyễn Tiến Cường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Trì cho biết, đối chiếu với các tiêu chí, huyện Thanh Trì còn 4 tiêu chí chưa đạt, gồm: Cân đối thu chi ngân sách chưa đạt, trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ tuyến phố văn minh, công trình xanh.

“Theo các tiêu chuẩn thành lập phường thuộc quận, huyện có 16/16 đơn vị đã đủ điều kiện đạt tối thiểu 10/13 tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị”, ông Nguyễn Tiến Cường cho biết.

Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì thông tin, theo Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15, ngày 12/7/2023, về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023 - 2030, qua rà soát, huyện Thanh Trì có 4 đơn vị cấp xã cần phải sắp xếp theo quy định này, gồm: Đông Mỹ, Duyên Hà, Yên Mỹ và Thị trấn Văn Điển.

UBND huyện Thanh Trì đã xây dựng 2 phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện để thành lập quận và các phường thuộc quận. Đánh giá tiêu chuẩn theo 14 đơn vị dự kiến thành lập phường, theo phương án 1, thì 14/14 đơn vị đã đủ điều kiện đạt tối thiểu 10/13 tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.

Phấn đấu sớm xây dựng huyện Thanh Trì trở thành quận của Thủ đô
Huyện Thanh Trì kiến nghị đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đường giao thông. (Ảnh: Hữu Duyên)

Để huyện sớm đạt mục tiêu đề ra, ông Nguyễn Tiến Cường kiến nghị, Thành phố xem xét điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách huyện hưởng nguồn thu tiền sử dụng đất từ 80% lên 100% như đang áp dụng với các huyện khác.

Bên cạnh đó, đề nghị Thành phố tiếp tục kiến nghị Trung ương không xem xét tiêu chí “Cân đối thu - chi ngân sách” trong tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế của cấp xã khi phát triển thành phường do tiêu chí này đối với cấp xã rất khó thực hiện.

Huyện Thanh Trì cũng đề nghị Thành phố chỉ đạo các sở, ngành quan tâm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ đầu tư một số dự án đường giao thông trục chính trên địa bàn huyện, như: Dự án nâng cấp, mở rộng đường 70 đoạn từ Hà Đông đến Thị Trấn Văn Điển; dự án đường nối đường Phan Trọng Tuệ với đường liên xã Tả Thanh Oai - Đại Áng Liên Ninh; dự án xây dựng cầu nối qua sông Nhuệ nối đường Liên Ninh - Đại Áng - Tả Thanh Oai với Khu đô thị Thanh Hà - Cienco5; đường Vành đai 3,5 đoạn đi qua huyện Thanh Trì.

“Huyện cũng kiến nghị Thành phố có đề nghị các Bộ, ban, ngành liên quan đôn đốc các đơn vị có kế hoạch di dời các nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi khu trung tâm đô thị huyện, như: Nhà máy Pin Văn Điển, Phân lân Văn Điển... theo quy hoạch chung Thủ đô đã được duyệt”, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì nêu.

Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp lớn

Nêu ý kiến tại cuộc làm việc, ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, huyện Thanh Trì cần sớm rà soát xây dựng bộ hồ sơ trình Bộ Xây dựng đánh giá trình độ phát triển hạ tầng đô thị. “Sở sẽ tiếp tục phối hợp với huyện rà soát các tiêu chí còn thiếu số liệu, biểu bảng để đảm bảo nội dung liên quan tiêu chuẩn phát triển từ huyện lên quận, xã lên phường”, ông Phong khẳng định.

Phấn đấu sớm xây dựng huyện Thanh Trì trở thành quận của Thủ đô
Tăng cường thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư để tạo nguồn thu ngân sách bền vững. (Ảnh: Hữu Duyên)

Trong khi đó, ông Phạm Xuân Tài, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội lưu ý về các thiết chế văn hóa. Bởi hiện nay, huyện Thanh Trì mới có 2/16 xã, thị trấn có Trung tâm văn hóa thể thao đạt chuẩn, 13/16 xã có đất quy hoạch đang xây dựng, 1/16 sử dụng thiết chế văn hóa cấp huyện. Do đó, để phấn đấu phát triển lên quận, huyện phải đạt cả tiêu chí về xây dựng các thiết chế văn hóa.

Đối với việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, ông Tài cho rằng, phải căn cứ yếu tố lịch sử, văn hóa, bởi đây là yếu tố quan trọng. Các xã hình thành có gốc từ các làng, nếu chỉ lấy một phần khi nhập vào các xã khác thì yếu tố văn hóa gốc bị ảnh hưởng lớn, do đó, nên tính phương án nhập nguyên 1 xã để giữ yếu tố văn hóa gốc. Về tên các xã sau sáp nhập, nên đặt theo định hướng phát triển hoặc căn cứ theo đặc điểm văn hóa của 2, 3 xã sáp nhập.

Ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định, huyện Thanh Trì đang phát triển lên quận trong thời điểm có nhiều lợi thế. Nhưng quan điểm phát triển lên quận phải đảm bảo mục tiêu nâng cao đời sống người dân để sắp xếp, phân bổ nguồn lực triển khai; Phải bám định hướng lớn của Thành phố: Văn hiến, văn minh, hiện đại, đô thị văn minh, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ...

Nhấn mạnh huyện Thanh Trì cần phải quan tâm đến vấn đề môi trường, ông Hà Minh Hải đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch - Kiến trúc phối hợp với huyện quan tâm giải quyết các vấn đề, như: không khí, nghĩa trang, các dòng sông, xử lý rác thải, nước thải, an toàn thực phẩm...

Bên cạnh đó, huyện Thanh Trì phải chủ động cùng các sở, ngành thúc đẩy nhanh hạ tầng giao thông và hạ tầng khoa học công nghệ, hạ tầng số đem lại nguồn lực, thay đổi bộ mặt của địa phương. Đồng thời tăng cường thu hút các doanh nghiệp lớn và đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo nguồn thu bền vững, nhằm sớm hoàn thành tiêu chí cân đối ngân sách.

Phấn đấu sớm xây dựng huyện Thanh Trì trở thành quận của Thủ đô
Phấn đấu sớm xây dựng huyện Thanh Trì trở thành quận giàu đẹp, văn minh. (Ảnh: Hữu Duyên)

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu, huyện Thanh Trì tiếp tục rà soát kỹ 27 tiêu chí đã đạt, đối với 4 tiêu chí còn lại, phải có kế hoạch thực hiện cụ thể từ nay đến tháng 6/2024.

Để đạt được tiêu chí cân đối thu chi ngân sách, bà Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nuôi dưỡng, thu hút và khai thác có hiệu quả các nguồn thu, trong đó, phải tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị, việc sắp xếp đơn vị hành chính phải tiến hành song song xây dựng huyện phát triển lên quận, xã lên phường, phải tiến hành cẩn trọng và phải bám sát các yếu tố văn hóa, lịch sử của từng địa phương.

Ngoài ra, huyện Thanh Trì phải đảm bảo giữ gìn tốt an ninh trật tự và đẩy mạnh tuyên truyền đến từng người dân để thấy được lợi ích của việc xây dựng, phát triển huyện lên quận, xã lên phường tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động