Những “thảm xanh” đô thị cần được chăm sóc
Xây dựng Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thông minh và hiện đại Quản lý quy hoạch, đô thị theo định hướng đô thị xanh, văn minh, hiện đại |
Những con đường xanh
Từ giữa tháng 5/2020, phố Thái Hà như khoác lên mình chiếc áo mới. Từng là một con mương chất đầy rác thải, tuyến đường 400m sau 4 năm triển khai dự án cải tạo đã biến thành con đường đi bộ rợp bóng cây xanh và thoáng đãng. Trên tuyến đường đi bộ ngắn này, hai hàng cây hoa ban được trồng bổ sung đang khoe sắc. Cùng với đó là hệ thống các cây cảnh trồng theo khóm, theo mảng như cọ, dâm bụt, tường vi, mai hoa đăng, dương xỉ, lan ý... đan xen một cách khéo léo và tinh tế.
Các thảm xanh do thiếu duy tu, bảo dưỡng gây mất mỹ quan đô thị. |
Tiếp nối kết quả đã đạt được trên phố Thái Hà, quận Đống Đa đã tiến hành chỉnh trang vỉa hè tại phần còn lại của phố Thái Hà, phố Huỳnh Thúc Kháng. Đến nay, các hạng mục cơ bản cũng đã hoàn thành, tuyến phố Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng vốn chật chội đông đúc xe cộ nay cũng trở nên “xanh” hơn với hàng thảm cỏ trải dài từ đầu đến cuối phố. Biện pháp này không những đem lại hiệu quả thiết thực trong việc tạo điểm nhấn, cảnh quan đô thị, đặc biệt hạn chế được nhiều hành vi vi phạm trật tự đô thị tạo điều kiện cho người đi bộ di chuyển an toàn.
Trong khi chờ đợi thành phố Hà Nội xây dựng đề án tổng thể về quản lý hệ thống công viên, cây xanh thảm cỏ và rà soát, cân đối bố trí ngân sách thì các “thảm xanh” trên các tuyến phố vẫn cần được chăm sóc, đảm bảo tính thẩm mỹ cho Thủ đô nghìn năm văn hiến. Tình trạng cỏ cây mọc trên các tuyến đường vốn khang trang, sạch đẹp cần sớm được giải quyết dứt điểm. |
Tương tự, tại đường Kim Mã, cùng với sắc tím hoa bằng lăng đang nở rộ trong tháng 5, để chào đón SEAGames 31 người ta đã trồng hàng chục dàn hoa giấy dưới mỗi tán bằng lăng. Sắc tím bằng lăng, hòa cùng màu hồng phai của hoa giấy, màu vàng của lan, đỗ quyên đã tạo nên những bức tranh lãng mạng đầy màu sắc, thu hút không ít những người yêu nhiếp ảnh đến ghi lại các khoảnh khắc này. Rồi đường đường Láng, Hoàng Cầu... ban đầu là việc bỏ đi những lớp gạch và bê tông ở dải phân cách. Một phần vỉa hè rộng đoạn song song với những hàng cây xà cừ “huyền thoại” cũng được lật bỏ gạch, cải tạo thành đất phù sa, trộn thêm mùn, trấu để thêm tơi xốp... Để rồi, hàng nghìn cây cảnh, cây hoa được tập kết về đây: Cỏ lạc, dâm bụt, tường vi... Qua bàn tay khéo léo của những người công nhân, bên cạnh hệ thống cây bóng mát sẵn có, những viên gạch, bê tông khô cứng trước đây được thay thế, dần hình thành “vườn hoa” đẹp mắt. “Tuyến phố trở nên tươi mới, sống động hơn rất nhiều. Việc trồng cây cảnh, cây hoa tại dải phân cách mang đến một không gian xanh mát.
Cứ vậy, danh sách các tuyến phố “nở hoa” đang dần được nhân thêm: Phố Cầu Mới, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Thái Học, Tây Sơn, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai... những “thảm xanh” này đã đem đến những luồng gió mát cho không gian đô thị vốn chật ních bởi quá trình đô thị hóa.
Cần biện pháp duy trì
Vốn đẹp là vậy nhưng tại hầu hết những tuyến đường trên, trừ thảm cỏ và cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh hay Điện Biên Phủ vẫn được chăm sóc đầy đủ thì hầu hết các “vườn hoa, thảm cỏ” dường như đang bị “bỏ quên” đã khiến cây cối nơi đây nhanh chóng trở nên rậm rạp, cây cỏ mọc lung tung, gây mất mỹ quan đô thị, cản trở tầm nhìn giao thông.
Theo khảo sát của phóng viên, dọc theo đoạn đường Kim Mã, các khóm hoa dâm bụt, hoa giấy do thiếu chăm sóc, duy tu đã mọc thành từng bụi um tùm. Thậm chí có khóm hoa giấy được neo trên các cây bằng lăng nhưng do mọc trĩu cành đã gần như đổ sập xuống đường. Các cây hoa trên đường Hoàng Cầu mọc tứ tung chìa hẳn cả ra đường giao thông. Thậm chí có đoạn do không được chăm sóc đã có những đoạn cây cảnh héo úa, trơ trụi làm lộ ra cả đất trồng cây. Đặc biệt, có những đoạn người dân còn ngang nhiên vứt phế thải xây dựng, rác thải cồng kềnh gây mất mỹ quan đô thị như ở đoạn giao Yên Lãng ra Láng.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra trên phố Thái Hà, nhiều đoạn trên dải phân cách của Đại lộ Thăng Long, dải phân cách đoạn cuối phố Sài Đồng, dải phân cách trên đường Ái Mộ (gần Bệnh viện Đa khoa Nam Anh), đảo giao thông trên đường Linh Đường giao đường Nguyễn Hữu Thọ... “Hệ thống cây xanh đa tầng tán vốn rất đẹp, nhưng do lâu ngày không được chăm sóc nên các cây hoa đã mọc thành từng bụi, thậm chí có những đoạn cây còn chĩa ra ngoài đường cản trở các phương tiện giao thông... Những bụi hoa vốn rất đẹp nay lại chính là tác nhân gây mất mỹ quan đô thị, thậm chí cả an toàn giao thông” - chị Nguyễn Thị Ly (quận Đống Đa) cho hay…
Nhiều chuyên gia về đô thị cho rằng, hệ thống thảm xanh đô thị cũng giống như hệ thống cây xanh của Thành phố cần được chăm sóc thường xuyên, thậm chí cần được quan tâm hơn hết vì chúng chỉ duy trì vẻ đẹp trong một thời gian ngắn từ vài tuần đến một vài tháng. Trong khi các gói thầu duy tu, bảo dưỡng cây xanh thường được tính theo đơn vị năm và tổ chức theo hình thức đấu thầu tập trung, gây mất nhiều thời gian từ lên kế hoạch, phương án, đấu thầu đến triển khai. Ngoài ra, việc Thành phố vẫn tiến hành cắt giảm các chi phí không thực sự cần thiết cũng là một khó khăn chung cho công tác duy tu, bảo dưỡng các “thảm xanh”. Tuy nhiên, tiết kiệm kinh phí không có nghĩa là để cây cỏ mọc bừa bãi, không được cắt tỉa, gây ảnh hưởng đến văn minh đô thị.
Đầu tháng 3/2020, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng Hà Nội (bên mời thầu) đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu 8 gói thầu thuộc Dự án để hình thành giá gói thầu công tác quản lý, duy trì hệ thống cây xanh, thảm cỏ trên địa bàn 12 quận và các trục đường liên quận, huyện năm 2020-2024 do Sở Xây dựng quản lý theo phân cấp. Sau khi các gói thầu được công bố, các đơn vị trúng thầu sẽ lên kế hoạch chăm sóc, duy trì thảm cỏ, hệ thống cây xanh trả lại các không gian xanh vốn có./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54