--> -->

Những cây cầu nối quá khứ và hiện tại

“… Nhĩ Hà, Tây chuyển sang Đông/ Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này…” - đó là những câu thơ tôi được nghe từ thuở bé, trong những cuốn sách nói về Hà Nội. Khi đi và gặp gỡ nhiều, tôi mới nhận ra, đó là những câu thơ mang tính “định vị” cho Hà Nội, phần nào nói đến vị thế “cận giang” của một Thủ đô ngàn tuổi. Và ở Thành phố ven sông này, từ chỗ chỉ có cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội hiện nay đã có nhiều cây cầu nối đôi bờ. Những cây cầu Hà Nội nối quá khứ và hiện tại, trở thành những nhân chứng cho sự phát triển văn minh, hiện đại của Thành phố nghìn năm tuổi.
Có một Hà Nội đang từng ngày đổi khác Những cây cầu bắc vào tương lai

1. Thuở còn sinh viên, tôi không ít lần chậm rãi đi trên làn đường nhỏ hẹp của cầu Long Biên. Tôi nhớ, lần đầu tiên qua cây cầu ấy, trong tôi không phải là cảm xúc tự hào, nhung nhớ hay vui vẻ như người ta vẫn thường thể hiện trong các tác phẩm văn học. Thay vào đó là cảm giác sợ. Không sợ sao được khi cầu Long Biên toát lên vẻ già nua, cũ kĩ, và lo lắng hơn cả là hình như cầu... lung lay. Trên suốt cả quãng đường sang sông, không lúc nào tim tôi không đập rộn rã. Tôi ôm ấp một nỗi ám ảnh thường trực là cây cầu này hình như sắp... sập. Thế nhưng, qua biết bao năm tháng, tôi dần già đi, trưởng thành hơn nhưng cầu Long Biên vẫn vững chãi đứng đó. Cây cầu đã hiền từ chứng kiến tất cả những kỉ niệm cũng như đổi thay trong cuộc đời tôi.

Những cây cầu nối quá khứ và hiện tại
Những cây cầu bắc qua sông Hồng giúp thúc đẩy kinh tế - xã hội Thủ đô ngày một phát triển. Ảnh: Luyện Đinh

Giờ đây, khi bước đi trên cầu Long Biên, thay vào sự non trẻ trong suy nghĩ ngày nào, giờ tôi thấy cầu Long Biên thật đẹp. Ở cây cầu lịch sử ấy, tôi tìm được sự rung cảm khi ánh mặt trời dần lẩn khuất bên những dòng xe. Là ánh đèn rực rỡ, nối nhau dài tít tắp từ những căn nhà cao ốc khang trang phía hai bên bờ sông. Tôi hiểu, nhờ cầu Long Biên mà đời sống người dân phố thị ngày càng được đổi khác.

Tiếc nuối những dư vị của thời gian, giờ mỗi đận ghé cầu Long Biên, tôi cũng mang theo máy ảnh, để ghi lại hình ảnh của tôi, của bạn tôi, của cây cầu, của bãi sông, của những người bán bánh mì giữa dốc, của những cô bán ngô trồng dưới bãi, của con tàu chốc lát lại lao vụt qua... để xem cái gì là thay đổi, còn cái gì là bất biến? Rồi tôi nhận ra rằng, chỉ cái cách người ta cư xử với cây cầu là đôi chút khác đi, còn bản thân nó và những gì thuộc về tự nhiên, về không gian, lịch sử, văn hóa vẫn vẹn nguyên như vậy.

Có những lúc, trên cây cầu ngàn năm tuổi, tôi thấy cách hành xử của người với cầu thật thiếu sự yêu thương và trân trọng. Chẳng là, trong những lần chậm rãi đi trên làn đường nhỏ hẹp của cầu Long Biên, ngắm nhìn các bạn trẻ và cả những người nước ngoài đang vui cười chụp ảnh chợt thấy sao người ta vì vin vào cái cơ mưu sinh mà làm cầu xấu đi nhiều đến thế. Tôi không thích các bà, các cô trải chiếu bán trà chanh, trà đá. Không thích cách người ta ăn uống, buôn bán rồi mang niềm vui trở về, rác rưởi thì bỏ lại… Tôi hi vọng những cư xử với cầu Long Biên sẽ văn minh hơn, để cây cầu mãi là một biểu tượng thiêng liêng, lắng đọng không chỉ trong lòng người Hà Nội.

2.Tại Hà Nội, sự xuất hiện cầu Long Biên vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đã mở ra một thời kỳ mới của quá trình đô thị hóa Hà Nội lần thứ nhất, cũng như giao thương với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc của đất nước. Cách quãng 83 năm sau, Hà Nội có thêm hai cây cầu, đó là cầu Thăng Long và cầu Chương Dương. Cầu Thăng Long được thiết kế và xây dựng bởi sự giúp đỡ, viện trợ của Liên Xô (cũ). Cầu khánh thành hơn một tháng, thì ngày 30/6/1985, cầu Chương Dương cũng được thông tuyến và đưa vào sử dụng. Đây là cây cầu thép - bê tông đầu tiên hoàn toàn do kỹ sư và công nhân Việt Nam tự thiết kế và xây dựng. Những cây cầu bắc qua sông Hồng này đã trực tiếp kéo khoảng cách giữa các quận trung tâm Thủ đô với vùng ngoại vi. Nối Hà Nội thông thuận với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5…

Tôi còn nhớ, trong ngày khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự và động viên nhân dân Hà Nội. Ngày khánh thành, Thủ tướng nhấn mạnh, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là công trình đóng vai trò quan trọng, góp phần giải quyết điểm nghẽn giao thông kết nối giữa hai bờ sông Hồng, nhằm hoàn thiện tuyến đường Vành đai giai đoạn 2 và kết nối với các tuyến vành đai khác của thành phố Hà Nội; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo tiền đề cho việc hình thành chuỗi các đô thị phía Bắc Thủ đô.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn thì nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt. Hà Nội có mật độ dân cư lớn, lưu lượng tham gia giao thông ngày một tăng cao. Trong khi đó, kết cấu hạ tầng giao thông chung của Thành phố vẫn còn nhiều bất cập, hệ thống hạ tầng khung bao gồm các đường vành đai, các trục hướng tâm chưa được khớp nối, liên thông đồng bộ... Bởi vậy, cầu Vĩnh Tuy 2 sẽ trực tiếp tăng cường khả năng lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thành phố. Bên cạnh đó, dự án đảm bảo an toàn giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng các quận: Hai Bà Trưng, Long Biên nói riêng và Thủ đô nói chung, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Thủ đô theo quy hoạch. Đặc biệt, sau khi hoàn thành giai đoạn 2, cầu Vĩnh Tuy trở thành cây cầu có chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất trong số các cây cầu bắc qua sông Hồng với 8 làn xe ô tô.

Những cây cầu nối quá khứ và hiện tại
Ven sông Hồng, nhờ những cây cầu, đời sống người dân ngày một nâng cao. Nhịp đô thị hóa mạnh mẽ là nét dễ nhận biết khi đứng từ trên các cây cầu nhìn về Hà Nội

Từ Long Biên đến Vĩnh Tuy 2, những cây cầu lần lượt nối liền hai bờ sông Hồng, nối liền lịch sử hôm qua và hôm nay, đã tạo ra cho mảnh đất ngàn năm văn hiến này những dáng vẻ vừa bề thế lại vừa thâm trầm, vừa vững chãi lại vừa đặc sắc. Hơn hết, những cây cầu đang trở thành động lực chắp cánh cho một Thủ đô cởi mở trong hội nhập, tạo sức vóc mạnh mẽ và bền vững cho Hà Nội hiện tại và tương lai.

3.Tôi ấn tượng mãi với những vần thơ của bạn đọc Đinh Xuân Trường gửi đến Báo Lao động Thủ đô cách đây ít năm. Đó là những vần thơ hay mà dí dỏm nói về những cây cầu - “cánh tay nối dài” của Thủ đô. “Nhật Tân nói với Long Biên/ Chị trăm tuổi vẫn mướt mềm thướt tha/ Vẫn là kiều nữ kiêu sa/ Rạng ngời giữa chốn phồn hoa kinh kỳ/ Long Biên chớp chớp bờ mi/ Nhật Tân trẻ đẹp ai bì được em/ Chương Dương, Thanh Trì thầm ghen/ Thăng Long còn mãi ngước lên mơ màng/ Những chuyện cầu đến rộn ràng/ Sông Hồng sẽ kể tận ngàn năm sau/ Trưa nay nhấm nháp bên nhau/ Bỗng dưng em nhắc qua cầu… áo bay.

Hà Nội xứng đáng là một trung tâm lớn giữa vùng sông nước mênh mang nơi có những cây cầu tỏa ra khắp các phương hướng như những cánh tay thần kỳ mang tới sự phồn vinh và đông vui cho khắp vùng miền. Việc thành phố Hà Nội đã và đang triển khai xây dựng những cây cầu lớn bắc qua sông Hồng, bên cạnh ý nghĩa về giao thông đô thị còn trực tiếp đẩy mạnh liên kết các vùng kinh tế, tạo động lực để Thủ đô phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống, xã hội người dân ở ven đô Hà Nội. Nói cách khác, những cây cầu không chỉ đi vào thơ ca, nhạc họa mà đang từng ngày giúp Thủ đô thay da đổi thịt, giúp Thủ đô Hà Nội hội nhập và phát triển.

Luyện Đinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hệ thống thẻ vé liên thông: Đột phá trong giao thông công cộng

Hệ thống thẻ vé liên thông: Đột phá trong giao thông công cộng

Hà Nội đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, trong đó giao thông công cộng đóng vai trò then chốt. Hệ thống thẻ vé điện tử liên thông Hà Nội đang hướng đến là một minh chứng cho nỗ lực đó.
Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô

Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô

Quận Nam Từ Liêm thực hiện hai dự án liên quan đến đường Trịnh Văn Bô
Chuyện người trẻ và khát vọng sáng tạo trên nền giấy dó

Chuyện người trẻ và khát vọng sáng tạo trên nền giấy dó

Trong nhịp sống hiện đại, khi công nghệ và những tiện nghi mới đang phủ bóng lên từng góc phố, vẫn có những người trẻ lặng lẽ đi tìm lại những giá trị xưa cũ nhưng đầy sức sống. Họ tìm đến giấy dó - thứ giấy mỏng manh nhưng bền bỉ, thấm đẫm hơi thở truyền thống để gieo mầm cho khát vọng sáng tạo của mình.
Thành đoàn Hà Nội ra mắt 3 đội hình tình nguyện

Thành đoàn Hà Nội ra mắt 3 đội hình tình nguyện

Với mục tiêu bảo vệ môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp, Thành đoàn Hà Nội đã ra mắt 3 đội hình tình nguyện gồm: Đội hình "Sắc xanh tình nguyện - sạch từ ngõ tới phố"; Đội hình “Thanh niên hành động - Nói không với rác thải nhựa”; Đội hình “Mùa hè tình nguyện xanh”.
“Nhà là nơi trái tim thuộc về” đoạt giải Nhất tuần 3 Cuộc thi "Cùng nhau vào bếp - Gắn kết yêu thương"

“Nhà là nơi trái tim thuộc về” đoạt giải Nhất tuần 3 Cuộc thi "Cùng nhau vào bếp - Gắn kết yêu thương"

Cuộc thi “Cùng nhau vào bếp - Gắn kết yêu thương” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức theo hình thức trực tuyến đã bước sang tuần thứ ba. Qua bình chọn, ở tuần 3, tác phẩm “Nhà là nơi trái tim thuộc về” của đoàn viên Trịnh Thị Thanh Hà - Công đoàn Trường Tiểu học Gia Thụy đã xuất sắc đoạt giải Nhất.
Hà Đông: Biểu dương 31 tập thể, cá nhân điển hình học tập và làm theo Bác

Hà Đông: Biểu dương 31 tập thể, cá nhân điển hình học tập và làm theo Bác

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông vừa tổ chức biểu dương, khen thưởng 11 tập thể, 20 cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với hoạt động của tổ chức Công đoàn và các nhiệm vụ chính trị địa phương.
Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức Diễn đàn Lao động sáng tạo năm 2025

Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức Diễn đàn Lao động sáng tạo năm 2025

Ngày 25/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Diễn đàn Lao động sáng tạo năm 2025 với chủ đề “Vững niềm tin – Kiến tạo tương lai”.

Tin khác

Chuyện người trẻ và khát vọng sáng tạo trên nền giấy dó

Chuyện người trẻ và khát vọng sáng tạo trên nền giấy dó

Trong nhịp sống hiện đại, khi công nghệ và những tiện nghi mới đang phủ bóng lên từng góc phố, vẫn có những người trẻ lặng lẽ đi tìm lại những giá trị xưa cũ nhưng đầy sức sống. Họ tìm đến giấy dó - thứ giấy mỏng manh nhưng bền bỉ, thấm đẫm hơi thở truyền thống để gieo mầm cho khát vọng sáng tạo của mình.
Quốc Oai: Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho người lao động

Quốc Oai: Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho người lao động

Mới đây, Liên đoàn Lao động huyện Quốc Oai đã tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho 100 lao động nữ là giáo viên các trường học trên địa bàn huyện và người lao động đang làm việc tại Công ty TNHH Sunhouse.
Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2025, chiều 24/5, Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình Chắp cánh ước mơ cho con và biểu dương Gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025”.
Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Để phục vụ tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng của Thành phố và đất nước, từ năm 2024 đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ đạo, nâng cao công tác tiếp công dân, siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, tố cáo phức tạp.
Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, 10 năm qua quận Tây Hồ đã đạt nhiều kết quả khá toàn diện. Nhiều cách làm mới, sáng tạo, thiết thực tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực có sức lan tỏa, sâu rộng trong toàn Đảng bộ quận.
Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Hành trình kết nối năm 2025 của Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội (gồm các nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu Thành phố) đã khép lại thành công sau 5 ngày (20-24/5) với nhiều hoạt động ý nghĩa tại các tỉnh miền Trung.
Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng năm 2025

Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng năm 2025

Tối 23/5, Liên đoàn Vật Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV - năm 2025. Giải vật diễn ra từ ngày 22 đến 25/5.
Quận Tây Hồ tập huấn “Bình dân học vụ số” cho người cao tuổi

Quận Tây Hồ tập huấn “Bình dân học vụ số” cho người cao tuổi

Ngày 23/5, Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1336/QĐ-TTg của Chính phủ về xây dựng và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn quận; tập huấn mô hình “Bình dân học vụ số”.
Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Ngày 22/5, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội đến thăm các tổ chức tôn giáo và trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Huế.
Huyện Thường Tín đề xuất phương án đặt trụ sở 4 xã mới sau sắp xếp

Huyện Thường Tín đề xuất phương án đặt trụ sở 4 xã mới sau sắp xếp

Để thực hiện tốt việc thành lập đơn vị hành chính mới, huyện Thường Tín đã đề xuất với thành phố Hà Nội phương án dự kiến đặt trụ sở cơ quan hành chính - chính trị 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động