--> -->

Những bóng giếng Hà thành

Nằm trong không gian đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội là một trong những địa phương nổi tiếng bậc nhất với nhiều giếng làng cổ kính và rất đẹp. Trong dòng chảy thời gian, mỗi giếng là một số phận, có cái đoản mệnh, có cái đa đoan, lại có cái như biết nói, như biết nhắc người ta nhớ đến nó. Hơn hết, ngày nay nhớ đến những giếng làng, người ta sẽ nghĩ ngay đến mạch nguồn của văn hoá dân gian, là những ngày cuối năm, cả làng xóm tụ quanh miệng giếng để mổ lợn, lau lá, gói bánh chưng…
nhung bong gieng ha thanh Thưởng thức nét độc đáo ẩm thực đường phố Hà Thành
nhung bong gieng ha thanh “Phố khóa” đất Hà thành
nhung bong gieng ha thanh Người giữ hồn giò chả Ước Lễ

Nơi lưu giữ ký ức

Trong một dịp tình cờ khi tiếp chuyện với nhà nghiên cứu Nguyễn Tọa (Nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội) về sự hiện diện của những giếng làng trong đời sống, tôi biết rằng, cách đây khoảng 50 năm, những chiếc giếng khơi là một phần không thể thiếu của Hà Nội tạo nên nét “văn hóa giếng”. Đó không chỉ là nơi lấy nước mà còn thành chỗ tụ tập của đám trẻ con mỗi khi đi đá bóng về; nơi những ánh mắt của trai gái trao nhau mỗi khi gánh nước, rửa rau; chốn để các bà nội trợ chia sẻ câu chuyện tưởng như không bao giờ hết. Cánh đàn ông còn thả cả chai bia xuống giếng để làm lạnh.

Kỳ thực, cho đến nay, ở không ít nơi, bên những miệng giếng dịp cuối năm, người dân vẫn tụ tập rửa lá dong gói bánh chưng, mổ lợn cùng ăn Tết. Chẳng hạn, ở làng Yên Thôn (xã Thạch Xá, Thạch Thất) còn có tục vào đêm 30 Tết, người dân ra giếng làng gánh nước về lấy may. Hoặc cũng có nơi giờ vẫn còn giữ lệ trai đi lấy vợ phải ra giếng làng lấy nước về thổi xôi làm sính lễ. Trân quý và quan trọng nhưng giếng giờ cũng chẳng được vị thế như xưa. Nhắc chuyện này, nhà nghiên cứu Nguyễn Tọa bảo, đó là sự biến thiên tất yếu.

nhung bong gieng ha thanh
Giếng cổ Phú Diễn theo lối chân quỳ dạ cá.

Phải. Khi có nước máy, giếng vẫn được dùng vì cả xóm phải dùng chung một vòi nước công cộng. Mất nước máy, giếng là lựa chọn duy nhất của dân trong phố. Khi nước máy vào từng nhà thì giếng khơi bỗng chốc bị… bỏ quên. Nguồn nước mát trong từ giếng khơi không còn được trọng dụng, người dân quên dần tính cộng đồng nơi sân giếng. Nay, có thể tìm thấy ở nhiều ngôi làng những giếng xưa cũ. Nhưng có một sự thật là hầu hết các giếng làng còn lại hiện nay đều chỉ như một… di sản của làng.

Đồng lòng gìn giữ

Đó là với góc nhìn nghiên cứu, với riêng cá nhân tôi, giếng vẫn hằn in như nguồn mạch của văn hoá dân gian. Quanh giếng cũng hội tụ không ít câu chuyện kỳ lạ. Ở di tích Đền Cổ Loa, huyện Đông Anh cũng vẫn còn di tích giếng Ngọc gắn với truyền thuyết chuyện tình của nàng công chúa Mỵ Châu. Dân ở đây cho rằng, những viên ngọc nếu được rửa bằng nước giếng này sẽ trở lại sáng đẹp. Hoặc ở Thượng điện chùa Linh Tiên quán, Hà Nội, có một giếng nước đặc biệt. Nước giếng quanh năm trong, ngọt và múc mấy cũng không cạn. Người dân vẫn lấy nước ở đây cúng tế thần tiên. Người bị thương, ốm đau hay mệt mỏi khi dùng nước giếng sẽ chóng bình phục, lành bệnh…

Rồi tại Đường Lâm (Sơn Tây), giếng còn mang ý nghĩa tâm linh như sự hưng vong của cả một làng. Tại đây, giếng thường rộng từ 3 - 5m, sâu trên 10m. Miệng giếng ghép bằng những tảng đá ong sần sùi, màu nâu trầm, rất bền và vững chãi. Hơn hết, bên đình Mông Phụ, còn có hai giếng cổ. Người làng thường bảo, giếng đã có tuổi đời 4 thế kỷ. Những giếng nước này tượng trưng cho đôi mắt rồng thiêng liêng của ngôi làng. Đó là những sự “lạ” quanh giếng mà tôi ghi được, nhưng để coi là kiến trúc độc đáo bậc nhất có lẽ phải kể đến giếng được đẽo đá nguyên khối theo thế “chân quỳ dạ cá” tại Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm). Làng Phú Diễn giờ đã ồn ào khác xưa. Vẫn xóm đấy làng đấy, vẫn ao sen sân đình nhưng không giấu nổi những xâm lấn phố phường. Có người tinh ý lại vui tính cứ ví Phú Diễn như cô gái xuân thì bước chân quê lên phố.

nhung bong gieng ha thanh
Độ sâu của giếng là 8 thước, và tang giếng bằng gạch xếp khít.

Vì đổi thay nhiều nên đi tìm một chút hồn làng lắng đọng sao khó quá. Nhưng may thay, chút hồn làng cỏn con cũng còn sót lại ở cái giếng ngay đầu Xóm Giếng. Bước chân qua con đường làng vốn ken đặc xe cộ là một khuôn viên nhỏ. Bao giếng này không hình lục lăng như thường thấy, người ta xây bao đến sát vỉa hè. Bên trong, chếch tay trái là chiếc giếng cổ, mà người làng vẫn quen gọi là giếng khơi. Người ta thấy cái hình ảnh miệng giếng đẹp đẽ làm bằng đá tròn nguyên khối ẩn đủ những nắn nót của nghệ nhân.

Chếch sang phía bên phải vài thước là ban thờ nhỏ. Thì ra ở Phú Diễn, giếng cũng có thần bản thổ. Vẫn được hương hoa suốt ba mươi ngày trong tháng. Nếu thực có thần linh, thì hẳn thần giếng đây cũng hài lòng trước tâm tôn kính của nhân quần. Gần đó, một bia đá của thời mới, có ghi: “Giếng khơi làng Phú Diễn là ngôi giếng cổ. Tuy chưa biết đích xác niên đại. Nhưng những sợi dây gàu cọ vào miệng giếng có nhiều vết lõm rất sâu, là dấu ấn thời gian giếng tồn tại đã lâu đời. Vành giếng liền tròn, chạm chân quỳ dạ cá tinh xảo.

Người làng đến nay vẫn bảo, mạch nước giếng dồi dào, trong mát cung cấp cho cả làng dùng từ thế hệ này qua thế hệ khác quanh năm không bao giờ cạn, là nguồn sống của bao đời. Thế mới biết, giếng cổ ấy không chỉ là bảo vật làng hoặc chứng tích khai lập thổ cư xưa kia. Giếng đã được tôn thành “ngôi”, thì tất không thể thường được. Cứ những chữ nghĩa ấy mà xét mới thấy những giá trị không dễ cân đo của người Phú Diễn. Lại nói về những nét chạm khắc chân quỳ dạ cá, theo chút kiến thức nhỏ bé có được, tôi thấy cái thế chân quỳ dạ cá ấy mà người thợ lấy dáng cho miệng giếng kia đã cố cách điệu từ hình hoa sen. Ở gờ giếng có đường soi xung quanh nắn nót lắm.

Và ở cái gờ soi này, tôi đếm đủ 72 vết rãnh do những dây gầu kéo nước tạo ra. Cái thế bụng cá phình to nhưng chân quỳ chắc chắn tạo cho giếng cổ như vừa có khí thiêng, lại uy nghi lẫm liệt như giếng cung vua phủ chúa. Các bậc nho lão xưa của Phú Diễn chắc rằng không học đòi lối ấy, nhưng cũng sùng mộ đạo Phật mà cách điệu hoa sen cho tỏ chút chí tình. Cũng may, bảo vật quý không bị phá đi, lấp mất giữa cái thời mọi thứ có thể bị phá và lấp.

Nhớ lại, quãng thời điểm năm 2015, tôi từng có cơ may gặp ông Trần Đức Chính. Ông Chính là con trai cụ đồ Tái nổi tiếng bậc nhất Phú Diễn nên cũng rõ sử làng hơn ai hết. Ông bảo, trước làng Phú Diễn không ở đây, mà ở cạnh Cầu Sắt. Vì cha ông có va chạm với người Cổ Nhuế nên mới chuyển nơi ở đến chỗ này. Còn nói làng có đến nghìn tuổi không, thì ông lắc đầu, vỏn vẹn bảo tuổi làng chỉ ước chừng vào khoảng bốn đến sáu trăm năm gì đó.

….Thế mới rõ, người xưa lập làng là tìm nơi có mạch nước tốt để đào giếng. Giếng gắn liền với làng, giống như một sự đảm bảo cho cuộc sống, sự an cư lạc nghiệp của cha ông ta từ xưa. Thật mừng khi nay ai nấy về Phú Diễn, tìm chiếc giếng khơi miệng làm bằng đá tròn nguyên khối vẫn được được người dân gìn giữ rất có ý thức. Giếng được bao quanh tường rào, cổng vào có đôi câu đối: “Thuỷ mạch khai thông linh khí tại /Thạch nhi tái tạo thuỵ phong lai” như lời nhắn nhủ đầy thương nhớ đến một địa điểm gần gũi với làng xã. Nơi có những con người thuần phác, những ngày Tết đến lại xôm tụ, cười nói với nhau bên miệng giếng làng.

Thảo Phạm Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Lực đẩy dòng vốn mới cho thị trường chứng khoán

Nhân dịp 25 năm vận hành thị trường chứng khoán (TTCK), Báo Tài chính - Đầu tư (Bộ Tài chính), tổ chức Tọa đàm “Lực đẩy dòng vốn mới”. Tọa đàm tập trung vào việc giải mã lực đẩy thực sự của dòng vốn trong giai đoạn mới.
Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Tăng lương tối thiểu nhưng không cắt giảm các chế độ hiện hành của người lao động

Bộ Nội vụ yêu cầu không xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác khi tăng lương tối thiểu vùng.
Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước

Mưa lũ xảy ra nhanh trong đêm khiến nhiều xã miền núi của tỉnh Nghệ An ngập sâu trong biển nước. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn, chính quyền các xã và người dân nhanh chóng di dời người và tài sản.
Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027

Theo kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025, việc bố trí công chức vào vị trí việc làm và xếp ngạch tương ứng với vị trí việc làm phải được thực hiện trước ngày 1/7/2027.
U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

U23 Việt Nam đối đầu Philippines tại bán kết U23 Đông Nam Á: Quyết tâm bảo vệ ngôi vương

Sau khi vượt qua vòng bảng với thành tích toàn thắng, đội tuyển U23 Việt Nam chính thức giành quyền vào vòng bán kết Giải U23 Đông Nam Á 2025 với tư cách nhất bảng B. Đối thủ tiếp theo của thầy trò HLV Kim Sang-sik là U23 Philippines - đội nhì bảng A. Trận bán kết sẽ diễn ra lúc 16h00 ngày 25/7 trên sân vận động Bung Karno, Indonesia.

Tin khác

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Quyết tâm đổi mới vì sự phát triển bền vững

Đảng bộ UBND phường Thanh Liệt, Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là kỳ đại hội có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng sau sáp nhập, khẳng định tinh thần đoàn kết, bản lĩnh chính trị và quyết tâm đổi mới của tập thể cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền phường Thanh Liệt.
Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414:  Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Xã Suối Hai cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414: Mở đường để đưa du lịch sinh thái cất cánh

Ủy ban nhân dân (UBND) xã Suối Hai, thành phố Hà Nội vừa tổ chức lễ khởi công Dự án Cải tạo, nâng cấp đường Tỉnh lộ 414 đi Vườn Quốc gia Ba Vì. Đây là tuyến đường trọng điểm tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng trên địa bàn xã.
Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Phường Tây Mỗ: Thăm, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tây Mỗ đã tổ chức các đoàn công tác đi thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn.
Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo phường Xuân Đỉnh thăm và tặng quà người có công, gia đình chính sách

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/71947 - 27/7/2025), ngày 21/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Xuân Đỉnh tổ chức các đoàn lãnh đạo đi thăm, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa

Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri tại 3 phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa

Ngày 22/7, tổ đại biểu số 6, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Yên Hòa sau Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025.
Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ

Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ

Ủy ban nhân dân (UBND) các phường đã chủ động rà soát các khu dân cư, có phương án sơ tán người dân đến nơi an toàn trong trường hợp xảy ra bão mạnh, úng ngập lớn. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ" để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Phường Cầu Giấy: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch

Phường Cầu Giấy: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đoàn đại biểu Đảng ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường và lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc phường Cầu Giấy đã trang trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch, Nghĩa trang thành phố Hà Nội, Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ phường Dịch Vọng và phường Dịch Vọng Hậu (cũ).
Chuẩn bị chu đáo cho Đại hội Đảng bộ xã Quảng Oai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chuẩn bị chu đáo cho Đại hội Đảng bộ xã Quảng Oai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 21/7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Quảng Oai tổ chức Hội nghị lần thứ ba nhằm thảo luận, góp ý hoàn thiện công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là bước chuẩn bị quan trọng, mang tính chất quyết định cho việc tổ chức thành công Đại hội - sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của xã sau sáp nhập.
Xem thêm
Phiên bản di động