Nhồi máu cơ tim đang "trẻ hóa" - chuyện không nhỏ
Bệnh viện E: Cấp cứu thành công cho một du khách Trung Quốc bị nhồi máu cơ tim | |
5 thay đổi giúp giảm mỡ máu bền vững | |
Tim mạch bị ảnh hưởng như thế nào khi ngồi làm việc nhiều? |
Cholesterol máu cao là nguyên nhân của khoảng 50% trường hợp nhồi máu cơ tim (ảnh FamilyDoctor.org) |
Trưa ngày 28/3, Cơ trưởng L.K.H, 35 tuổi, bị ngất ngay khi máy bay Boeing 737 - 800, chuyến bay AE1858 đang chờ lệnh ra đường băng để cất cánh. Đội y tế cảng hàng không Tân Sơn Nhất nhanh chóng sơ cứu và đưa phi công đến BV 175. BV thông báo nạn nhân đã ngừng tim, ngừng thở trước khi đến viện, nguyên nhân do nhồi máu cơ tim (NMCT). Được biết, bằng lái và giấy khám sức khỏe của phi công này còn thời hạn hiệu lực đến tháng 2/2020.
Nhiều ca bệnh còn rất trẻ
Theo y văn kinh điển, nam giới mắc bệnh mạch vành gây NMCT trung bình khoảng 55 tuổi, nữ giới khoảng 65, nhưng nhiều năm nay số người trẻ tuổi bị NMCT tăng đột biến.
Đang đánh cầu lông, anh Trần Đức C, 33 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội, đột nhiên ôm ngực ngã quỵ. BV Bạch Mai chẩn đoán NMCT cấp và dùng ngay thuốc tiêu sợi huyết nên cục máu đông làm tắc mạch vành tan ra, thoát khỏi lưỡi hái tử thần. BS cho biết, động mạch vành (ĐMV) của tim có nhiều mảng xơ vữa, có thể gây tắc nghẽn bất cứ lúc nào nên nguy cơ NMCT luôn treo lơ lửng, chưa kể đột quỵ do tai biến mạch não... Anh Nguyễn Ngọc L, 38 tuổi, ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, được chuyển đến BV E trong tình trạng sốc tim, đau dữ dội vùng ngực trái, nguy cơ ngừng tim, tử vong nếu không xử lý nhanh.
Các BS Trung tâm tim mạch quyết định đưa thẳng vào phòng tim mạch can thiệp. Hồi sức tích cực và chụp ĐMV qua da được triển khai ngay. BS Phan Thảo Nguyên, người trực tiếp làm thủ thuật cấp cứu cho biết, ĐMV phải hẹp 99% do huyết khối. Tiến hành hút huyết khối và đặt stent, sau 20 phút can thiệp, bệnh nhân hết đau ngực, mạch, huyết áp ổn định.
Không ít người rất trẻ đã bị NMCT. Bệnh nhân V.T.L, mới 20 tuổi, từ Cà Mau chuyển đến Viện tim TP. HCM với chẩn đoán hẹp - hở van hai lá 4/4. Khám lâm sàng và xét nghiệm, thấy tim không to nhiều (biến chứng của hẹp - hở van) nhưng bóp yếu. Nghi có NMCT nên chỉ định chụp ĐMV, phát hiện tắc hai nhánh, nghĩa là nhồi máu hai vùng cơ tim cùng lúc.
Với một người 20 tuổi, tắc ĐMV rất hiếm gặp và những ca tắc hai nhánh như thế này, tử vong 30 - 50% trước khi nhập viện. Khoảng 10 giờ, khi đang đánh cá ngoài biển, anh Nguyễn Tấn C, 21 tuổi, ở xã Mỹ Thành, Phù Mỹ, Bình Định, thấy đau thắt ngực, cứ khoảng 5 phút một cơn, bủn rủn tay chân, vã mồ hôi, được đưa vào khoa Nội Tim mạch, BVĐK Bình Định lúc 15 giờ 30 cùng ngày.
Xét nghiệm men tim, điện tim, siêu âm tim, X-quang tim phổi lúc vào viện đều bình thường, được theo dõi tại khoa. Ngày hôm sau, xét nghiệm lại, men tim tăng hơn 10 lần, tuy nhiên men tim cao có thể do viêm cơ tim hoặc NMCT. Để loại trừ, chỉ định chụp ĐMV, thấy huyết khối gây tắc hoàn toàn ĐMV phải. Sau can thiệp và đặt stent, bệnh nhân hết đau ngực; mạch, huyết áp ổn định; tự đứng và đi lại được. Bệnh nhân này hút mỗi ngày hơn 1 gói thuốc lá!
Nhồi máu cơ tim là thế nào
Định nghĩa lần thứ ba toàn cầu về NMCT cấp là hoại tử một vùng cơ tim bởi thiếu máu cục bộ do co thắt mạch hay nghẽn, tắc ĐMV do xơ vữa tại chỗ hoặc cục máu đông, mảng xơ vữa từ nơi khác đến (còn gọi là suy vành hoặc thiếu máu cơ tim cục bộ mãn tính). Y văn thế giới khẳng định không ai qua được cơn NMCT thứ ba.
NMCT có rất nhiều biến chứng mà suy tim cấp là hàng đầu do rối loạn nhịp tim nhanh; rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất (gián đoạn dẫn truyền hệ thần kinh tự động của tim) làm nhịp rất chậm; tắc nghẽn ĐMV thứ phát là chính cục nghẽn gây ra NMCT ban đầu to thêm hoặc hình thành những cục máu đông trong buồng tim gây tắc mạch phổi; vỡ tim; thủng vách giữa hai tâm thất; đứt cột cơ tim gây hở van hai lá; gây hội chứng Dressler gồm viêm màng ngoài tim, tràn dịch khoang màng tim và khoang màng phổi; các cơn đau ngực lan tỏa (đau thần kinh nhạy cảm); các cơn đau thắt ngực tái phát; phồng vách tim. NMCT gây chết đột ngột nhiều nhất ở giờ đầu tiên, ngày đầu tiên và nhiều nhất là do rung thất (nhịp tim trên 350 lần/phút), ít hơn theo thứ tự là rung nhĩ, cơn nhịp nhanh thất (nhịp tim khoảng 200 - 250 l/ph, làm tim suy cấp), tắc mạch phổi lớn, vỡ tim...
Lại không hiếm những cơn NMCT im lặng: không đau thắt ngực, chỉ phát hiện được khi ghi điện tim và thường xảy ra ở những ca hẹp ĐMV dưới 50%, khi có yếu tố thuận lợi như trạng thái tâm lý căng thẳng; đã đặt stent mạch vành; đặc biệt, theo nhiều thống kê quốc tế, khoảng 17% - 39% người tiểu đường có cơn NMCT im lặng.
Sau cơn NMCT đầu tiên có nguy cơ cao NMCT im lặng hoặc NMCT không điển hình (triệu chứng mờ nhạt) với các yếu tố thuận lợi khác là rối loạn nhịp tim, suy tim mãn (không phải do NMCT); ngưng thở khi ngủ; thiếu máu não thoáng qua hay đột quỵ, người cao tuổi, phụ nữ. Không có cách nào khác để phát hiện NMCT (số tử vong bằng NMCT điển hình) im lặng ngoài khám sức khỏe định kỳ và người cao tuổi, tăng Cholesterol máu, cao huyết áp, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, có stress kéo dài... phải kiểm tra điện tim thường xuyên hợp lý để phát hiện.
Cholesterol máu cao là nguyên nhân của khoảng 50% và tăng huyết áp (HA) được cho là gây ra khoảng 40% các trường hợp NMCT, HA càng cao nguy cơ NMCT càng nhiều. Người tiểu đường có khoảng 50% nguy cơ xơ vữa mạch vành ở nam và 100% ở nữ. Những người lạm dụng rượu, bia; ít vận động; người béo phì, nhất là béo phì bụng; bị stress trường diễn thuộc nhóm nguy cơ cao.
Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu toàn cầu thì người hút thuốc lá có nguy cơ xơ vữa mạch vành cao hơn 60% người không hút. Vì khói thuốc lá làm tăng nồng độ Carbon monoxide (CO - một chất độc) trong máu, phá hủy tế bào nội mạc (mặt trong) mạch máu, đương nhiên có mạch vành, gia tăng tập trung tiểu cầu, nghĩa là tăng nguy cơ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ NMCT độc lập với các yếu tố khác...
Ngoài ra, bệnh còn có yếu tố di truyền: gia đình có nam dưới 55 và nữ dưới 65 tuổi mắc bệnh mạch vành, thế hệ sau mắc bệnh gấp 3 - 4 lần gia đình không có người mắc; một vài bệnh hiếm gặp có thể gây biến chứng NMCT như bệnh viêm động mạch chủ và các nhánh chính của nó, bệnh cầu cơ mạch vành...
Sau thế chiến thứ 2, các nước phát triển giật mình khi thấy số bệnh nhân chết do NMCT hàng năm nhiều hơn số chết vì chiến tranh thông thường. Mỗi năm, thế giới có 2,5 triệu người chết do NMCT. Ở Mỹ, năm 2009, có 386.324 người chết do NMCT; mỗi năm có khoảng 1,5 triệu ca mới và 280.000 ca tái phát, 150.000 ca im lặng.
Ở Việt Nam, năm 2003, nhập viện vì NMCT cấp là 4,2% số bệnh nhân, năm 2007 là 9,1%; số NMCT những năm qua cứ năm sau cao hơn năm trước 15 - 20% (theo Viện Tim mạch quốc gia). BV Chợ Rẫy, TPHCM, năm 2010 có 1.538 ca nhập viện vì NMCT, 267 ca tử vong. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, sự ra đời của đơn vị cấp cứu mạch vành, các thuốc tiêu huyết khối, can thiệp ĐMV cấp cứu và tiến bộ về các thuốc phối hợp đã giảm tử vong do NMCT cấp thế giới xuống dưới 7%, so với trên 30 % trước đây.
Bệnh mạch vành có thể hạn chế được
Tăng nhanh số người mắc bệnh tim mạch, tăng HA, nhất là số người 25 - 40 tuổi ở Việt Nam, trong đó có NMCT rất đáng lo ngại bởi số tử vong rất cao và suy giảm nhân lực lao động. Gần đây, hai nhóm nghiên cứu Baltimore và Framingham, Mỹ, công bố kết quả mổ tử thi 1.000 ca đột tử thấy 20 - 51% nam và 6 - 10% nữ độ tuổi 35 - 54 là do NMCT, cho thấy bệnh này đang trẻ hóa toàn cầu.
Nhịp sống ngày càng hối hả và nguyên nhân gây NMCT đã rõ thì không có cách nào khác ngoài bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên tập luyện đủ cường độ, thời gian. Giảm nguy cơ tăng huyết áp, bệnh ĐMV... bằng cách ăn nhiều rau và cân đối đạm động - thực vật; ưu tiên các loại đậu, đỗ, đặc biệt là đậu nành vì có nhiều axít béo không no Omega 3, tốt cho tim mạch.
Nghiên cứu trên 65.000 phụ nữ Trung Quốc, ăn ít nhất 7,4g đạm đậu nành/ngày, giảm 75% nguy cơ bệnh tim mạch. Nghiên cứu mới đây ở Nhật Bản, uống 400ml sữa đậu nành/ngày giảm đáng kể Cholesterol máu. Đan Sâm, Tam Thất, Mạch Môn, Đỏ Ngọn, Bồ Hoàng, Hoàng Bá, Sơn Tra, là những vị thuốc quý cho tim mạch, đặc biệt là chống đau thắt ngực.
Phải nghĩ ngay đến NMCT khi đau thắt ngực như có vật đè nặng, ép chặt ngực..., đau một hoặc cả hai cánh tay, lưng, vai, cổ, hàm hoặc trên rốn; tim đập mạnh liên hồi; khó thở xuất hiện trước hoặc cùng cơn đau ngực. Toát mồ hôi lạnh. Rất mệt mỏi và khó chịu...
Người mắc bệnh ĐMV phải uống thuốc giãn mạch vành, phòng huyết khối, hạ HA theo chỉ định, tuyệt đối không được bỏ thuốc. Ngậm dưới lưỡi ngay Risordan hoặc Nitroglycerine khi có cơn đau thắt ngực. Sau 5 phút, cơn đau, khó thở không giảm hoặc mất có thể dùng thuốc lần 2. Nếu có Aspirin được kê đơn thì uống 1 viên để phòng huyết khối và nhanh chóng đến BV, không nên để quá 15 phút.
Theo BS Văn Bình/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58