-->
Từ khủng hoảng tại Câu lạc bộ Than Quảng Ninh:

Nhìn về tính chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua, việc Câu lạc bộ Than Quảng Ninh nợ lương làm “nóng” các mặt báo khi hàng loạt trụ cột của đội bóng đất Mỏ phải viết tâm thư kêu cứu. Chuyện của câu lạc bộ, nhưng đồng thời là hồi chuông “cảnh tỉnh” về nền bóng đá chuyên nghiệp nước nhà.
Đào tạo trọng tài nữ của Bóng đá Việt Nam: Tín hiệu vui vì ngày càng chuyên môn hóa Các mục tiêu lớn của bóng đá Việt Nam trong năm 2021

Câu lạc bộ gặp khó khăn khi ông chủ “dứt áo”

Trong nhiều tháng qua, họ không nhận được lương và các khoản tiền thưởng, tiền lót tay như cam kết ban đầu. Một số cầu thủ thậm chí đe dọa sẽ từ chối thi đấu từ vòng 9 V-League nếu không được thanh toán tiền lương. Tính tới vòng 8, Than Quảng Ninh đang đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng V-League 2021 (thậm chí đã lúc họ vươn lên đứng đầu khi Hoàng Anh Gia Lai chưa thi đấu cùng SHB Đà Nẵng) nhưng đội bóng này đang đứng trước nguy cơ giải thể vì thiếu tiền. Đâu là lý do dẫn đến tình trạng này?

Nhìn về tính chuyên nghiệp  của bóng đá Việt Nam
Cần nhìn và trường hợp Câu lạc bộ Than Quảng Ninh để thấy rằng bóng đá sẽ khó trở thành chuyên nghiệp nếu nguồn tài chính tại các câu lạc bộ không ổn định. Ảnh: Bình Nguyễn

Nguồn kinh phí để Than Quảng Ninh duy trì hoạt động mỗi năm từ 70-80 tỷ đồng, được rót từ 2 nguồn chính là từ tỉnh Quảng Ninh (nguồn kinh phí này do Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam tài trợ) khoảng 30 tỷ đồng, số còn lại là tiền do doanh nghiệp của ông Phạm Thanh Hùng (Chủ tịch Câu lạc bộ) chi trả. Từ năm 2020 đến nay, nhà tài trợ chính là Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam không rót tiền tài trợ, ngay lập tức đội bóng này gặp khó khăn.

Tuy nhiên, trường hợp như của Than Quảng Ninh không phải là hiếm gặp trong 20 năm phát triển bóng đá chuyên nghiệp nước nhà. Người hâm mộ Việt Nam từng chứng kiến những đội bóng xuất hiện và được đặt rất nhiều hy vọng, rồi bỗng dưng biến mất như Xi măng Xuân Thành Sài Gòn, Navibank Sài Gòn, Vissai Ninh Bình, Hà Nội ACB, Hoà Phát Hà Nội. Tất cả những đội bóng kể trên đều có chung một hoàn cảnh, đó là khi chia tay với "ông bầu" thì sự tồn tại của câu lạc bộ cũng chấm dứt.

Một trường hợp hiếm hoi khi doanh nghiệp "dứt áo ra đi" mà câu lạc bộ vẫn có thể duy trì được chính là Thanh Hóa. Năm 2018 khi tỷ phú Trịnh Văn Quyết tuyên bố ngừng tài trợ, đội bóng xứ Thanh cũng cực kỳ chật vật bởi họ vừa mất đi một nguồn kinh phí khoảng 120 tỷ/năm. Tuy nhiên, sau đó với sự trở lại của "bầu Đệ" rồi bây giờ là "bầu Đoan", Câu lạc bộ Thanh Hóa đã tạm vượt qua được khó khăn.

Nhìn tổng thể ở V-League, hiện đang có 2 xu hướng tài chính tại câu lạc bộ, đó là từ nguồn tiền của ông bầu và nguồn ngân sách địa phương. Bóng đá Việt Nam chính thức bước vào tên gọi chuyên nghiệp từ mùa giải 2000-2001. Nhưng 21 năm trôi qua, các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam vẫn không thể tự chủ tài chính được. Hầu hết các địa phương vẫn phải hỗ trợ cho các câu lạc bộ từ tài chính, cơ sở vật chất, đào tạo trẻ. Có những câu lạc bộ nhận được khoản tài trợ lên tới 40 tỷ đồng/năm. Ngay cả một đội bóng có tính chuyên nghiệp cao như Hà Nội FC cũng vẫn "nhờ vả" vào nhà nước.

Cụ thể từ năm 2016, đội bóng Thủ đô được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội giao quyền quản lý, sử dụng sân vận động Hàng Đẫy (tài sản nhà nước). Ngoài ra, hàng năm Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vẫn chi tiền cho công tác đào tạo trẻ, đây cũng chính là cái nôi tạo ra hàng loạt trụ cột hiện tại cho đội bóng của bầu Hiển như Quang Hải, Đình Trọng... Trong khi đó, ở Hải Phòng dù đã giải tán Trung tâm đào tạo trẻ và bàn giao cho Câu lạc bộ Hải Phòng, nhưng địa phương này dự kiến sẽ vẫn hỗ trợ kinh phí cho đội bóng thành phố Cảng duy trì hoạt động của các tuyến trẻ.

Ngược lại, những đội bóng được "nuôi dưỡng" bởi nguồn ngân sách tài trợ cũng phải đứng trước nhưng nguy cơ không nhỏ. Năm 2020 có quá nhiều biến động. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng và bóng đá cũng không phải ngoại lệ. Tình hình kinh doanh của các ông bầu bị đình trệ, nguồn thu sụt giảm ghê gớm nên tiền rót vào bóng đá cũng bị hao hụt đi nhiều. Rất nhiều đội bóng cũng buộc phải giảm lương để bảo đảm cân bằng tài chính. Đây cũng không phải là câu chuyện mới. Khi kinh tế phát triển, đặc biệt cơn sốt bóng đá sau những thành tích lớn của “môn thể thao vua” ở nước nhà như năm 2018-2019 thì nhiều doanh nghiệp sẽ rót tiền vào các câu lạc bộ, nhằm quảng bá thương hiệu của mình. Tuy nhiên, nếu kinh tế gặp khó khăn mọi chuyện sẽ diễn biến theo chiều hướng ngược lại. Đây không phải chuyện riêng có ở bóng đá nước nhà mà là câu chuyện tầm quốc tế, nhưng rõ ràng tính phụ thuộc của nhiều câu lạc bộ Việt Nam vào nguồn tài trợ của các doanh nghiệp thực sự rất đáng "báo động".

Để không còn những câu chuyện như ở Câu lạc bộ Than Quảng Ninh

Theo quy định của Công ty cổ phân Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) thì một đội bóng ở giải đấu cao nhất Việt Nam (V-League) phải có ngân sách tối thiểu 35 tỷ đồng/năm, nhưng theo chính ông Trần Anh Tú- Chủ tịch VPF thì để hoạt động tốt, mỗi đội cần ít nhất 50 tỷ đồng/năm. Trong khi đó nguồn thu từ việc bán vé, bán áo đấu hay quảng cáo vẫn chỉ như muối bỏ biển… Số liệu thống kê cho thấy giá vé tại các sân vận động dao động từ 100 đến 300.000 đồng, ước tính các câu lạc bộ có thể thu về khoảng 150-300 triệu đồng mỗi trận, tính cả mùa giải họ được đá trên sân nhà khoảng 13 trận. Nếu giành chiến thắng như chính trường hợp Than Quảng Ninh đã nói ở trên, các cầu thủ được thưởng nóng khoảng 200 triệu đồng thì khoản thu trên xem ra là không đủ.

Đến nay thì số liệu về tiền bản quyền truyền hình của V-League vẫn chưa rõ, vì thế rất khó nhận định nguồn thu của các câu lạc bộ về mặt này, nhưng chắc chắn nó không thể là một con số quá lớn. Nếu không, nhiều đội bóng đã không lâm vào khó khăn đến vậy khi bị ông bầu “rút ống thở”. Một nguồn thu khác là từ việc bán cầu thủ cũng ở tình trạng tương tự. Trong khi đó, việc bán áo đấu hiện vẫn chưa được tiến hành một cách chuyên nghiệp và quy mô tại các đội bóng ở V-League.

Nhìn vào thực tế ảm đạm đó để thấy viễn cảnh các đội bóng ở V-League có thể sống bằng chính nguồn thu từ bóng đá vẫn còn khá xa. Tuy vậy, tất cả không phải chỉ là một màu xám. Đâu đó vẫn có những đội bóng đã và đang tìm cách đứng bằng chính đôi chân của mình. Đồng Tháp từng là một hình mẫu về kiếm tiền tại V-League khi họ hoạt động với khoản ngân sách chừng 24,5 tỷ đồng từ các cổ đông đóng góp. Theo số liệu vào năm 2015, đội bóng xứ Sen hồng đã thu về khoảng 13,5 tỷ đồng nhờ doanh thu bán vé cả mùa (1,5 tỷ đồng) cùng 12 tỷ đồng tiền quảng cáo, nguồn thu từ các nhà tài trợ, bán đồ lưu niệm, áo đấu...

Một ví dụ khác là Bình Dương. Vào năm 2014 thì đội bóng đất Thủ là một trong những câu lạc bộ kiếm tiền tốt nhất Việt Nam. Để duy trì khoản ngân sách hàng năm khoảng 50 tỷ, ngoài nguồn từ nhà tài trợ Becamex thì đội bóng còn chủ động kinh doanh để tìm được một nguồn kinh phí duy trì hoạt động. Cụ thể đó là doanh thu từ quảng cáo. Đội bóng được tạo điều kiện để khai thác 600 biển quảng cáo dọc quốc lộ 13 và một số tuyến phố tại thị xã Thủ Dầu Một, ngoài ra còn tiền bán quảng cáo trên sân, nguồn thu từ việc bán, cho mượn cầu thủ, tiền bán vé, khai thác thương quyền... để có được tổng nguồn thu đủ tạo ra ngân sách cho các thương vụ chiêu mộ khủng trong quá khứ.

Tất nhiên, những trường hợp như Đồng Tháp hay Bình Dương không phải là phổ biến và cũng khá khiên cưỡng nếu nói họ là điển hình về việc sống bằng nguồn thu từ bóng đá mà không cần đến nhà tài trợ. Song đó cũng là những nỗ lực đáng ghi nhận để tạo ra sự độc lập tài chính của một đội bóng, điều vẫn là sự hiếm thấy ở V-League thời điểm này.

Việc độc lập về tài chính là yếu tố tiên quyết nếu muốn bàn đến sự chuyên nghiệp và nếu dùng tiêu chuẩn này để đánh giá thì có lẽ bóng đá Việt Nam thực sự chỉ đang trong quá trình chuyển tiếp đi lên chuyên nghiệp mà thôi. Chỉ khi nào quá trình này kết thúc, những câu chuyện kiểu như Câu lạc bộ Than Quảng Ninh vừa qua mới có cơ hội đi vào dĩ vãng./.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải và Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra sản xuất tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.

Tin khác

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ

Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ

(LĐTĐ) Đêm qua 22/1, một loạt "ông lớn" của bóng đá châu Âu đã phải nhận thất bại cay đắng, khiến họ đứng trước nguy cơ không thể hoàn thành mục tiêu vào Top 8 Champions League.
Nhận định trận Real Madrid vs Salzburg: Phần thắng nghiêng về đội chủ nhà

Nhận định trận Real Madrid vs Salzburg: Phần thắng nghiêng về đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Real Madrid vs Salzburg trong khuôn khổ vòng phân hạng Champions League 2024/25 sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 23/1. Theo đánh giá, phần thắng sẽ nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, đây là trận đấu mà rất có thể Los Blancos sẽ thắng đậm đội bóng nước Áo.
Nhận định trận PSG vs Man City: Cuộc chiến sống còn của 2 gã nhà giầu

Nhận định trận PSG vs Man City: Cuộc chiến sống còn của 2 gã nhà giầu

(LĐTĐ) Trận đấu giữa PSG vs Man City sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 23/1 ở lượt trận thứ 7 vòng phân hạng Champions League 2024/25. Đội nào thắng trận này mới có nhiều cơ hội vào vòng sau.
Liverpool vs Lille, 03h00 ngày 22/1: Thắng để chắc suất vào vòng knock-out

Liverpool vs Lille, 03h00 ngày 22/1: Thắng để chắc suất vào vòng knock-out

(LĐTĐ) Trận đối đầu giữa Liverpool vs Lille sẽ diễn ra vào lúc 3h00 ngày 22/1, nằm trong khuôn khổ vòng 7 UEFA Champions League. Ở trận này, Liverpool sẽ cần hạ gục Lille để chắc suất đi tiếp vào vòng knock-out.
Benfica vs Barca (3h00 ngày 22/1): Barca ca khúc khải hoàn

Benfica vs Barca (3h00 ngày 22/1): Barca ca khúc khải hoàn

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Benfica vs Barca sẽ diễn ra lúc 3h00 ngày 22/1, trong khuôn khổ của vòng phân hạng Champions League. Đây sẽ là cơ hội để Barca sớm giành vé vào vòng knock-out với tư cách là đội bóng xếp ở 1 vị trí trong top 8 chung cuộc.
Nguyễn Xuân Son được định giá 700.000 euro

Nguyễn Xuân Son được định giá 700.000 euro

(LĐTĐ) Theo cập nhật mới nhất từ chuyên trang chuyển nhượng Transfermakt, giá trị chuyển nhượng của Nguyễn Xuân Son tăng từ 500.000 euro lên 700.000 euro. Anh trở thành cầu thủ đắt giá nhất V.League và đội tuyển Việt Nam.
Chelsea vs Wolves, 03h00 ngày 21/1: The Blues hạ gục Wolves

Chelsea vs Wolves, 03h00 ngày 21/1: The Blues hạ gục Wolves

(LĐTĐ) Vào lúc 03h00 ngày 21/1, trận đối đầu giữa Chelsea vs Wolves sẽ diễn ra trong khuôn khổ vòng 22 Premier League 2024/25.
Man United vs Brighton: Cuộc chiến cân sức, cân tài

Man United vs Brighton: Cuộc chiến cân sức, cân tài

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Man United vs Brighton tại vòng 22 Ngoại hạng Anh 2024/2025 sẽ diễn ra lúc 21h ngày 19/1/2025.
Xem thêm
Phiên bản di động