--> -->

Nhân rộng nhiều mô hình văn hóa

Xây dựng Tổ dân phố, khu dân cư văn hóa thời gian qua đã được các địa phương trên địa bàn Thủ đô thực hiện bằng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo. Chính những cách làm này đã từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến một Hà Nội văn minh, hiện đại.
Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Hoàn thiện các mô hình văn hóa sức khỏe cộng đồng

Từ mô hình cầu thang văn hóa

Ai từng đến Khu tập thể Bắc Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), hẳn không còn ngạc nhiên với tấm biển đề “Cầu thang văn hóa” treo ngay lối vào mỗi tòa nhà chung cư. Với người dân nơi đây, những cầu thang này không chỉ là điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, mà còn là không gian kết nối, sẻ chia, nâng cao tinh thần đoàn kết, gắn bó.Nơi đầu tiên hình thành và áp dụng mô hình cầu thang văn hóa là ở nhà A3, (tổ 17, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy). Đến đây, người ta cảm giác như bước vào một thư viện thu nhỏ.

Nhân rộng nhiều mô hình văn hóa
Hằng ngày, người dân thường đọc báo tại cầu thang văn hóa. Ảnh: K.Tiến

Trong không gian thoáng đãng, rộng chừng 20 m2, ba bộ bàn ghế dài kê sát mép tường. Trên mặt bàn, hàng loạt báo chí đủ loại được bày ngay ngắn. Bên trên là bảng tin cùng nhiều bằng khen, giấy khen, đối diện là chiếc tủ kính tập hợp hàng trăm đầu sách, trong đó có cả những cuốn văn học kinh điển. Một không gian nhỏ xinh được treo kín bằng khen, giấy khen của chính quyền phường, quận là minh chứng cho những nỗ lực của cư dân nơi đây trong việc xây dựng nên một không gian văn hóa cho mọi người.

Chị Nguyễn Minh Phương đã sinh sống ở nhà A3 hơn 20 năm cho biết, ý tưởng biến chân cầu thang thành điểm giao lưu văn hóa, trao đổi thông tin là sáng kiến đầy ngẫu hứng của một số cán bộ về hưu ngành quân đội sinh sống ở khu tập thể khi tình cờ cùng ngồi chơi nơi đây. Cũng chính các cụ đã đi vận động, thuyết phục từng hộ gia đình đồng thuận.Đáng nói, những góc nhỏ này đã xóa đi tình trạng trộm cắp vặt, tệ nạn xã hội hay quảng cáo, rao vặt trái phép.

Hằng ngày, tại khu vực cầu thang văn hóa, tiếng cười nói, bàn luận của những người cao tuổi ngồi đọc sách, báo vang lên rộn rã khiến mọi người cảm thấy rất vui. Không chỉ là không gian văn hóa, nơi đây còn kết nối những người dân sinh sống trong khu tập thể lại với nhau. “Những năm qua, góc nhỏ tại cầu thang văn hóa đã là một điểm đến thân thiện của cả người già lẫn người trẻ. Đây cũng là nơi giao lưu để các thế hệ hiểu nhau hơn. Là nơi giáo dục, tuyên truyền, nâng cao văn hóa đọc cho cộng đồng”, chị Phương chia sẻ.

Đến nay, mô hình cầu thang văn hóatại nhà A3 đã tồn tại được khoảng 20 năm. Để duy trì mô hình cầu thang văn hóa được lâu dài, một bản nội quy đi kèm cũng được niêm yết, với đầy đủ các quy định, như: Người dân chủ động luân phiên dọn dẹp vệ sinh; ngăn chặn quảng cáo, rao vặt trái phép; không tận dụng cầu thang làm điểm kinh doanh, đặt để đồ cá nhân; có ý thức đi nhẹ, nói khẽ… Đặc biệt hơn, thời gian qua, mô hình cầu thang văn hóa đã lan tỏa ra nhiều khu vực trên địa bàn phường Nghĩa Tân. Đến nay, phường có gần 100 điểm “cầu thang văn hóa”. Đây là điểm nhấn góp phần xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh ở khu dân cư.

Lan tỏa những mô hình hay

Những năm qua, trên địa bàn Hà Nội, có thể thấy hoạt động xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được các cấp chính quyền quan tâm triển khai đến các quận, huyện, thị xã. Trong đó, trọng tâm là thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng các mô hình văn hoá. Việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên hưởng ứng và triển khai và đã thu được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng gia đình văn hóa “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” luôn được đặt lên hàng đầu.

Trên địa bàn Thành phố, hằng năm, công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy trình, thủ tục công nhận các danh hiệu văn hoá cơ sở được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc, chú trọng đến chất lượng. Kết quả, các mô hình đều đạt so với kế hoạch; công tác xây dựng mô hình văn hóa phù hợp hơn với đặc thù của từng địa phương. Bên cạnh đó, phong trào xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị được triển khai rộng rãi trên địa bàn Thành phố. Huy động nguồn lực trong cộng đồng, nhân dân tích cực thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, bảo đảm an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường và tham gia giám sát việc triển khai thực hiện ở cộng đồng dân cư. Qua quá trình này, xuất hiện một số địa phương có những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả.

Lấy ví dụ, những chuyển biến rõ nét về giữ gìn an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại các tổ dân phố “5 không” trên địa bàn phường Khương Mai (quận Thanh Xuân) cho thấy mô hình này đang phát huy hiệu quả tích cực. Điều kiện để xây dựng tổ dân phố “5 không” là địa bàn phải liên tục 3 năm liền đạt tổ dân phố văn hóa, từ đó nâng tầm lên mô hình mới. Theo tiêu chí “5 không”, 100% các hộ dân trong tổ phải thực hiện đúng các quy định đổ rác đúng giờ, không để tồn tại chân rác, thường xuyên tổng vệ sinh ngõ phố; 100% hộ gia đình trong tổ chấp hành thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; không có tệ nạn xã hội và phát sinh các trường hợp vi phạm pháp luật mới; không có hộ nghèo.

Chỉ sau khoảng 2 năm triển khai, từ 2 tổ dân phố đầu tiên thực hiện thí điểm mô hình tổ dân phố “5 không”, phường Khương Mai đã phát triển trên 10 tổ dân phố “5 không”. Mô hình đã thực sự phát huy hiệu quả trong công tác giữ gìn an ninh trật tự và vệ sinh môi trường và cần được nhân rộng nhằm mang lại môi trường sống xanh, sạch đẹp, an toàn cho nhân dân trên địa bàn quận Thanh Xuân nói riêng và toàn thành phố Hà Nội nói chung.

Trong những năm gần đây, Hà Nội đang vươn mình phát triển mạnh mẽ, chất lượng cuộc sống người dân đang ngày càng được cải thiện. Không chỉ khu vực nội thành, các làng quê ngoại thành cũng khang trang, đổi mới, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa. Hoạt động hiệu quả của các mô hình văn hóa cùng hệ thống nhà văn hóa cơ sở đã giúp người dân vừa là chủ thể tham gia, vừa là đối tượng thụ hưởng. Từ sự sáng tạo, linh động trong thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa, văn minh đô thị đã giúp Hà Nội ngày càng đẹp và văn minh hơn./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thị trường du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp lữ hành mới, đặc biệt là trong bối cảnh ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Sự gia nhập của các doanh nghiệp này không chỉ làm phong phú thêm thị trường du lịch mà còn góp phần vào sự phục hồi và phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam.
Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ngày 24/5, mưa rơi suốt cả ngày nhưng từng đoàn người vẫn nối nhau tiến vào Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá, điều động - thống nhất toàn tỉnh.
Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Để tránh nhầm lẫn, sai sót, sau khi nhận Phiếu báo dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026, học sinh cần kiểm tra toàn bộ thông tin in trên Phiếu.
Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2025, chiều 24/5, Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình Chắp cánh ước mơ cho con và biểu dương Gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025”.
Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Để phục vụ tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng của Thành phố và đất nước, từ năm 2024 đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ đạo, nâng cao công tác tiếp công dân, siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, tố cáo phức tạp.
Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Nhu cầu làm đẹp không ngừng gia tăng trong xã hội hiện đại, kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo “làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ” trên mạng xã hội là vô số cạm bẫy, đẩy nhiều chị em vào cảnh “tiền mất tật mang”, thậm chí biến dạng vĩnh viễn hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Tin khác

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2025, chiều 24/5, Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình Chắp cánh ước mơ cho con và biểu dương Gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025”.
Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Để phục vụ tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng của Thành phố và đất nước, từ năm 2024 đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ đạo, nâng cao công tác tiếp công dân, siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, tố cáo phức tạp.
Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, 10 năm qua quận Tây Hồ đã đạt nhiều kết quả khá toàn diện. Nhiều cách làm mới, sáng tạo, thiết thực tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực có sức lan tỏa, sâu rộng trong toàn Đảng bộ quận.
Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Đoàn công tác Mặt trận Hà Nội kết thúc Hành trình kết nối ý nghĩa tại Hà Tĩnh và Thanh Hóa

Hành trình kết nối năm 2025 của Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội (gồm các nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu Thành phố) đã khép lại thành công sau 5 ngày (20-24/5) với nhiều hoạt động ý nghĩa tại các tỉnh miền Trung.
Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng năm 2025

Khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng năm 2025

Tối 23/5, Liên đoàn Vật Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây khai mạc Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV - năm 2025. Giải vật diễn ra từ ngày 22 đến 25/5.
Quận Tây Hồ tập huấn “Bình dân học vụ số” cho người cao tuổi

Quận Tây Hồ tập huấn “Bình dân học vụ số” cho người cao tuổi

Ngày 23/5, Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1336/QĐ-TTg của Chính phủ về xây dựng và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau trên địa bàn quận; tập huấn mô hình “Bình dân học vụ số”.
Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Đoàn Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thăm các tổ chức tôn giáo tại thành phố Huế

Ngày 22/5, Đoàn đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, nhân sĩ, trí thức, chức sắc, tôn giáo, dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội đến thăm các tổ chức tôn giáo và trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Huế.
Huyện Thường Tín đề xuất phương án đặt trụ sở 4 xã mới sau sắp xếp

Huyện Thường Tín đề xuất phương án đặt trụ sở 4 xã mới sau sắp xếp

Để thực hiện tốt việc thành lập đơn vị hành chính mới, huyện Thường Tín đã đề xuất với thành phố Hà Nội phương án dự kiến đặt trụ sở cơ quan hành chính - chính trị 4 xã mới được thành lập sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững

Góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững

Trên địa bàn Hà Nội, các cơ sở giáo dục, trường học đã và đang triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, thúc đẩy phong trào “Bình dân học vụ số”; góp phần xây dựng xã hội học tập, công bằng và phát triển bền vững.
Để công nghệ không còn xa lạ với người dân

Để công nghệ không còn xa lạ với người dân

Từ những thao tác thanh toán không tiền mặt, sử dụng dịch vụ công trực tuyến đến việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào học tập, sản xuất - tất cả đang diễn ra một cách sống động và gần gũi tại Hà Nội thông qua phong trào “Bình dân học vụ số”. Không còn những khẩu hiệu trừu tượng, chuyển đổi số được cụ thể hóa bằng hành động: Dễ học, dễ hiểu, dễ làm, dễ áp dụng. Đây là bước chuyển mạnh mẽ để Hà Nội hướng tới một xã hội số toàn diện, bao trùm và không ai bị bỏ lại phía sau.
Xem thêm
Phiên bản di động