-->

Nguy cơ úng ngập từ các công trình xây dựng

Trong quá trình thi công, một số dự án chỉnh trang đô thị, thi công xây lắp, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đã và đang ảnh hưởng đến công tác tiêu thoát nước của Hà Nội. Để giảm thiểu nguy cơ này, các đơn vị thoát nước đã chủ động phối hợp với chủ đầu tư có các phương án khắc phục kịp thời, bảo đảm tiêu thoát nước hiệu quả.
nguy co ung ngap tu cac cong trinh xay dung Hà Nội: Chủ động các phương án để ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan
nguy co ung ngap tu cac cong trinh xay dung Hà Nội: Phát huy thế mạnh công nghệ trong phòng chống mưa bão, úng ngập

Thi công gây ảnh hưởng hệ thống

Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội), hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 37 dự án đã và đang triển khai xây dựng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến công tác thoát nước.

nguy co ung ngap tu cac cong trinh xay dung
Công nhân công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội thực hiện nạo vét lòng cống, đảm bảo kế hoạch vận hành hệ thống thoát nước.

Trong đó, nhiều dự án trong số này thi công trên sông, mương thoát nước chính: Dự án cống hóa mương Hoàng Văn Thụ (Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai), dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai); dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật đầm cụm 1 (ngõ 310 Nghi Tàm, quận Tây Hồ); các dự án xây dựng đường Vành đai 2 đoạn Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở, nhà ga ngầm S12, S11, S9 và giếng thoát hiểm thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội...

Đảm trách công tác thoát nước địa bàn quận Hoàn Kiếm, một phần quận Ba Đình và Tây Hồ, ông Nguyễn Xuân Hòa, Phó Giám đốc Xí nghiệp Thoát nước số 1, cho hay, dự án cống hóa mương Thụy Khuê (thuộc dự án cải thiện môi trường từ dốc La Pho đến cống Đõ) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ làm chủ đầu tư, mới hoàn thành một số đoạn. Tuy nhiên, lòng cống còn tồn tại các tường xây, nhiều bùn đất chưa được thanh thải... ảnh hưởng đến dòng chảy của mương, gây ngập tại dốc La Pho mỗi khi mưa lớn.

Tại trọng điểm úng ngập ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm), hệ thống thoát nước chảy theo hướng qua phố Trần Hưng Đạo - Yết Kiêu, đổ ra hồ Thiền Quang, Ba Mẫu. Song việc thi công xây dựng ga ngầm S12 (nhà thầu đang thi công tường dẫn, tường vây, đào sâu 34m, kéo dài 100m từ Phan Bội Châu đến ngõ Hàng Cỏ)… ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước khu vực.

Tiếp đó, tại gói thầu cống hóa mương Thụy Khuê (Dự án cải thiện môi trường từ dốc La Pho đến cống Đõ), do dự án triển khai trong thời gian dài, các đoạn mương đã triển khai thi công không liền mạch, chiều rộng mương dẫn dòng và cống đã thi công không tương đồng. Mặt khác, trong quá trình GPMB thường xuyên làm rơi phế thải xuống lòng mương khiến công tác tiêu thoát nước gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, tại dự án Kè hồ và nạo vét bùn, dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Linh Quang cũng tồn tại hàng loạt bất cập. Hiện vị trí cửa xả vào hồ của tuyến cống hóa mương Thông Phong – Linh Quang, cao độ sàn cửa phai cao hơn cao độ đáy cống D1500 vào hồ khoảng 70 - 80cm; hay cao độ đỉnh tường chắn nước thải trong ga tách dòng tại cửa thu từ hồ vào cống D2000 Trung Tiền còn cao… Đó là những lý do gây ảnh hưởng đến công tác thoát nước tại khu vực này.

Để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của các công trình thi công đến hệ thống thoát nước, Chủ tịch công ty Thoát nước Lê Vũ Quảng Sương cho biết: “Công ty đã chủ động rà soát, lập danh sách và có văn bản đề nghị các chủ đầu tư cung cấp thông tin dự án, tiến độ thi công; lập biện pháp dẫn dòng bảo đảm thoát nước, gửi đến công ty để cùng thống nhất, phối hợp triển khai. Công ty cũng yêu cầu các xí nghiệp, đội trực thuộc kiểm soát chặt chẽ các dự án đang thi công trên địa bàn quản lý, bảo đảm tuân thủ biện pháp thi công đã thống nhất, hạn chế ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước”.

Theo kế hoạch thoát nước mùa mưa năm 2020 của Sở Xây dựng Hà Nội, để bảo đảm tiêu thoát nước kịp thời tại khu vực nội thành, đơn vị sẽ tập trung nạo vét, vệ sinh đường cống ở các vị trí trọng điểm thường xuyên xảy ra ngập úng mỗi khi có mưa lớn. Sau đó, tiếp tục triển khai làm vệ sinh, khơi thông dòng chảy ở các tuyến phố, khu vực khác để đảm bảo công tác thoát nước mùa mưa.

nguy co ung ngap tu cac cong trinh xay dung

Ngoài ra, công ty cũng đã yêu cầu các đơn vị kiểm tra, kiểm soát chặt tất cả các dự án đang triển khai thi công trên địa bàn quản lý tuân thủ nghiêm các quy định đảm bảo hệ thống thoát nước. Xây dựng phương án cụ thể, bố trí lực lượng, phương tiện ứng trực đối với từng dự án có liên quan đến điểm ngập úng để tăng tính chủ động khi chủ đầu tư và nhà thầu thi công không sẵn sàng thực hiện các biện pháp trên công trường nhằm giảm thiểu ngập úng cho khu vực.

Tăng cường ứng dụng công nghệ

Đặc biệt, với những thiết bị giám sát thoát nước hiện đại nhất, các thông số về lượng mưa, mức độ ngập, lưu lượng nước... đều được cập nhật tự động liên tục 24/24 giờ. Theo Chủ tịch công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội Lê Vũ Quảng Sương, giờ đây, hệ thống thoát nước của 12 quận đã được số hóa và cập nhật lên bản đồ hệ thống thoát nước trên nền tảng GIS. Các thông số cơ bản của hệ thống thoát nước được cập nhật đầy đủ và là cơ sở để kiểm soát, đánh giá khả năng úng ngập cũng như lên kế hoạch duy tu, quản lý và lập dự án cải tạo các công trình chống úng ngập cục bộ.

Đối với 15 điểm nguy cơ xảy ra úng ngập đối với các trận mưa có cường độ từ 50-100 mm/hai giờ trở lên, công ty cũng bố trí sẵn nhân lực và thiết bị phù hợp để xử lý trong thời gian nhanh nhất.

Với việc số hóa bản đồ hệ thống thoát nước, giờ đây chỉ cần "nhấp chuột", người dùng có thể biết chính xác trên từng tuyến phố cụ thể có bao nhiêu mét cống, đường kính cống to hay nhỏ, hướng chảy về đâu, có bao nhiêu ga thoát nước... Việc có số liệu thực tế, chính xác là cơ sở quan trọng để các đơn vị có thể kiểm tra, kiểm soát được khả năng tiêu thoát ngoài hiện trường cũng như công tác vận hành trạm bơm, qua đó đưa ra những quyết định điều hành chống ngập theo hệ thống cho cả Thành phố.

Bên cạnh công tác tiêu thoát nước khi mưa, việc khơi thông định kỳ dưới lòng cống nhỏ và cũ của Hà Nội giờ đây cũng đơn giản hơn nhờ sử dụng công nghệ. Những người công nhân quanh năm dầm mình dưới dòng nước đen kịt giờ đây cũng đã được cầm trên tay những bộ điều khiển hiện đại, di chuyển những robot mang theo camera xoay 360 độ sục sâu vào lòng cống để quan sát rác, khơi thông vật cản dòng chảy, từ đó việc sục xả sẽ được tiến hành để đảm bảo lòng cống thông suốt.

Đặc biệt, nhờ phát huy hiệu quả hệ thống dữ liệu số hóa, phần mềm HSDC Maps đã trở thành một phần không thiếu của người dân Hà Nội mỗi khi mưa gió, việc cập nhật liên tục giúp người dân sớm phòng tránh các khu vực ngập úng, từ đó giảm thiểu ùn tắc giao thông cũng như những ẩn họa khi di chuyển trong thời điểm thời tiết không thuận lợi.

Trong thời gian tới, công ty Thoát nước Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung nâng cao hiệu quả của trung tâm điều hành hệ thống thoát nước, tiếp tục tiến hành số hóa, áp dụng phần mềm quản lý chế độ hoạt động của các cửa phai điều tiết trên hồ điều hòa, mương, sông.

“Việc xây dựng sơ đồ vận hành trên cơ sở các thiết bị giám sát và hệ thống dữ liệu hiện có sẽ giúp công tác chỉ đạo, điều hành hệ thống thoát nước hiệu quả và trực quan hơn” – lãnh đạo Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết thêm.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.

Tin khác

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

“Bát nháo” xe khách: Kỳ 5: “Xe dù bến cóc” bủa vây Bến xe Mỹ Đình

Tình trạng xe khách hoạt động lộn xộn quanh khu vực Bến xe Mỹ Đình, đặc biệt trên tuyến đường Phạm Hùng lên tới khu vực cổng Đại học Ngoại ngữ, đã gây ra nhiều vấn đề về trật tự và an toàn giao thông. Mặc dù đã có những quy định pháp luật rất cụ thể về vấn đề dừng đỗ, đón trả khách, nhưng tình trạng này cứ lặp đi lặp lại không có hồi kết.
TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

TP.HCM: Tạm dừng cập nhật biến động 1.386 thửa đất chuyển mục đích sai quy định ở Hóc Môn

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Văn bản số 9676/CSKT-Đ2 đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hóc Môn, Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hóc Môn tạm dừng cập nhật biến động đối với 1.386 thửa đất chuyển mục đích sử dụng không đúng quy định pháp luật theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTTP-P3 ngày 25/6/2018 của Thanh tra TP.HCM và các báo cáo liên quan của UBND huyện Hóc Môn.
UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Sáng 11/4, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội tiến hành cưỡng chế phá dỡ hai công trình xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp tại khu Sau Hàng, thôn Lai Xá.
Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác trật tự độ thị, trật tự xây dựng, và vệ sinh môi trường trên địa bàn, cũng như thay đổi thói quen, hành vi của nhân dân, thời gian qua quận Ba Đình đã tăng cường xử lý “phạt nguội” qua hệ camera đã được tích hợp công nghệ nhận diện AI.
Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Quản lý đất đai, trật tự xây dựng không chỉ là thước đo năng lực lãnh đạo, ý thức trách nhiệm và danh dự của tập thể, cá nhân ở địa phương và của cả Thành phố, mà còn là căn cứ để Thành phố đánh giá cán bộ… Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tại Hội nghị giao ban quý I/2025 giữa Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Tuy nhiên, tại một số xã trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội tình trạng xây dựng công trình kiên cố, nhà xưởng trên đất nông nghiệp vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại một số khu vực có đường sắt đi qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, các lực lượng chức năng đã và đang nỗ lực đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị (TTĐT) tại địa phương.
Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Dựa trên nguyên tắc "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ", đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam đã và đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân.
Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Bình Dương vừa phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay Thành phố đã tổng hợp danh mục 571 công trình, dự án cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, trong đó có thẩm quyền giải quyết của cả Trung ương và của Thành phố.
Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Mô hình nhà chung cư cao tầng đã được xã hội hiện nay chấp nhận và ngày càng trở thành xu hướng nhà ở chủ yếu tại các khu vực đô thị của nước ta. Tuy nhiên, những hệ luỵ sau trận động đất mạnh từ Myanmar và việc hàng trăm căn hộ ở chung cư Diamond Riverside, đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) bị nứt tường sau rung chấn, bong tróc nền cũng đang khiến nhiều người có tâm lý lo ngại.
Xem thêm
Phiên bản di động