--> -->

Người Việt phải làm chủ hàng Việt

Thời gian qua, mặc dù thị trường nội địa đã có những bước phát triển nhảy vọt, tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với hàng Việt, song việc sản xuất nội địa chưa gắn kết với hệ thống phân phối, hạ tầng hệ thống phân phối và các chi phí khác của thương mại bán lẻ ở thị trường còn yếu… đã và đang cản trở sự phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn của thị trường trong nước.
Người Việt phải làm chủ hàng Việt Hàng Việt chiếm trên 90% trong hệ thống phân phối doanh nghiệp nội
Người Việt phải làm chủ hàng Việt Đẩy mạnh tuyên truyền để người Việt Nam tự hào với sản phẩm, hàng hóa Việt Nam
Người Việt phải làm chủ hàng Việt Hà Nội: Gần 150 gian hàng tham gia Tuần hàng Việt năm 2020

Nhìn thẳng vào 4 “nút thắt”

Hàng chục năm qua, thị trường nội địa Việt Nam đã phát triển đáng khích lệ, hệ thống phân phối gắn kết với nguồn cung sản xuất trong nước chặt chẽ, hàng hóa đa dạng…tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với hàng Việt. Tuy nhiên, chúng ta cần phải phân tích sâu hơn, thẳng thắn hơn về những “nút thắt” còn tồn tại ở thị trường Việt Nam. Những “nút thắt” này đã và đang cản trở sự phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn của thị trường trong nước. Vì vậy, nếu bỏ được những rào cản này sẽ đem lại một tương lai sáng sủa hơn cho thị trường nội địa...

0627 thy tryyng ban ly
Gỡ những “nút thắt” để thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển (ảnh minh họa: Đ.Đ)

“Nút thắt” lớn nhất và ai cũng biết, đó là sản xuất nội địa chưa gắn kết với hệ thống phân phối một cách chặt chẽ. Hiện nay sức sản xuất các mặt hàng Việt ở trong nước, nhất là hàng nông sản thực phẩm rất lớn, có đủ sức để phục vụ tiêu dùng nhưng hệ thống phân phối bao gồm 9.000 chợ dân sinh và chợ đầu mối, 800 siêu thị, 180 trung tâm thương mại và 4.000 cửa hàng tự chọn, siêu thị mini; cùng số lượng mạng lưới tiêu thụ phát triển trong nhiều năm nay là khá lớn, song vẫn chưa là trợ thủ đắc lực để đảm bảo đầu ra cho nguồn cung hàng hóa đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ hơn nhiều năm trước.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng làm cho hàng hóa có lúc dư thừa, phải đổ bỏ hoặc bán dưới giá thành thua lỗ, trong khi đó, người tiêu dùng lại phải mua lẻ các mặt hàng với mức giá cao vô lý. Như vậy, cung cầu luôn luôn mất cân đối, do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan đem lại. Về khách quan do sức mua trong nước còn yếu, trong khi sản phẩm làm ra chưa đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Còn về chủ quan? sự yếu kém của hệ thống phân phối thể hiện ở chỗ, hàng hóa, nhất là nông sản thực phẩm, mặc dù đạt tiêu chuẩn theo quy định của các siêu thị, nhưng kết quả của hàng nghìn sự kết nối được tổ chức trong các năm vừa qua mới thực hiện được khoảng 15-20% (Theo Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công thương).

Nguyên nhân chưa kết nối được đầy đủ thì đã rõ, nào là chiết khấu cao 25-30%, các chi phí “khó nói” khác, nhà sản xuất bị chiếm dụng vốn khi thanh toán chậm theo hợp đồng, hoặc phí tạo mã của một lô hàng nhập vào một số siêu thị...Đây là “nút thắt” lớn nhất, cần phải khắc phục sớm khi nó đã tồn tại hàng chục năm nay và rất ngạc nhiên khi có rất ít ý kiến can thiệp của cơ quan Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh thành phố, các Hiệp hội liên quan đến bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

“Nút thắt” tiếp theo đó là hạ tầng của hệ thống phân phối và các chi phí khác của thương mại bán lẻ ở thị trường. Câu chuyện một kg hàng chuyển từ Ecuador về Việt Nam có chi phí vận chuyển và kho bãi thấp hơn chi phí từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội; một con lợn trong quá trình chăn nuôi giết mổ và tiêu thụ phải chịu 51 loại phí; một quả trứng chịu 13 loại phí…là những dẫn chứng rõ nét cho vấn đề hạ tầng và chi phí sản xuất kinh doanh ở nước ta còn nhiều tồn tại chưa được giải quyết.

Ngoài ra hàng hóa khi vận chuyển đi tiêu thụ còn chịu những chi phí vận chuyển và những chi phí BOT vô lý do hệ thống giao thông, kho bãi chưa đồng bộ, bị đứt đoạn và chưa được khai thác đúng mức đối với các loại hình vận tải có thế mạnh ở Việt Nam.

Hạ tầng thấp kém còn làm cho hàng hóa tăng chi phí, tăng tỷ lệ hao hụt mất mát ở chỗ những sản phẩm nuôi trồng và đánh bắt khi làm ra không có kho dự trữ chiến lược, chính vì vậy bị xuống phẩm cấp, vừa bị ép giá của một số đối tượng thương lái, tình trạng này làm giảm chí tiến thủ của những người sản xuất chân chính.

Một “nút thắt” nữa phải kể đến, đó là việc giao dịch mua bán hàng hóa ở Việt Nam ít được công khai minh bạch, thiếu thông tin bởi chưa có một hệ thống các chợ đầu mối vùng cho đúng tiêu chuẩn của khu vực; chưa có những sàn giao dịch hàng hóa nông sản thực phẩm nằm trong các chợ đầu mối hoặc hoạt động độc lập, mua bán không có hóa đơn chứng từ, thanh toán bằng tiền mặt khá phổ biến. Chính sự giao dịch không minh bạch như vậy luôn luôn đem lại thua thiệt cho người sản xuất, trong bối cảnh một nền kinh tế chia sẻ chưa được hình thành một cách tự giác và phổ biến ở thị trường Việt Nam.

Sự cạnh tranh không công bằng ở thị trường nội địa Việt Nam, là “nút thắt” gây trở ngại thứ 4 phải kể đến và nó ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường bán lẻ nội địa. Ở Việt Nam, việc kinh doanh bán lẻ trốn thuế, lách thuế, chuyển giá không phải là cá biệt, cả bán hàng trực tiếp và bán hàng online. Những vụ truy thu hàng trăm tỷ tiền chuyển giá, trốn thuế sau kiểm tra của một số tổ chức cá nhân trong và ngoài nước nhiều năm qua cho ta thấy rõ điều đó.

Tình trạng bán hàng vi phạm pháp luật kinh doanh, doanh thu lợi nhuận nộp ngân sách không được công khai để mọi người giám sát. Chúng ta có nhiều lực lượng công an kinh tế, tài chính, quản lý thị trường... nhưng những tác động quản lý của các lực lượng này chưa đủ sức răn đe những vi phạm pháp luật và chưa đẩy tiến trình thực hiện một nền thương mại công bằng ở Việt Nam đi nhanh hơn. Kinh tế không chính thức ở Việt Nam theo một số chuyên gia dự đoán khoảng 25-30% GDP chưa được kiểm đếm, ghi chép vào sổ sách hợp pháp (trong đó có yếu tố của gian lận thương mại, trốn thuế chuyển giá...).

Những nút thắt kể trên đã đem lại những hậu quả không thể lường hết được cho sản xuất và đời sống tiêu dùng xã hội. Cho sự cạnh tranh công bằng, minh bạch ở thị trường Việt Nam, đồng thời làm ảnh hưởng tới những doanh nghiệp mong muốn làm ăn nghiêm túc, đi lên bằng đôi chân của mình chứ không phải kinh doanh sản xuất gian lận, thu lợi nhuận qua trốn thuế và làm ăn phi pháp…

Giải pháp nào gỡ những “nút thắt”?

Đầu tiên phải khẳng định rằng, việc nhìn thấy những nút thắt đang tồn tại và muốn giải quyết nó không phải là ý chí chủ quan của lãnh đạo các cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương; mà đây là những bức xúc khách quan, đòi hỏi phải giải tỏa sớm trong một số năm tới. Bởi, nếu chúng ta không làm quyết liệt và hiệu quả, chắc chắn chúng ta sẽ thua thiệt trong lĩnh vực thương mại ở ngay sân nhà khi đất nước chúng ta đã hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.

Tại Hội nghị triển khai Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu: “Quyết tâm một, biện pháp phải mười”. Định hướng của người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ chắc chắn phải biến thành những hành động thực tế để giải quyết những bất cập ở thị trường nội địa. Sản xuất phải theo quy hoạch, sớm hình thành các chuỗi sản xuất và phân phối hoạt động hiệu quả, phân chia lợi nhuận hợp lý giữa các khâu trong chuỗi. Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Xây dựng văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh và nền kinh tế chia sẻ ở thị trường Việt Nam.

Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, thì bản thân các doanh nghiệp phải chủ động đầu tư đổi mới công nghệ quản lý kinh doanh, xây dựng thương hiệu bán lẻ và hàng hóa, đẩy mạnh tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo dựng niềm tin vững bền đối với người tiêu dùng, bởi mất niềm tin là mất tất cả. Hàng hóa cần đi thẳng từ khâu sản xuất tới khâu bán lẻ, giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết.

Cuối cùng, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ, cần liên kết lại để làm ăn, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, tự giác hợp tác liên kết để sớm hình thành một số tập đoàn sản xuất và bán lẻ mạnh, đủ sức dẫn dắt thị trường nội địa hiện nay và trong tương lai. Người Việt phải làm chủ được hàng Việt, làm chủ được hệ thống phân phối trên sân nhà, đó là mệnh lệnh quốc gia rất cần thiết trong lúc này và cả về sau. Chúng ta tin tưởng rằng, việc tháo gỡ sớm những “nút thắt” đang tồn tại, sẽ góp phần vào việc thực hiện thành công mục tiêu kép, vừa phát triển kinh tế xã hội, vừa chống dịch trong năm 2020 và những năm tiếp theo./.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thêm một doanh nghiệp kết nối du lịch Việt Nam - Nhật Bản

Thị trường du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp lữ hành mới, đặc biệt là trong bối cảnh ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Sự gia nhập của các doanh nghiệp này không chỉ làm phong phú thêm thị trường du lịch mà còn góp phần vào sự phục hồi và phát triển bền vững của ngành du lịch Việt Nam.
Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Tình cảm của người dân dành cho nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ngày 24/5, mưa rơi suốt cả ngày nhưng từng đoàn người vẫn nối nhau tiến vào Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất giao Sở GD&ĐT toàn quyền quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm: Tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, đánh giá, điều động - thống nhất toàn tỉnh.
Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Học sinh cần rà soát kỹ thông tin trên Phiếu báo dự thi vào lớp 10

Để tránh nhầm lẫn, sai sót, sau khi nhận Phiếu báo dự thi vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) năm học 2025 - 2026, học sinh cần kiểm tra toàn bộ thông tin in trên Phiếu.
Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Biểu dương gia đình Thủ đô tiêu biểu “5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025

Hướng tới chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2025, chiều 24/5, Hội LHPN Hà Nội tổ chức chương trình Chắp cánh ước mơ cho con và biểu dương Gia đình tiêu biểu thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” giai đoạn 2021 - 2025”.
Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Hà Nội chỉ đạo nâng cao công tác tiếp dân

Để phục vụ tốt cho các sự kiện chính trị quan trọng của Thành phố và đất nước, từ năm 2024 đến nay, Thành ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều chỉ đạo, nâng cao công tác tiếp công dân, siết chặt trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị có nhiệm vụ tiếp công dân nhằm giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện, tố cáo phức tạp.
Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Biến chứng sau can thiệp thẩm mỹ: Cần lắm một hồi chuông cảnh tỉnh

Nhu cầu làm đẹp không ngừng gia tăng trong xã hội hiện đại, kéo theo sự bùng nổ của hàng loạt cơ sở thẩm mỹ. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo “làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ” trên mạng xã hội là vô số cạm bẫy, đẩy nhiều chị em vào cảnh “tiền mất tật mang”, thậm chí biến dạng vĩnh viễn hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Tin khác

Nước hoa giá rẻ và những mối đe dọa tiềm ẩn

Nước hoa giá rẻ và những mối đe dọa tiềm ẩn

Chỉ từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng, người dùng dễ dàng mua được nước hoa gắn mác các thương hiệu lớn như: Dior, Chanel, Gucci... trên mạng. Thị trường nước hoa siêu rẻ bùng nổ do tâm lý sính hàng hiệu giá rẻ.
Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng

Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm. Chưa bao giờ người tiêu dùng lại mong ngóng sự vào cuộc mạnh mẽ từ cơ quan chức năng và cái tâm của người kinh doanh như lúc này…
Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) của quận Bắc Từ Liêm phát hiện Công ty CP Sandycook Việt Nam kinh doanh 30kg mỡ lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Lòng se điếu trên chợ online giá siêu rẻ: Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Thời gian gần đây, thị trường thực phẩm online tại Việt Nam chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một mặt hàng tưởng chừng như xa lạ, nhưng lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người tiêu dùng đó là lòng se điếu.
Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Hơn 1.000 sản phẩm khuyến mại trong chuỗi sự kiện Tự hào nông sản Việt

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện mang chủ đề “Tự hào nông sản Việt 2025”. Sự kiện kéo dài liên tục từ nay đến hết ngày 7/5/2025 trên toàn hệ thống siêu thị GO!, Big C, Tops Market của tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

59 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong quý I/2025

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước và cũng là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay. Đặc biệt, có đến 59/63 tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2025 tăng so với cùng kỳ năm 2024.
Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024

Tháng 3/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,03% so với tháng trước, nhưng lại tăng 1,3% so với tháng 12/2024, và tăng 3,13% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I/2025, CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,01%.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động