--> -->

Người lao động phải phấn đấu để ông chủ cần mình

Bên cạnh những tác động tích cực, đem lại cơ hội tốt, Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm, đời sống của người lao động. Để hiểu rõ hơn về những thách thức, cũng như yêu cầu đặt ra với người lao động, với tổ chức Công đoàn trong tình hình mới, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam). 
Chú trọng nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động
Khẳng định vai trò của Công đoàn tại doanh nghiệp
Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động
0825 ong vy minh tiyn
Tiến sĩ Vũ Minh Tiến.

PV: Thưa ông, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tác động ngày càng sâu rộng đến nước ta. Xin ông cho biết, nó sẽ tác động như thế nào đến việc làm, đời sống của người lao động?

Ông Vũ Minh Tiến: Xu hướng toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, kéo theo nền kinh tế các nước đều bị ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Tôi lấy ví dụ, chỉ cần một chiếc điện thoại của một hãng tại Châu Âu phát nổ, sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến việc làm của cả ngàn lao động ở một địa phương ở Việt Nam. Nói như vậy để thấy sự tác động, ảnh hưởng của toàn cầu hóa rất tàn khốc.

Bên cạnh đó, xu hướng tự động hóa, tin học hóa sẽ làm thay con người nhiều phần việc. Xét về mặt kinh tế và phát triển, điều này rất tốt, nhưng theo đó, một bộ phận rất lớn lao động phổ thông, giản đơn có thể trong vòng 5-10 năm tới sẽ mất việc làm, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống.

Tuy nhiên, thách thức luôn đi liền với cơ hội. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử đều góp phần hình thành nhiều ngành nghề mới, nhiều công việc mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng vậy, nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện, nhiều công việc mới sẽ được tạo ra. Nếu có sự chuẩn bị tốt từ các bên, đặc biệt là vai trò chủ động hỗ trợ của Nhà nước, sự chủ động vào cuộc của các cấp, các ngành trong việc giúp đoàn viên, người lao động chủ động phát hiện, bắt nhịp để vận động theo xu hướng ấy.

PV: Để bắt kịp xu hướng mới, ông có nhắc đến vai trò chủ đạo của Nhà nước. Xin ông có thể nói rõ hơn về vai trò này?

- Tôi muốn nói đến vai trò của Nhà nước trong việc đề ra chủ trương, chính sách, sự hỗ trợ về cơ chế, đặc biệt với trách nhiệm là bệ đỡ xã hội, tạo ra lưới an sinh xã hội, hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, cho người lao động khi bị ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống. Thông qua các thiết chế, chính sách, công cụ hỗ trợ, để làm sao người lao động có thể đảm bảo cuộc sống cho bản thân, gia đình.

PV: Như đã phân tích ở trên, trước làn sóng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, người lao động là đối tượng đầu tiên sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống. Vậy theo ông, người lao động cần chuẩn bị gì để hạn chế thấp nhất những tác động?

- Trong bối cảnh hiện nay, khi toàn cầu hóa, cạnh tranh lao động diễn ra khốc liệt, tôi cho rằng có 3 yêu cầu cốt yếu nhất, người lao động cần xác định và chủ động tâm thế cho mình.

Điều đầu tiên, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời kỳ nào, tôi cho rằng điều cần nhất là sự chủ động của mỗi người lao động, người lao động phải phấn đấu, nỗ lực để trở thành người mà ông chủ cần mình. Tôi cho rằng không chỉ có lao động tay nghề, trình độ cao, chỉ cần ở vị trí lao động phổ thông, giản đơn nhưng nếu chăm chỉ, chịu khó, làm đúng, làm tốt bổn phận của mình, thì không người chủ nào không muốn giữ chân người lao động.

Điều thứ hai tôi muốn nhấn mạnh là người lao động cần có ý thức lao động tập thể, đảm bảo tuân thủ tính kỷ luật trong lao động. Hiện nay, tỷ lệ tự động hóa ở Việt Nam còn thấp, đa số lực lượng lao động tại Việt Nam 5-10 năm tới vẫn dựa vào sức lao động là chính. Thực tế cho thấy, trong hơn 50 triệu lao động hiện nay, lao động chất lượng cao, thợ lành nghề chiếm số lượng rất ít, đại đa số vẫn là lao động phổ thông, sử dụng sức lao động là chính, sử dụng trí tuệ và máy móc chưa nhiều.

Tôi xin nhấn mạnh rằng, dù là thời Cách mạng công nghiệp 4.0, hay thời nào đi nữa cùng đều cần những yêu cầu rất giống nhau, đó là: Ý thức lao động tập thể, tính kỷ luật trong lao động, bởi nếu sơ xảy, có thể gây ra những hậu quả rất lớn, không chỉ trong nội tại một đơn vị, một dây chuyền, hay một địa phương mà có thể tới cả lao động ở nhiều nước khác, như ví dụ tôi đã từng nêu ở trên.

Điều thứ ba người lao động cần chuẩn bị đó là khả năng thích nghi. Mỗi người lao động cần xác định nay có thể làm việc tại dây chuyền A, mai có thể phải chuyển sang dây chuyền B; nay đang có việc làm, mai có thể mất việc làm. Tự động hóa sẽ thay thế nhiều phần việc con người đang đảm nhiệm, do đó, người lao động chắc chắn sẽ phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất, nếu không sẽ bị dư thừa hay thất nghiệp. Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp, mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung (trung cấp, cao đẳng) cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như mỗi người không được và không chủ động trang bị những kỹ năng mới.

Như vậy, mỗi người lao động cần nhận thức rõ thực trạng của bản thân, nhận thức rõ quy luật đào thải của xã hội và những yêu cầu của công việc để chủ động học tập, chủ động cập nhật và bổ sung những kiến thức còn khuyết thiếu, rèn luyện những kỹ năng còn chưa thuần thục, tăng khả năng đảm nhiệm được những công việc khác nhau nhằm đáp ứng những yêu cầu của vị trí việc làm trong điều kiện mới. Chủ động, tích cực tham gia vào tất cả những hoạt động, những cơ hội học tập, phát triển bản thân mà doanh nghiệp đem lại; tích cực xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đề cao tính kỷ luật và trách nhiệm cá nhân trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.

PV: Thưa ông, chúng ta đã nhắc đến vai trò chủ đạo của Nhà nước, vai trò trung tâm của bản thân người lao động trong cuộc cách mạng này. Vậy, ông đánh giá như thế nào về vai trò của tổ chức Công đoàn, Công đoàn cần làm gì để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đặc biệt là vấn đề việc làm và thu nhập?

- Hơn lúc nào hết, Công đoàn cơ sở cần tăng cường tổ chức đối thoại và thương lượng tập thể, kịp thời tham gia giải quyết những vấn đề, vướng mắc nảy sinh trong quá trình sản xuất. Trong các trường hợp như công ty phải giảm sản xuất, phải giãn việc, chuyển đổi mô hình… thì Công đoàn phải chủ động tham gia đối thoại, đảm bảo hài hòa các lợi ích của doanh nghiệp và người lao động trên cơ sở đảm bảo mọi quyền lợi cho người lao động theo đúng luật.

Công đoàn cũng cần phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đánh giá nguồn nhân lực, lên phương án và thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động, tổ chức các hoạt động để người lao động hướng dẫn kèm cặp lẫn nhau nghề mới, việc mới, tổ chức các khóa học bồi dưỡng kỹ năng nghề, ứng dụng công nghệ thông tin… qua đó giúp người lao động chủ động trau dồi kiến thức, tay nghề, kịp thời bắt kịp xu hướng.

Bên cạnh đó, Công đoàn cần tuyên truyền rộng rãi tới người lao động về Cách mạng công nghiệp 4.0 để từ đó người lao động có cách tiếp cận chủ động, không ngừng cập nhật và nâng cao năng lực, kỹ năng làm việc để từng bước tiếp cận với công nghệ, máy móc mới, tiến đến làm chủ công nghệ, máy móc mới.

- Xin trân trọng cảm ơn ông.

B.Duy (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Đối với khoảng thời gian từ thời điểm cuối nộp hồ sơ ứng cử tới ngày bầu cử, rút ngắn từ 70 ngày theo quy định hiện hành, xuống còn 42 ngày, nhưng vẫn đảm bảo tổng thời gian từ hạn cuối công bố ngày bầu cử đến ngày bầu cử là 115 ngày như Luật hiện hành.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội:  Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội: Đề xuất chính sách hỗ trợ cho 22 hộ gia đình có đất nằm trong dự án

Báo Lao động Thủ đô phản ánh khó khăn của 22 hộ gia đình từng là công nhân Nông trường Đông Anh II khi nằm trong Dự án cải tạo, nâng cấp đường giao thông từ ngã tư Nguyên Khê nối với đường Bệnh viện Đông Anh đi đền Sai tại ngã ba Kim nhưng không được bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Ngay sau khi báo đăng, đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hà Nội cho biết đã có báo cáo đề xuất Thành phố chấp thuận chính sách hỗ trợ khác đối với các hộ dân, bao gồm, hỗ trợ về đất và hỗ trợ về tài sản (nhà, công trình xây dựng trên đất).
Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Đề nghị rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4 năm 2026 (thay vì tháng 7 năm 2026).
Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2024 - 2025, đồng thời tuyên dương 42 tập thể và 25 cá nhân tiêu biểu trong khối giáo dục, khẳng định vai trò tích cực của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành, chăm lo và động viên đội ngũ nhà giáo.

Tin khác

Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục huyện Mỹ Đức

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2024 - 2025, đồng thời tuyên dương 42 tập thể và 25 cá nhân tiêu biểu trong khối giáo dục, khẳng định vai trò tích cực của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành, chăm lo và động viên đội ngũ nhà giáo.
Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Tổ chức Công đoàn góp phần xây dựng huyện Thường Tín giàu đẹp

Trong thời gian qua, tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thường Tín đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng cao; phát huy vai trò và có những đóng góp để góp phần lớn vào cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng quê hương, đất nước.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục người lao động

Trong những năm qua công tác tuyên truyền đã kịp thời truyền tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tổ chức Công đoàn đến với người lao động huyện Thạch Thất, nhằm nâng cao nhận thức, cổ vũ động viên người lao động tích cực thi đua lao động, sản xuất, công tác, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm trong Tháng Công nhân 2025

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm trong Tháng Công nhân 2025

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; với mục tiêu “Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật… đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội kêu gọi các Công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động toàn ngành quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong “Tháng Công nhân”, Tháng hành động “An toàn, vệ sinh lao động năm 2025”.
Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Hiệu quả từ phong trào thi đua đạt danh hiệu "Sáng kiến sáng tạo"

Nhận thức rõ thi đua là động lực của sự phát triển, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm thường xuyên quan tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), trong đó có phong trào thi đua đạt danh hiệu “Sáng kiến sáng tạo”.
LĐLĐ huyện Nam Đàn biểu dương 135 công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu

LĐLĐ huyện Nam Đàn biểu dương 135 công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu

Sáng 11/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Hội nghị biểu dương công nhân lao động xuất sắc tiêu biểu trên quê hương Bác năm 2025.
Sôi nổi Hội thao CNVCLĐ huyện Ứng Hòa năm 2025: Lan tỏa tinh thần thể thao và gắn kết công đoàn

Sôi nổi Hội thao CNVCLĐ huyện Ứng Hòa năm 2025: Lan tỏa tinh thần thể thao và gắn kết công đoàn

Hướng tới chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước và địa phương, đồng thời hưởng ứng Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa tổ chức Hội thao Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) toàn huyện năm 2025.
Sôi nổi Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động huyện Phúc Thọ năm 2025

Sôi nổi Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động huyện Phúc Thọ năm 2025

Thiết thực chào mừng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ đã tổ chức Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động với 2 nội dung thi đấu là kéo co và đẩy gậy nam, nữ.
Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.
Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong không khí thi đua sôi nổi của Tháng Công nhân năm 2025 và kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 9/5/2025, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Xem thêm
Phiên bản di động