-->

Người dân Thủ đô ôn lại những lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri

(LĐTĐ) Cá nhân tôi, gia đình và nhiều người thân, bạn bè tôi đều bàng hoàng, không nghĩ là bác đã ra đi thật. Có những người dân, không phải đảng viên, cán bộ cũng gọi điện cho tôi hỏi “bác Trọng đi thật rồi à” và bật khóc...
Các tuyến phố Hà Nội chiếu phim tài liệu tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Bạn học Khoa Ngữ Văn xót thương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đó là chia sẻ của ông Vương Hữu Phú (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình) trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông cho hay: “Khi thấy Tổng Bí thư vắng mặt mấy lần tiếp xúc cử tri gần đây, rồi nghe tin bác ốm nặng, tôi vẫn nghĩ là bác sẽ qua khỏi, không nghĩ bác ra đi đột ngột như thế.

Cá nhân tôi, gia đình và nhiều người thân, bạn bè tôi đều bàng hoàng, không nghĩ là bác ra đi thật. Có những người dân, không phải đảng viên, cán bộ cũng gọi điện cho tôi hỏi “bác Trọng đi thật rồi à” và bật khóc”.

Là người nhiều lần tham dự tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, trong đó có đại biểu Nguyễn Phú Trọng, ông Vương Hữu Phú luôn ấn tượng với hình ảnh Tổng Bí thư giản dị, khiêm tốn, gần gũi, chân tình, “cho tôi cảm nhận bác như một người anh, người thầy, người đồng chí rất thân thiết”.

Ông Phú chia sẻ, tại các cuộc tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư luôn chăm chú lắng nghe, ghi chép rất cẩn thận từng ý kiến, kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri cả về quốc kế dân sinh, vấn đề người dân quan tâm về kinh tế - xã hội, những kiến nghị với Đảng, Chính phủ...

Sau đó, Tổng Bí thư lần lượt trả lời từng câu hỏi của cử tri nêu, giải thích, phổ biến những việc đang làm và sẽ làm, những điều cử tri quan tâm. Tổng Bí thư cũng nhắc các đại biểu Quốc hội và Tổ thư ký ghi chép đầy đủ, cẩn thận để kiến nghị với Quốc hội những vấn đề cử tri nêu.

"Điều này thể hiện, người lãnh đạo cao nhất của Đảng luôn tôn trọng cử tri, tôn trọng nhân dân, lắng nghe nhân dân bằng tình cảm chân thành", ông Vương Hữu Phú bày tỏ.

Ông Phú cho rằng, thành phố Hà Nội rất vinh dự, tự hào có một người công dân tiêu biểu, một đại biểu Quốc hội luôn trọng dân, gần dân, quý dân và yêu dân. Chúng tôi thấy, cả cuộc đời Tổng Bí thư đã làm việc cho sự phồn vinh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân. Bác ra đi là Đảng, nhân dân cả nước mất đi một người cộng sản kiên trung, người đại biểu nhân dân mẫu mực, hết lòng, hết sức vì nhân dân, để lại muôn vàn tình yêu thương, quý mến.

Người dân Thủ đô ôn lại những lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cử tri Hà Nội. Ảnh: Báo Nhân dân

Trong những lần tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư cũng nói rất nhiều về vai trò, vị trí Thủ đô, văn hiến, anh hùng, trái tim của cả nước và nhắc nhở cán bộ đảng viên, nhân dân phải phát huy truyền thống, vai trò của Thủ đô, xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, văn hiến.

“Tổng Bí thư là người cộng sản kiên trung, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, là tấm gương sáng chí công, vô tư để cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập”, ông Vương Hữu Phú nói.

Bà Nguyễn Thanh Tùng (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình) xúc động chia sẻ: Nghe tin đồng chí Tổng Bí thư ra đi, bản thân tôi và tôi nghĩ cả cộng đồng người Việt và bạn bè quốc tế đều vô cùng đau xót trước mất mát to lớn, không gì bù đắp được với gia đình, với Đảng và nhân dân.

Bà Nguyễn Thanh Tùng cho hay: Tôi dự nhiều cuộc tiếp xúc cử tri với các đại biểu Quốc hội, và nhận thấy ở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhân cách lớn, thể hiện ở tính cách rất giản dị, cách mà đồng chí tiếp xúc với nhân dân không có khoảng cách giữa người lãnh đạo cao nhất với những người dân bình thường như chúng tôi. Cử chỉ cũng rất thân mật, cách nói của đồng chí cũng dân dã, hóm hỉnh.

Tôi rất ấn tượng khi đồng chí Nguyễn Phú Trọng nói: “Tôi là công dân Thủ đô và tôi là người dân ngoại thành”, tôi thấy đấy là sự khiêm tốn, hóm hỉnh để làm cho mọi vấn đề của nhân dân trong cuộc tiếp xúc ấy cảm thấy thân thuộc gần gũi”.

Trước Đại hội XIII, bà Tùng cho biết, khi tiếp xúc cử tri, bản thân là một nhà giáo, nên bà đã có kiến nghị về công tác nhân sự, mạnh dạn đề xuất nhân sự cần được bồi dưỡng ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. “Tổng Bí thư đã rất chăm chú lắng nghe và sau đó, đồng chí đã nhắc lại ý kiến của mình. Tôi thấy rất trân trọng và tự hào vì mình đã có ý kiến đóng góp và được người lãnh đạo cao nhất của Đảng lắng nghe”, bà Tùng kể.

Bà Nguyễn Thanh Tùng cũng nhìn nhận: Tổng Bí thư là một nhân cách lớn, là một công dân mẫu mực của Thủ đô. Nhân dân Thủ đô tin tưởng, yêu mến đồng chí sẽ biến đau thương thành hành động, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Tôi cũng hy vọng những người kế cận của đồng chí sẽ thực hiện những nghị quyết, đường lối mà đồng chí đang thực hiện dở dang, đó cũng là những ý tưởng của Bác Hồ vĩ đại với đất nước ta.

"Từ nay hình ảnh về người Tổng Bí thư, người đại biểu Quốc hội phong cách giản dị, chân thành trong lời nói, việc làm sẽ chỉ còn là ký ức. Nhưng tư tưởng, phẩm cách của người đại biểu nhân dân ấy sẽ luôn còn mãi trong sự tôn quý, trân trọng của mỗi cử tri và nhân dân”, bà Tùng bày tỏ.

Phương Thảo

Bài viết cùng chủ đề

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông

Chuyện của những dòng sông

(LĐTĐ) Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
Xem thêm
Phiên bản di động