Nghị lực của chàng trai “tàn nhưng không phế”
Nhân lên niềm vui cuộc sống cho nhiều hội viên người mù | |
Lan tỏa nghị lực sống của người khiếm thị | |
Chị Đào Thanh Thủy - Người công nhân sáng tạo, giàu nghị lực |
Sinh ra ở một vùng quê nghèo biên giới thuộc xã A Mú Sung, Bát Xát, Lào Cai, những năm đầu tiên đi học là kỷ niệm đẹp đối với cậu thanh niên dân tộc Dao. Có khuôn mặt sáng sủa, học lực khá, lại năng nổ trong các công việc chung của trường nội trú khi ấy, Khang luôn nhận được lòng tin yêu của thầy cô và bạn bè.
Mẹ Khang mất sớm, sau một thời gian vò võ “gà trống nuôi con”, cuối cùng bố của Khang cũng đi thêm bước nữa, cậu có thêm một người em trai cùng cha khác mẹ. Những thiếu thốn tình cảm từ mẹ của cậu ở thời điểm ấy cũng dần được bù đắp phần nào từ tình thương yêu của người mẹ kế và đứa em đang dần lớn lên.
Lý Minh Khang chuẩn bị giao hàng cho khách |
Thế rồi biến cố lớn đã xảy ra với cậu, khi đang học lớp 8, do trường học nằm trên sườn núi cao, khá gần với đường dây điện cao thế, một lần vác ống sắt khi tham gia dựng lán ở trường, cậu đã bị điện cao thế phóng và truyền qua ống thép. Cuộc đời của cậu thay đổi từ sau lần tai nạn hy hữu ấy, vết bỏng làm hoại tử 2 cánh tay, buộc phải cắt bỏ. Từ đó đến nay, cậu phải sống với cả 2 cánh tay bị cụt đến khuỷu. Bầu trời tưởng chừng như sụp đổ trước mắt cậu thiếu niên mới 15 tuổi, những ngày đầu sống thiếu đôi bàn tay, những việc đơn giản như sinh hoạt cá nhân thường ngày, cậu cũng không làm được.
Thế nhưng, nhờ sự động viên của gia đình và thầy cô cùng các bạn, cậu cũng dần gượng dậy được. Mặc dù vậy, tất cả mọi sinh hoạt của Khang trong những ngày đầu trở lại trường học đều dựa vào các thầy cô và bạn bè cùng lớp, ở nhà thì nhờ vào bố mẹ và em. Sau nhiều tháng tập luyện, cậu mới có thể tự túc mọi sinh hoạt cá nhân của mình. Phải mất vài năm cho việc tập viết, cậu mới có thể viết được những con chữ rõ ràng bằng 2 khuỷu tay. Từ đây, cậu cũng dần lấy lại sự tự tin, bớt đi mặc cảm và quen dần với đôi tay cụt ngủn của mình.
Bằng những nỗ lực không ngừng trong một quãng thời gian dài sau đó, Khang cũng đã tốt nghiệp ngành Khoa học quản lý, Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Là người con của núi rừng Tây Bắc, cậu luôn nghĩ về gia đình, về quê hương, nơi cái nghèo khó vẫn đang hàng ngày bủa vây người dân. Lúc nào cậu cũng mong muôn làm việc gì đó có thể giúp ích cho quê hương của mình.
Bác Hồ kính yêu trước đây luôn căn dặn: “Thương binh tàn mà không phế”, nghĩa là dù các anh, chị em thương bệnh binh dù có bị tàn tật… trong các cuộc chiến tranh giành độc lập tự do và bảo vệ Tổ quốc thì khi thời bình, chính thương binh vẫn luôn có ích cho xã hội. Thậm chí, không ít thương, bệnh binh vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội. Với Lý Minh Khang, dù không phải thương binh, nhưng số phận khắc nghiệt đã lấy đi đôi cánh tay của em, ở chừng mực nào đó xem như cũng bị tàn tật. Song vượt qua nỗi đau, bằng nghị lực phi thường, em đã vươn lên để chứng minh chân lý “tàn mà không phế” làm giàu chính đáng cho bản thân và góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. |
Ngay từ năm cuối đại học, nhận thấy khí hậu mát mẻ ở quê mình phù hợp với việc trồng rau, hơn nữa rau còn rất ngon. Trong khi đó, đất đồi rộng nhưng đa số người dân cũng chỉ trồng được rau để tự phục vụ gia đình chứ không thể làm hàng hóa. Một số hộ trồng nhiều để bán thì lại không đảm bảo an toàn do kỹ thuật canh tác lạc hậu, lại sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, có hại cho sức khỏe con người.
Với suy nghĩ đó, Khang tìm hiểu và xin vào làm việc ở công ty thực phẩm Mifood, mong học hỏi kinh nghiệm trong việc sản xuất rau an toàn. Sau một thời gian làm việc, cậu tham khảo thêm một số mô hình trồng sau sạch ở Hà Nội và các địa phương khác, xây dựng quy trình trồng rau và hướng dẫn, kỹ thuật, bao tiêu đầu ra, trước tiên cho đồng bào các dân tộc ở A Mú Sung. Tuy vậy, với thói quen sản xuất không theo tiêu chuẩn, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, việc thuyết phục được người dân tham gia trồng rau an toàn đối với Khang cũng là cả một hành trình đầy gian nan, thử thách.
Kể cả khi người dân đã nhận lời làm rau sạch, nhưng trong quá trình canh tác, họ vẫn chưa hoàn toàn tử bỏ được thói quen cũ. Trước những thách thức đó, Khang tìm đến lãnh đạo xã để nhờ họ thuyết phục, giảng giải cho người dân. Cuối cùng, đề nghị của Khang đã được thực hiện. Ban đầu chỉ có một vài hộ trồng rau, thấy có thu nhập khá, nhiều hộ sau đó cũng bắt đầu làm theo.
Đến nay, toàn xã A Mú Sung đã có hàng chục hộ sản xuất rau an toàn để cung cấp cho Khang với cam kết không dùng thuốc bảo vệ thực vật. Khang còn phân công lao động cho từng hộ bằng cách phân chia cho mỗi hộ trồng một loại rau khác nhau. Nhờ đó, nguồn hàng của Khang cũng đa dạng hơn và đã dần được ổn định để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Do hạn chế đến mức tối đa các đơn vị trung gian phân phối, sản phẩm từ vườn của người dân được vận chuyển đến tay người tiêu dùng.Vì thế, rau sạch của Khang có giá khá “mềm”. Khang cho biết, mặc dù giá thành khá rẻ so với rau sạch trên thị trường, nhưng do tuân thủ các kỹ thuật trong quy trình trồng và chăm sóc, nên chất lượng rau sạch hiện tại của Khang phân phối luôn đảm bảo sạch đến tay người tiêu dùng. Hàng ngày, cứ theo đơn đặt hàng của khách, nếu nhiều sẽ thuê xe vận chuyển cả chuyến từ địa phương xuống Hà Nội, nếu ít thì gửi xe khách.
Lý Minh Khang vẫn dùng máy tính để chỉ đạo công việc. |
Hàng ngày, trên chiếc xe máy được chế lại phần tay nắm, tay ga, Khang tự tay đi giao hàng cho khách ở Hà Nội, ban đầu chỉ có một số người biết và đặt hàng, sau này các cửa hàng bán lẻ và bếp ăn tập thể cũng đặt rau của Khang. Đến nay, thị trường rau sạch của cậu thanh niên dân tộc Dao này đã được mở rộng trên phạm vi toàn thành phố. Khang chỉ trực tiếp đi giao các đơn hàng nhỏ lẻ, còn các đơn vị tiêu thụ nhiều sẽ có xe tải chở đến tận nơi. Cũng vì tất cả hàng hóa được giao đến tay người tiêu dùng ngay trong ngày nên Khang không mất thêm chi phí lưu kho và bảo quản, nhờ đó giá thành cũng giảm đi đáng kể.
Mỗi loại rau thường chỉ phù hợp với khí hậu ở từng địa phương. Hiện tại, vùng nguyên liệu của Khang xây dựng gồm có A Mú Sung, Ý Tý, Sapa… Khang có dự định sẽ tìm một số giống cây ở các địa phương khác, phù hợp với khí hậu ở các khu vực này để mang về cho người dân trồng thử nghiệm và sẽ cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra, nếu trồng thành công sẽ được đưa vào sản xuất đại trà. Cậu cho biết, nếu mình không tìm tòi các giống mới để nông dân sản xuất thì số hộ sản xuất rau sẽ không nhiều, không thúc đẩy được người dân tham gia phát triển kinh tế, không tạo được công ăn việc làm cho nhiều người.
Cao Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/1: Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ, trời rét
Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1: Kỳ phùng địch thủ
TRỰC TUYẾN: Khởi động “Hành trình Tết Công đoàn” đưa công nhân về quê đón Tết
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54