Ngày Sách Việt Nam, tôn vinh giá trị văn hóa đọc
Lần đầu tiên tổ chức Hội sách online chào mừng Ngày Sách Việt Nam năm 2020 | |
Hiệu quả Ngày Sách Việt Nam sau 5 năm tổ chức | |
Khai mạc Ngày Sách Việt Nam lần thứ 6 |
Phát triển văn hóa và xây dựng một xã hội học tập là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Hướng tới mục tiêu này, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, như Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 25 tháng 8 năm 2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản; Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06/5/2009); Luật Xuất bản 2012.
Với chiến lược quốc gia về phát triển văn hóa, ngày 24/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21 tháng 4 hàng năm là "Ngày Sách Việt Nam". Quyết định của Thủ tướng Chính phủ một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sách, đối với sự phát triển của văn hóa đọc trong đời sống cộng đồng.
Qua các năm tổ chức, Ngày sách Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo bạn đọc trong cả nước, trở thành nét đẹp văn hoá trong cộng đồng. |
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách Việt Nam, hàng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các Kế hoạch hướng dẫn các bộ, ngành, tổ chức và các địa phương trên toàn quốc về việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam, trong đó chú trọng tổ chức các hoạt động của Ngày Sách Việt Nam ở các cấp cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn, tạo sự hưởng ứng, lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Qua 6 lần tổ chức, Ngày sách Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo bạn đọc trong cả nước, trở thành nét đẹp văn hoá trong cộng đồng.
Hàng năm, tại các cơ sở giáo dục cũng đã chủ động xây dựng và triển khai tổ chức Ngày Sách Việt Nam với các hoạt động chính khóa, ngoại khóa phù hợp với điều kiện từng vùng, miền, như: Quyên góp sách xây dựng tủ sách lớp học với phương châm "Góp một cuốn sách để con mình được đọc nhiều cuốn sách"; thi viết nhật ký về những cuốn sách; hội trại sách; tổ chức hướng dẫn cha mẹ, ông bà cùng đọc sách và kể chuyện cho trẻ; tổ chức "Ngày hội đọc sách" theo chủ điểm hoạt động từng tháng hoặc theo các chủ đề phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh; các câu lạc bộ về sách và đọc sách; tổ chức không gian học tập thân thiện, an toàn với "Góc học tập", "Góc cộng đồng"… Các hoạt động được phối hợp tổ chức gắn với các chương trình hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, tạo nên khí thế sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền mạnh mẽ trong giáo viên và học sinh.
Không chỉ được tổ chức sâu rộng tại các cơ sở giáo dục, văn hoá đọc cũng được phát triển mạnh mẽ trong lực lượng an ninh và quốc phòng thông qua các hoạt động chào mừng Ngày Sách Việt Nam. Hoạt động này gắn với việc thực hiện nghị quyết lãnh đạo của tổ chức Đảng, kế hoạch công tác Đảng, công tác chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Qua đó, đưa Ngày Sách Việt Nam trở thành hoạt động văn hóa thường xuyên, có nền nếp và ý nghĩa thiết thực trong việc bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sỹ trong thời kỳ mới. Tiêu biểu như Tổng cục Chính trị đã tổ chức hoạt động Ngày Sách Việt Nam hàng năm và phát động phong trào đọc sách trong toàn quân gắn với việc "Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh bộ đội Cụ Hồ".
Đặc biệt, mô hình "Tủ sách dành cho phạm nhân" là dấu ấn nổi bật được xây dựng tại các trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng. Việc đưa sách vào trại giam, xây dựng các tủ sách phạm nhân đã tạo nên phong trào đọc, viết và làm theo sách trong các trại giam. Thông qua phong trào này, nhiều phạm nhân đã giác ngộ, tìm lại được chính mình, chuyên tâm cải tạo để sớm trở về tái hòa nhập cộng đồng. Tiêu biểu như: Ngày hội đọc sách với chủ đề "Ánh sáng - niềm tin", "Niềm tin và hy vọng" của tỉnh Sơn La; "Đọc sách thay đổi cuộc đời" của tỉnh Bình Dương; "Sự hối hận và niềm tin hướng thiện" của tỉnh Đắk Nông; Lễ phát động ngày hội văn hóa đọc và tổ chức cuộc thi "Viết cảm nhận về sách" của tỉnh Bình Phước; phát động phong trào đọc sách và tổ chức 03 cuộc thi giới thiệu sách của tỉnh Bình Định…
Việc phát huy văn hoá đọc cũng được lan toả tại các địa phương bằng mô hình thư viện cộng đồng. Xây dựng mô hình và thiết chế văn hóa đọc tại cơ sở giúp người dân có cơ hội đọc sách, tiếp cận với sách qua các hình thức thư viện mới trong cộng đồng, như: Tủ sách nhà văn hóa thôn; tủ sách gia đình; tủ sách dòng họ; tủ sách công nhân; các câu lạc bộ bạn yêu sách. Trong đó, hoạt động xã hội hóa xây dựng mô hình thư viện tư nhân, tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ phát triển mạnh mẽ, góp phần tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội, từ đó thúc đẩy phong trào đọc sách trong các thư viện, tại các điểm đọc sách và việc đọc sách của mỗi cá nhân.
Năm nay, theo Chỉ thị 16/TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, Bộ Thông tin và Truyền thông giao cho Cục xuất bản, In và Phát hành phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức Hội sách trực tuyến Quốc gia chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7 diễn ra từ 19/4 - 20/5 trên sàn Book365.vn. Đây là hội chợ sách trực tuyến quốc gia đầu tiên, đã thu hút 49 đơn vị xuất bản tham gia gồm 24 nhà xuất bản và 25 công ty phát hành sách lớn trên cả nước, với số lượng sách giới thiệu khoảng 10.000 đầu sách in và tiếp cận kho sách điện tử đến 10.000 đầu sách.
Phương thức tổ chức này sẽ giúp bạn đọc tăng cơ hội tiếp cận sách, khơi dậy tình yêu và thói quen đọc sách ngay trong những ngày cả nước chung tay chống đại dịch, đồng thời giúp các đơn vị xuất bản mở ra một hướng đi mới đột phá phát triển thị trường tạo bước tiến quan trọng giúp ngành xuất bản được bước vào nền kinh tế số.
Cách đây hơn 2 thế kỷ, đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hoá thế giới từng khẳng định: "Sách vở đầy bồn vách/Có mấy cũng không vừa". Lời khẳng định này đã phần nào đúc kết được truyền thống hiếu học trọng sách của dân tộc ta. Trải qua suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, sách vẫn luôn được coi là công cụ tiếp thu truyền bá kinh nghiệm sống làm giàu tri thức, làm đẹp tâm hồn của mỗi người Việt Nam. Trong chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020, Đảng và Nhà nước ta xác định một trong những mục tiêu, nhiệm vụ của ngành văn hóa là phải Vì vậy việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước để xây dựng lại phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Thể thao 24/01/2025 07:03
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Thể thao 24/01/2025 07:00
Cơn địa chấn Cúp C1: Man City và Bayern thua sốc, nguy cơ bật bãi đầy tủi hổ
Thể thao 23/01/2025 09:16
Nhận định trận Real Madrid vs Salzburg: Phần thắng nghiêng về đội chủ nhà
Thể thao 22/01/2025 06:31
Nhận định trận PSG vs Man City: Cuộc chiến sống còn của 2 gã nhà giầu
Thể thao 22/01/2025 06:18
Liverpool vs Lille, 03h00 ngày 22/1: Thắng để chắc suất vào vòng knock-out
Thể thao 21/01/2025 08:05
Benfica vs Barca (3h00 ngày 22/1): Barca ca khúc khải hoàn
Thể thao 21/01/2025 06:10
Nguyễn Xuân Son được định giá 700.000 euro
Thể thao 20/01/2025 08:03
Chelsea vs Wolves, 03h00 ngày 21/1: The Blues hạ gục Wolves
Thể thao 20/01/2025 08:03
Man United vs Brighton: Cuộc chiến cân sức, cân tài
Thể thao 19/01/2025 07:00