--> -->

Ngành GD&ĐT Hà Nội gặp mặt, tri ân các nhà giáo từng tham gia chiến trường

Ngày 28/4, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các nhà giáo tham gia chiến trường B, C, K và nhà giáo đi B trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
“Vang mãi khúc khải hoàn” - Bản hùng ca về lòng tự hào dân tộc Tự hào quá Việt Nam ơi! Trường học Hà Nội sôi nổi tổ chức các hoạt động hướng về ngày 30/4

Theo đó, ngành GD&ĐT Hà Nội tổ chức gặp mặt 105 nhà giáo, đại diện cho các nhà giáo đã tham gia kháng chiến. Hầu hết các nhà giáo đều đã cao tuổi, trong đó người ít tuổi nhất đã trên 70 và người cao tuổi nhất là Đại tá, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Trọng Vĩnh, hiện đã 92 tuổi.

Tự hào truyền thống, tiếp sức thi đua dạy tốt - học tốt
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương tặng quà tri ân các nhà giáo đã tham gia kháng chiến.

Buổi gặp mặt gây ấn tượng đặc biệt với phần chia sẻ của các nhà giáo - những người đã xếp bút nghiên, dành cả tuổi thanh xuân ra chiến trường chiến đấu. Đó là chia sẻ của nhà giáo Nguyễn Văn Hòa (Chủ tịch Hội đồng trường Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy) - người đã có 14 năm trong quân ngũ, trong đó 10 năm ở chiến trường miền Nam.

Kể lại sự khốc liệt của chiến tranh, về những đau thương của việc mất đi đồng đội, cũng như tinh thần anh dũng của người lính, nhà giáo Nguyễn Văn Hòa chia sẻ, dù trong hoàn cảnh nào, những người lính - nhà giáo Hà Nội luôn nhớ về Hà Nội với quyết tâm chiến đấu anh dũng, mong ngày trở về. Vì thế, khi trở về Hà Nội, bản thân ông đã làm đủ nghề như tráng bánh đa, đóng gạch, dạy bổ túc văn hóa… để tăng thu nhập cho gia đình và gắn bó với nghề giáo.

Từng giảng dạy trực tiếp ở chiến trường B, nhà giáo Nguyễn Thị Tiệp (Chủ tịch Hội Cựu giáo chức xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng) cho biết, trước khi đi chiến trường B, bà dạy ở Trường Tiểu học Phương Đình (huyện Đan Phượng). Với quyết tâm “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, năm 1973, cùng nhiều đồng nghiệp, bà lên đường nhận nhiệm vụ. “Dù trải qua những năm tháng đầy khốc liệt, gian truân nhưng tôi rất tự hào mình đã góp một phần công sức bé nhỏ vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, nhà giáo Nguyễn Thị Tiệp bày tỏ.

Chủ tịch Hội Cựu giáo chức thành phố Hà Nội Nguyễn Viết Cẩn nhận định, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc có lực lượng đông đảo nhà giáo Hà Nội. Hàng nghìn thầy cô giáo với truyền thống yêu nước, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã sẵn sàng rời xa mái trường thân yêu, xa gia đình, xếp bút nghiên lên đường ra chiến trường. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Cựu giáo chức Thành phố, có gần 1.500 nhà giáo Hà Nội tham gia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tại các chiến trường miền Nam, Lào và Campuchia (B, C, K); trong đó có hơn 200 nhà giáo đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Tự hào truyền thống, tiếp sức thi đua dạy tốt - học tốt
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội tặng quà tri ân các nhà giáo đã tham gia kháng chiến.

Ngoài ra, Hà Nội còn một lực lượng nữa là nhà giáo theo điều động của Bộ GD&ĐT vào làm công tác giáo dục trong miền Nam, đặt nền móng nền giáo dục cách mạng ngay trong vùng địch hậu. Lực lượng này đã có mặt trên khắp các chiến trường B, C, K. Từ tháng 5/1961 đến tháng 12/1974, Bộ GD&ĐT đã cử 31 đoàn giáo viên từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam với tổng số 2.752 người, trong số này có 101 thầy cô giáo là giáo viên của Hà Nội.

Trở về sau chiến thắng, nhiều thầy cô giáo tiếp tục với sự nghiệp “trồng người”. Dù ở cương vị nào, các nhà giáo - chiến sĩ Thủ đô vẫn luôn tâm huyết, cống hiến, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động. Nhiều thầy cô giáo tiếp tục vượt qua khó khăn, chiến đấu với bệnh tật, di chứng chiến tranh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của ngành GD&ĐT Thủ đô.

Bày tỏ sự tri ân, biết ơn đối với những đóng góp to lớn của các cựu giáo chức, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương chia sẻ: “Điều thật đáng trân quý ở các nhà giáo Hà Nội, khi hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng của người chiến sĩ, từ chiến trường khói lửa, trở lại nhà trường mang theo cả những bài học từ chiến trường để dạy cho học sinh về giá trị của hòa bình, độc lập, tự do. Chính sự hy sinh và tinh thần chiến đấu kiên cường của những người thầy đã góp phần hun đúc nên truyền thống giáo dục yêu nước, trở thành niềm tự hào không thể phai mờ trong lịch sử ngành GD&ĐT Thủ đô. Sau khi được nghỉ chế độ, các nhà giáo vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, tham gia cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và có nhiều đóng góp tích cực".

Điểm lại sự phát triển về quy mô và chất lượng giáo dục Thủ đô những năm vừa qua, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh, thành tích của ngành GD&ĐT Hà Nội hiện nay có sự hy sinh, đóng góp công sức, tâm sức của nhiều thế hệ nhà giáo, đặc biệt là thế hệ các nhà giáo lão thành thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh hôm nay sẽ tiếp tục sự nghiệp của các nhà giáo đi trước, luôn ghi nhớ và quyết tâm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù có khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thúc đẩy các giải pháp thiết thực, khả thi để phát triển giáo dục toàn diện

Thúc đẩy các giải pháp thiết thực, khả thi để phát triển giáo dục toàn diện

Trong khuôn khổ Hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28 và 29/7 tại Quảng Ninh, Bộ GD&ĐT đã tổ chức phiên làm việc đầu tiên với sự tham dự của Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo 34 Sở GD&ĐT cùng các cơ sở đào tạo ngành sư phạm và các đơn vị liên quan.
Cán bộ Mặt trận tích cực góp ý Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng các cấp

Cán bộ Mặt trận tích cực góp ý Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng các cấp

Nội dung góp ý tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới; đẩy mạnh chuyển đổi số trong hệ thống chính trị; xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận “gần dân, sát dân, vì dân”.
Cả nước có trên 7,6 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Cả nước có trên 7,6 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tính đến 17h ngày 28/7, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT ghi nhận 849.544 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học và cao đẳng, với hơn 7,6 triệu nguyện vọng.
Aeneas: Trí tuệ nhân tạo tái sinh ký ức La Mã cổ đại

Aeneas: Trí tuệ nhân tạo tái sinh ký ức La Mã cổ đại

Đối với các nhà sử học và khảo cổ học, mỗi dòng chữ tưởng chừng đơn giản lại là một mảnh ghép vô cùng quý giá trong bức tranh lịch sử La Mã rộng lớn, nhưng đồng thời cũng là một câu đố cực kỳ hóc búa, đòi hỏi sự kiên nhẫn và chuyên môn sâu sắc. Giờ đây, một công cụ trí tuệ nhân tạo mang tên Aeneas, do Google DeepMind phát triển, đang mở ra một hướng tiếp cận hoàn toàn mới để giải mã những thông điệp cổ đại bị thất lạc, hứa hẹn tái kết nối những mảnh rời rạc của lịch sử văn minh La Mã từng tưởng đã đứt đoạn.
Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Phường Khương Đình: Tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

Ngày 28/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) phường Khương Đình khoá I (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ 3 (kỳ họp chuyên đề) nhằm kịp thời xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Khai mạc giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Khai mạc giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

Chiều 28/7, Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Giải thể thao Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2025
Phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” nối sóng “Dịu dàng màu nắng”: Chính luận đậm chất đời thường, kịch tính nhưng xúc động

Phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” nối sóng “Dịu dàng màu nắng”: Chính luận đậm chất đời thường, kịch tính nhưng xúc động

Sau khi “Dịu dàng màu nắng” khép lại hành trình 40 tập đầy cảm xúc, khung giờ vàng 21h trên kênh VTV1 sẽ chính thức được tiếp nối bởi bộ phim mới “Có anh, nơi ấy bình yên” tác phẩm chính luận, tâm lý xã hội mang hơi thở thời sự, được kỳ vọng sẽ chạm tới trái tim người xem bằng sự gai góc, chân thực nhưng cũng đầy nhân văn.

Tin khác

Thúc đẩy các giải pháp thiết thực, khả thi để phát triển giáo dục toàn diện

Thúc đẩy các giải pháp thiết thực, khả thi để phát triển giáo dục toàn diện

Trong khuôn khổ Hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28 và 29/7 tại Quảng Ninh, Bộ GD&ĐT đã tổ chức phiên làm việc đầu tiên với sự tham dự của Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, lãnh đạo 34 Sở GD&ĐT cùng các cơ sở đào tạo ngành sư phạm và các đơn vị liên quan.
Cả nước có trên 7,6 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Cả nước có trên 7,6 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tính đến 17h ngày 28/7, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT ghi nhận 849.544 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học và cao đẳng, với hơn 7,6 triệu nguyện vọng.
Việt Nam vào Top 10 tại Olympic Sinh học Quốc tế 2025 với 4 Huy chương

Việt Nam vào Top 10 tại Olympic Sinh học Quốc tế 2025 với 4 Huy chương

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự Olympic Sinh học Quốc tế (IBO) năm 2025, được tổ chức tại nước Cộng hòa Philippines, đã giành 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trong đấu trường học thuật quốc tế.
Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) vừa thông tin về kết quả chính thức của đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Quốc tế (IPhO) năm 2025 được tổ chức tại nước Cộng hòa Pháp. Theo đó, Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 5 học sinh dự thi và tất cả học sinh đều đoạt Huy chương với 01 Huy chương Vàng, 04 Huy chương Bạc.
Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố danh sách trúng tuyển bổ sung lớp 10 năm học 2025 - 2026 các trường trung học phổ thông (THPT): Phúc Lợi và Minh Quang; danh sách trúng tuyển vào lớp 10 hai trường THPT mới thành lập là Phúc Thịnh và Đỗ Mười.
Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng năm 2025.
Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe

Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp giấy phép hành nghề trình độ đại học năm 2025.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Xem thêm
Phiên bản di động