Ngành dệt may: Xác định rõ 3 vấn đề then chốt để phát triển bền vững
Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, năm 2019, ngành dệt may tiếp tục xuất siêu ấn tượng, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may dự kiến đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7,55% so với năm 2018. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả cụ thể của ngành dệt may trong năm vừa qua, đáng chú ý là Việt Nam đạt thặng dư thương mại đối với sợi và hàng may mặc nhưng lại thâm hụt lớn đối với vải, sợi sản xuất ra không sản xuất trong nước để dệt vải, mà chủ yếu xuất khẩu. Trong khi đó, vải trong nước chỉ đáp ứng chưa đến 50% nhu cầu của ngành khiến mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu trên 10 tỷ USD vải các loại.
![]() |
Ngành dệt may xác định rõ 3 vấn đề then chốt để phát triển bền vững |
Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những khó khăn của ngành dệt may là công nghiệp hỗ trợ, khi hiện nay chúng ta chưa sản xuất được vải cũng như nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đa dạng hóa về mặt hàng. Cùng với đó, dệt may Việt Nam chưa tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp gia công chủ yếu làm theo chỉ định của khách hàng về nguyên phụ liệu.
Được biết, hiện nay Bộ Công Thương đang trong quá trình soạn thảo Chiến lược phát triển ngành dệt may giai đoạn đến năm 2030, phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn là bài toán cấp bách được các bộ, ngành nỗ lực tìm giải pháp. Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy - Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ công nghiệp (Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương), trước khi tìm cách "giải bài toán", Bộ Công Thương xác định 3 vấn đề lớn của ngành dệt may hiện nay, từ đó đưa ra hướng tiếp cận phù hợp.
Trước hết, doanh nghiệp cần được hỗ trợ để xây dựng năng lực chuyển sang các hình thức cao hơn thay vì chỉ gia công, khi đó mới có quyền quyết định việc mua vải ở đâu, lựa chọn nhà cung cấp nào, từ đó mới phát triển ngành CNHT hiệu quả.
Thứ hai, phải nhìn nhận ngành dệt may không chỉ là ngành hỗ trợ để tạo việc làm, để giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu quốc gia mà phải là một ngành sáng tạo. Cần một hiệp hội, tổ chức phát triển ngành thời trang, đồng thời liên kết với lĩnh vực dệt may hình thành một chuỗi giá trị hoàn chỉnh.
Cuối cùng, dệt may được coi là một trong những ngành dùng nước, tiêu thụ năng lượng nhiều nhất, gây ô nhiễm môi trường nhất trong các ngành công nghiệp. Từ thực tế này, các cơ quan chức năng đã và đang triển khai các hoạt động kết nối, cải tiến nhằm đưa các khái niệm về xanh hóa, sản xuất sạch hơn đến với doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng và năng suất
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nghệ An: Biểu dương 135 nhà giáo tiêu biểu làm theo lời Bác

Những ngôi nhà mang nghĩa tình người lao động ngành Đường sắt

Học sinh nên làm gì sau khi biết tỷ lệ chọi?

Đại biểu Quốc hội: Cán bộ, công chức làm việc từ xa phù hợp với yêu cầu mới

Công đoàn quận Long Biên: Lan tỏa những câu chuyện ý nghĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bộ Tư pháp lấy ý kiến góp ý về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đơn vị điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp và chăm lo đời sống người lao động
Tin khác

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật
Thị trường 14/05/2025 15:16

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai biện pháp quản lý thị trường vàng
Thị trường 14/05/2025 12:39

Giá xăng dầu hôm nay (14/5): Dầu thế giới tiếp đà tăng
Thị trường 14/05/2025 06:58

Ngày mai (15/5), giá xăng bán lẻ có thể tăng 225 - 374 đồng/lít
Thị trường 14/05/2025 06:39

Giá vàng hôm nay (14/5): Vàng trong nước tăng mạnh
Thị trường 14/05/2025 06:18

Tỷ giá USD hôm nay (14/5): Giá USD trong nước tăng trở lại, thị trường tự do ổn định
Thị trường 14/05/2025 06:16

Giá vàng thế giới "lao dốc" sau thông tin Mỹ - Trung đạt thỏa thuận về thuế quan
Thị trường 13/05/2025 07:23

Tỷ giá USD hôm nay (13/5): Thế giới và thị trường tự do cùng tăng mạnh
Thị trường 13/05/2025 06:58

Giá xăng dầu hôm nay (13/5): Giá dầu thế giới bật tăng mạnh
Thị trường 13/05/2025 06:55

Hôm nay (13/5): Giá vàng trong nước đang giảm rất mạnh
Thị trường 13/05/2025 06:55