Nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, tiên tiến Bừng sáng nghề dạy học cao quý Giáo dục Thủ đô tiếp tục đổi mới để hội nhập |
Nhiều chuyển biến tích cực
Theo Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Đỗ Văn Nam, qua 5 năm thực hiện, cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" giai đoạn 2015 - 2020 đã có sức lan tỏa sâu rộng, tác động mạnh mẽ và toàn diện đến chất lượng giáo dục Thủ đô.
Qua 5 năm thực hiện, cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" giai đoạn 2015 - 2020 đã có sức lan tỏa sâu rộng, tác động mạnh mẽ và toàn diện đến chất lượng giáo dục . |
Cụ thể, khung cảnh sư phạm, cơ sở vật chất các nhà trường ngày càng khang trang, hiện đại, trang thiết bị và đồ dùng dạy học, điều kiện làm việc được trang bị và nâng cấp. Đến nay, hầu hết các trường học đều có khuôn viên cây xanh, bóng mát, có cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp, môi trường giáo dục văn hoá lành mạnh. Nền nếp dạy, học trong các nhà trường ngày càng được nâng cao. Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm, đẩy mạnh với sự tiến bộ kỷ cương trong quản lý, qua chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức học sinh các cấp học.
Đội ngũ nhà giáo đã có bước phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Nhiều tấm gương tiêu biểu được hình thành với những cống hiến sáng tạo trong đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh; say sưa nghiên cứu, thiết kế xây dựng các phần mềm dạy học, soạn giáo án điện tử, mang lại hiệu quả cao trong các giờ dạy. Nhiều giáo viên đạt giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi thành phố, toàn quốc, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đội ngũ nhà giáo đã phát huy tốt vai trò làm gương trước cộng đồng xã hội; có ý chí và nghị lực vươn lên, khắc phục những khó khăn gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện các cuộc vận động mang tính xã hội; thể hiện tình thương, tấm lòng nhân ái, tấm gương nhân cách của bản thân để đào tạo, hình thành nhân cách cho học sinh.
"Thông qua cuộc vận động, các em học sinh đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về trách nhiệm tương lai của bản thân đối với gia đình, Thủ đô và đất nước. Từ đó các em có nhiều cố gắng trong học tập và rèn luyện, tạo cho học sinh ý thức tư duy năng động, sáng tạo trong học tập. Trong các nhà trường, chất lượng đạo đức được giữ vững, chất lượng học tập văn hóa được nâng cao. Nhiều học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến và đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Nhiều em xứng đáng là con ngoan - trò giỏi, tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Đội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện..." - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội thông tin.
Tại quận Hà Đông, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Phạm Thị Lệ Hằng cho biết: Cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa -Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" đã làm cho diện mạo Giáo dục Hà Đông có những thay đổi tích cực. Hệ thống trường lớp được đầu tư, xây mới trong 5 năm là 50 trường (26 trường công lập và 24 trường tư thục) với 72% trường đạt chuẩn Quốc gia. Trang thiết bị giảng dạy, trường lớp được hiện đại hóa, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi đáp ứng việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bên cạnh đó, các nhà trường đã chú trọng xây dựng nền nếp, lề lối làm việc, học tập khoa học, thiết thực, hiệu quả; thiết lập kỷ cương trong quản lý chế độ hội họp và ra vào lớp; thực chất trong đánh giá; trách nhiệm trong công tác bảo quản khai thác sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học. Các nhà trường cũng thường xuyên phổ biến, tuyên truyền giáo dục trong cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp học, trồng chăm sóc vườn hoa cây cảnh và đưa nội dung hoạt động này vào chấm điểm thi đua đánh giá hàng tuần của học sinh, từ đó đã có tác dụng tốt trong việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của các em đối với cảnh quan môi trường của nhà trường…
Cô giáo Nguyễn Thị Hằng (Chủ tịch Công đoàn Trường Trung học phổ thông Đa Phúc, huyện Sóc Sơn) chia sẻ: Giai đoạn 2015 - 2020, Trường Trung học phổ thông Đa Phúc đã triển khai mạnh mẽ việc thực hiện Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường làm trọng tâm thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch". Theo đó, nhà trường đã xây dựng Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trường Trung học phổ thông Đa Phúc với ý thức sâu sắc rằng đây là công cụ hữu hiệu cho các hoạt động giáo dục. Thông qua việc thực hiện Bộ quy tắc nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường thân thiện, gần gũi đối với học sinh; xây dựng nếp sống cởi mở văn minh, trách nhiệm, trung thực, dân chủ trong nhà trường, trong giao tiếp với các bậc phụ huynh, đồng nghiệp…
Tiếp tục triển khai hiệu quả cuộc vận động
Có thể khẳng định, qua 5 năm thực hiện, cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" giai đoạn 2015 - 2020 đã có sức lan tỏa sâu rộng, tác động mạnh mẽ và toàn diện đến chất lượng giáo dục Thủ đô.
“Hiệu quả của cuộc vận động "Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch" quận Hà Đông giai đoạn 2015 - 2020 đã đem lại sự thay đổi toàn diện về quy mô, chất lượng giáo dục của quận; là điều kiện thuận lợi cho ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện” - bà Phạm Thị Lệ Hằng nhận định.
Thời gian tới đây, để tiếp tục triển khai hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội cho biết, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của cuộc vận động đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh toàn Ngành một cách sâu rộng; cụ thể hóa, lượng hóa các nội dung, tiêu chí của cuộc vận động phù hợp với đối tượng và sát với tình hình thực tế; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục cho các nhà trường; làm tốt công tác bảo quản, khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học; triển khai thực hiện hiệu quả các dự án về môi trường.
Bên cạnh đó quan tâm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ của cán bộ, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động giáo dục, triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, nếp sống văn hóa cho học sinh; làm tốt tổ chức dạy lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức lối sống vào các môn học; tổ chức tốt các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện.../.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Giáo dục 01/02/2025 15:55
Khát vọng tuổi trẻ
Giáo dục 30/01/2025 07:48
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Xã hội 27/01/2025 11:16
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 26/01/2025 06:03
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ
Giáo dục 25/01/2025 18:28
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Giáo dục 24/01/2025 19:27
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Giáo dục 24/01/2025 18:54
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Giáo dục 24/01/2025 15:12
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54