-->

Nâng cao giá trị cho nông sản Thủ đô

Tận dụng thế mạnh khoa học kỹ thuật cũng như kinh nghiệm trong sản xuất, nhiều quận, huyện của Thủ đô đã có những mô hình sản xuất hiệu quả, bước đầu cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Dù có đa dạng các mô hình kinh tế, thế nhưng, thực tế cho thấy, phần lớn Hợp tác xã, chủ mô hình kinh tế vẫn gặp khó trong việc tìm đầu ra cho các sản phẩm.
Nhân lên niềm tin với nông sản Thủ đô khi ứng dụng mã QR

Đa dạng các mô hình sản xuất hiệu quả

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các quận, huyện của Thủ đô đã tích cực vào cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ việc xác định được cây, con giống tiềm năng, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, đưa lại hiệu quả kinh tế lớn.

Nâng cao giá trị cho nông sản Thủ đô
Mô hình trồng nho Hạ Đen cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm tại xã Phương Đình, huyện Đan Phượng.

Bên cạnh các mô hình trồng rau hữu cơ, một trong những mô hình kinh tế đã và đang đưa lại hiệu quả tại huyện Đan Phượng phải kể đến mô hình trồng nho Hạ Đen của gia đình ông Nguyễn Văn Nội (xã Phương Đình, huyện Đan Phượng). Những tưởng cây nho chỉ sinh trưởng phát triển ở các tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, thế nhưng,ông Nội đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên, ngưỡng mộ khi đưa giống nho Hạ Đen về trồng ngay trên mảnh đất của gia đình.

Chia sẻ với phóng viên, ông Nội cho hay, ông quyết định trồng giống nho Hạ Đen này sau một lần xem ti vi. Sau quá trình tìm hiểu, học kỹ thuật và trồng thử nghiệm thành công, thời điểm hiện tại, vợ chồng ông Nội đã có trên 700 gốc nho trên diện tích 6 sào.So với các loại cây khác, giống nho Hạ Đen không quá khó trồng và đưa lại thu nhập cao gấp nhiều lần. “Giống nho này rất nhanh được thu, thông thường,sau 8 tháng trồng đã cho thu hoạch. Trong khi đó, một năm nho có đến 2 vụ vào tháng 5 và tháng 10 âm lịch. Chính vụ tháng 5 cho năng suất cao hơn do có thời gian ngủ đông dài. Tính sơ, mỗi sào nho đi vào thương mại cũng cho thu nhập từ 40- 45 triệu đồng/ sào”- ông Nội cho biết.

Còn tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, gia đình bà Phạm Khánh Hương, thôn Châu Phong, xã Liên Hà đã tận dụng những phế phẩm của làng nghề như mùn cưa, rơm rạ để trồng nấm. Được biết, gia đình bà Hương đang sản xuất và cung cấp cho thị trường 3 loại nấm chủ yếu bao gồm: Nấm rơm, nấm sò và nấm mỡ. So với các mặt hàng khác, giá nấm trên thị trường luôn giữ ổn định qua các năm, với nấm sò, bà Hương bán với giá từ 30 – 50 nghìn đồng/kg; nấm rơm dao động trên 100 nghìn đồng/kg; nấm mỡ có giá khoảng 120 nghìn đồng/kg.

“Sau khi mở xưởng làm nấm, thu nhập của gia đình tôi đã ổn định hơn rất nhiều. Xưởng nấm cũng là nơi tạo công ăn việc làm thời vụ cho người lao động lúc nông nhàn với thu nhập từ 25 - 30 nghìn đồng/ giờ”- bà Phạm Khánh Hương cho biết thêm.

Không chỉ có các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, thành phố Hà Nội còn có 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống cả nước. Đây cũng là tiềm năng rất lớn để Hà Nội phát triển đa dạng các sản phẩm, trở thành đầu mối cung cấp các mặt hàng từ thủ công mỹ nghệ cho tới các sản phẩm nông nghiệp cho cả nước và xuất khẩu sang các nước trên thế giới.

Để sản phẩm chất lượng có đầu ra ổn định

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Thành phố còn một số tồn tại, hạn chế như: Chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có nhiều tiến bộ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô; việc thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế...

Đáng chú ý, dù đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, thế nhưng, nhiều hợp tác xã, hộ gia đình vẫn còn gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Là một trong những cơ sở kinh doanh dịch vụ tổng hợp tại huyện Thạch Thất, bà Nguyễn Thị Thành, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Dị Nậu đã thẳng thắn chia sẻ những khó khăn mà đơn vị đang gặp phải.

Theo bà Thành, mỗi năm Hợp tác xã nông nghiệp Dị Nậu có doanh thu đạt 647 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản phẩm của tiểu thủ công nghiệp chiếm cơ cấu kinh tế trên 70%. Bên cạnh các sản phẩm về tiểu thủ công nghiệp, Hợp tác xã cũng có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường như rau an toàn, gạo nếp, đu đủ…Tuy nhiên đến nay, giá trị nông nghiệp của Hợp tác xã nói chung còn rất thấp.

Sự trăn trở của bà Thành cũng là nỗi niềm của rất nhiều hợp tác xã, các hộ gia đình làm nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thủ đô. Đặc biệt, dù có chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), tuy nhiên việc tiêu thụ các sản phẩm thế mạnh của các quận, huyện cũng đang gặp khó. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Kim Loan, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất cho biết, đến hết năm 2020, huyện Thạch Thất có 122 sản phẩm OCOP. Trong 122 sản phẩm của huyện Thạch Thất được đánh giá xếp hạng, có 104 sản phẩm đạt 4 sao, 18 sản phẩm đạt 3 sao của 15 hộ sản xuất kinh doanh và 2 hợp tác xã nông nghiệp. Dù có nhiều sản phẩm OCOP chất lượng, thế nhưng việc tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã, các chủ thể OCOP vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Cùng chung băn khoăn với lãnh đạo huyện Thạch Thất, ông Lê Văn Trang, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức trăn trở, dù đã được chứng nhận chất lượng và được bày bán tại một số siêu thị, thế nhưng người tiêu dùng vẫn chưa mấy mặn mà với sản phẩm OCOP. Do chưa tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm nên các chủ thể OCOP khó có thể mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm.

Từ thực tế trên cho thấy, việc tiêu thụ sản phẩm nông sản của thành phố Hà Nội đang gặp khá nhiều khó khăn. Để các sản phẩm nông sản thế mạnh và sản phẩm làng nghề có chỗ đứng trên thị trường cần có sự liên kết chặt chẽ của các Hợp tác xã, các chủ thể có sản phẩm nông sản chất lượng cao cũng như các doanh nghiệp phân phối.

Đặc biệt, Nhà nước cần có thêm chương trình xúc tiến thương mại và hỗ trợ cho các chủ thể, hợp tác xã, làng nghề xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể. Thông qua đó, khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản Thủ đô, từng bước tháo gỡ những vướng mắc trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm thế mạnh./.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động