-->

Năm 2022: Hà Nội thí điểm mô hình mới về phổ biến, giáo dục pháp luật

UBND Thành phố giao các cơ quan báo chí của Thành phố tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), giao Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố và hệ thống truyền thanh cơ sở bố trí thời lượng phổ biến pháp luật phù hợp.
Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật cho nữ công nhân lao động gắn với các phong trào thi đua Công an Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường Thực hiện các kiến nghị về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 321/KH-UB về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2022.

Kế hoạch đặt ra nhiều nhiệm vụ cụ thể nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm, có chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, xây dựng văn hóa pháp lý, lối sống theo pháp luật, tự giác thực hiện, chấp hành pháp luật. Đặc biệt, hướng tới xây dựng thói quen thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong lối sống, sinh hoạt, làm việc để xây dựng “Văn hóa phòng, chống dịch bệnh Covid-19”, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ ý thức chấp hành pháp luật phòng, chống dịch, nhằm thích ứng linh hoạt, góp phần đẩy lùi dịch bệnh.

UBND Thành phố cũng yêu cầu gắn việc tuyên truyền PBGDPL với việc triển khai chủ đề năm 2022 của Thành phố “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; huy động sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn thể nhân dân Thủ đô.

Năm 2022: Hà Nội thí điểm mô hình mới về phổ biến, giáo dục pháp luật
Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội tổ chức tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho bà con xã Nghiêm Xuân, huyện Thường Tín.

Theo Kế hoạch, năm 2022, Thành phố xác định tập trung phổ biến các văn bản pháp luật mới liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp được Quốc hội thông qua trong năm 2021 và 2022; các văn bản của Trung ương và Thành phố; các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của người dân và doanh nghiệp.

Tiếp tục phổ biến các văn bản về phòng, chống dịch Cvid-19; công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng; bảo vệ môi trường; cải cách hành chính; xây dựng chính quyền điện tử; thí điểm mô hình chính quyền đô thị, chính quyền số; sửa đổi Luật Thủ đô.

Đồng thời, tuyên truyền hai Quy tắc ứng xử nơi công cộng và Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố; ứng xử khi tham gia mạng xã hội; văn hóa phòng, chống dịch bệnh Covid-19…

Cụ thể, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng và nâng cao chất lượng chuyên mục “Phổ biến, giáo dục pháp luật” trên cổng/trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã và cung cấp thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin; tổ chức đối thoại, giải đáp vướng mắc, tuyên truyền pháp luật trực tiếp, trực tuyến.

Năm 2022: Hà Nội thí điểm mô hình mới về phổ biến, giáo dục pháp luật
Bà con xã Nghiêm Xuân, huyện Thường Tín tham gia buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật ngày 5/11/2021.

UBND Thành phố giao Văn phòng UBND Thành phố, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố, UBND các quận huyện, thị xã và Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Thanh phố thí điểm mô hình mới về phổ biến, giáo dục pháp luật, cụ thể là triển khai tuyên truyền trên thiết bị điện tử, mô hình “Cầu thang pháp luật”, “Ki ốt điện tử”; giao Thành Đoàn Hà Nội, Đoàn Luật sư Thành phố, Hội Luật gia Thanh phố xây dựng mô hình “Câu lạc bộ trực tuyến pháp luật”…

Đồng thời, giao Sở Tư pháp và UBND các quận, huyện, thị xã tăng thời lượng, nội dung tuyên truyền, PBGDPL, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trên các báo, đài Trung ương và Thành phố, mạng xã hội.

Trong điều kiện dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, UBND Thành phố cũng đặt ra kế hoạch tuyên truyền tìm hiểu pháp luật về phòng, chống Covid-19; tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả tuyên truyền phòng, chống dịch qua mô hình tự quản tại cộng đồng như Tổ Covid cộng đồng, liên gia tự quản; tiếp nhận, xử lý tin nhắn, cuộc gọi của người dân về phòng, chống dịch qua Tổng đài 1022, hệ thống PC-Covid…

Năm 2022, UBND Thành phố cũng sẽ tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng; xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật cho các đối tượng đặc thù như đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động trong các doanh nghiệp, nạn nhân bạo lực gia đình, người đang chấp hành hình phạt tù… Đồng thời, chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học.

UBND Thành phố giao các cơ quan báo chí của Thành phố tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các chuyên mục PBGDPL, giao Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố và hệ thống truyền thanh cơ sở bố trí thời lượng phổ biến pháp luật phù hợp.

UBND Thành phố cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, quận, huyện, thị xã. Đồng thời, đề nghị Liên đoàn Lao động Thành phố tuyên truyền pháp luật cho người lao động trên địa bàn Thành phố, tập trung tuyên truyền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tự nguyện, quyền và nghĩa vụ của người lao động; chủ trì phối hợp với Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất và Sở Tư pháp thực hiện mô hình điểm tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Năm năm 2022 cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất Hà Nội.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động