-->

Mỹ thuật truyền thống trong dòng chảy công nghệ

Trong dòng chảy công nghệ hiện đại, sự phát triển tiềm năng của ngành video, nhiếp ảnh, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn khiến cho hội họa cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, hội họa truyền thống vẫn luôn có một vị thế riêng, mang đậm chất văn hóa Việt.
Vũ Giáng Hương: Nữ họa sĩ tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX
Triển lãm tranh “Thu Hà Nội” - Có một Hà Nội thơ mộng và đáng yêu

Trong sự khuếch trương của hội họa, cách phân chia nghê thuật theo xu hướng đã lỗi thời như: trừu tượng, hữu hình, dân gian hiện đại… tỏ ra không phù hợp. Chính vì thế, để nhìn vấn đề rõ hơn, người ta phân loại xu hướng theo một cách khác và miêu tả nó như là những khuynh hướng lớn của nền hội họa đương đại.

Mỹ thuật truyền thống trong dòng chảy công nghệ
Tranh thêu tay truyền thống (ảnh: Gia Huy)

Từ hội họa dân gian, sử dụng các phong tục, thói quen đại chúng, đến hội họa hậu lãng mạn, đến phong trào pha trộn giữa nghệ thuật thị giác và nghệ thuật dân gian, xuyên qua hội họa,…Tính dân gian thuần túy không còn được yêu chuộng, tính dân gian mới là những hình ảnh luân chuyển khắp nơi, thâm nhập mọi chỗ và tác động hiệu quả đến xã hội.

Nhiều họa sĩ phản đối ý tưởng áp dụng công nghệ để giúp mọi người tự vẽ những bức tranh đẹp, song công chúng lại đón nhận ý tưởng một cách cuồng nhiệt. Ví dụ, những năm gần đây, giới hội họa không chuyên sử dụng phần mềm Cupixel cùng điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng để tạo ra những tác phẩm hội họa trực tuyến. Người dùng bắt đầu bằng cách chọn một tác phẩm từ thư viện trực tuyến của Cupixel hoặc bằng cách tải lên ảnh mà họ muốn vẽ, để phần mềm chuyển đổi ảnh thành một hình ảnh phác thảo. Từ đây có thể thao tác để tạo ra bức tranh sống động như ý muốn.

Adobe Illustrator Draw là ứng dụng vẽ tranh hoàn hảo, đặc biệt dành cho các họa sĩ, nhà thiết kế và những người yêu thích sáng tạo. Adobe Illustrator Draw cho phép người dùng dễ dàng tạo các hình ảnh minh họa dưới dạng đồ họa vector một cách ấn tượng nhất, đơn thuần chỉ với các cử chỉ chạm. Ứng dụng này sở hữu giao diện thân thiện, trực quan và rất dễ sử dụng. Ngoài ra, còn có ứng dụng công nghệ dành cho tranh vẽ tranh sơn dầu, tranh nước như ArtRage; ứng dụng vẽ tranh trực quan SketchBook ai cũng có thể dễ dàng sử dụng. Còn Krita là phần mềm vẽ tranh mã nguồn mở miễn phí được các họa sĩ hàng đầu thế giới ưa chuộng.

Từ nhiều công cụ sử dụng cho ngành công nghiệp mỹ thuật hiện đại, hàng loạt những bức tranh công nghệ ra đời. Chỉ cần dạo qua một số con phố chuyên bán tranh vẽ như Nguyễn Thái Học, Bà Triệu… hay các nhà sách, có thể thấy những bức tranh truyền thống vẽ bằng tay ngày càng ít đi, thay vào đó là những thể loại “bộ tranh” mang hơi hướng hiện đại theo chủ đề. Trên mạng xã hội và các trang mua bán online, tranh công nghệ được giao bán theo bộ, theo chủ đề được đặt mua rầm rộ, dùng treo trong không gian nhà hiện đại, quán cà phê…. như một trào lưu.

Chị Lê Thị Hường (Trương Định, Hà Nội) chia sẻ quan điểm cá nhân: “Hiện nay những ngôi nhà hiện đại luôn chú trọng đến sự đơn giản và tinh tế cho nên nhiều người ưa thích những bức tranh treo tường hiện đại với gam màu sắc trang nhã và nội dung rõ ràng, nhưng không quá cầu kỳ. Tranh truyền thống thường đắt và khó mua, phải đặt các họa sĩ để vẽ. Trong khi tranh công nghệ thì có rất nhiều thể loại, mẫu mã, kiểu dáng… để lựa chọn. Tôi cho rằng tranh truyền thống rất quý nhưng tranh công nghệ lại phù hợp với đại chúng”.

Khác với suy nghĩ này, chị Nguyễn Thị Bích Đào (quê ở Hưng Yên) cho biết, sau khi xây ngôi nhà mới khang trang ở khu vực nội đô thành phố Hưng Yên, chị đã lặn lội lên Hà Nội, đi khắp các cửa hàng tranh để tìm được năm bức tranh treo trong ngôi nhà của mình. “Tranh thì nhiều thể loại, có những bức tranh dân gian nhưng được vẽ bằng công nghệ, thậm chí in hàng loạt, mặc dù màu sắc tươi sáng hơn cả tranh gốc nhưng tôi vẫn muốn mua một bức tranh được vẽ thật bằng các chất liệu như sơn dầu, sơn nước, bột màu, hoặc tranh thêu tay truyền thống”, chị Đào chia sẻ.

Sự ra đời của mỹ thuật công nghệ hiện đại tưởng chừng như lấn át mỹ thuật thuật hội họa truyền thống. Tuy nhiên, hội họa truyền thống mặc dù không còn hưng thịnh như xưa nhưng vẫn luôn tồn tại như một nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ, lưu giữ “hồn Việt”. Bằng chứng là những bức tranh thêu thủ công của Việt Nam không chỉ có mặt tại thị trường nội địa mà còn vươn ra nhiều nước trên thế giới, trong đó được ưa chuộng nhất là tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mỹ thuật truyền thống trong dòng chảy công nghệ
Vẽ tranh bằng công nghệ đang được ưa chuộng

Thạc sỹ mỹ thuật Trần Gia Huy cho biết, để níu giữ nghề truyền thống và nâng tầm nghệ thuật của dòng tranh thêu tay đòi hỏi người chủ nhân phải kiên trì và cần có nguồn vốn đầu tư lâu dài, bởi hiện nay các làng nghề truyền thống làm tranh thêu đã mai một, không còn nhiều nghệ nhân có thể làm đúng, làm chuẩn các sản phẩm tranh thêu. Hơn nữa, với sự cạnh tranh khốc liệt của các dòng tranh khác cả về mẫu mã và giá cả, tranh thêu tay mang tầm nghệ thuật rất kén người mua.

Với một thái độ sống quyết liệt và cam kết đi đến cùng với nghệ thuật thêu tranh truyền thống, họa sĩ Trần Gia Huy đã đọc, nghiên cứu và tham vấn ý kiến của nhiều nghệ nhân, cốt làm sao để tạo nên những bức tranh thêu hiện đại. Am hiểu về mỹ thuật, họa sĩ tìm hiểu về kiến trúc và không gian đặt tranh thêu. Họa sĩ cho rằng, không gian sẽ quyết định nội dung và tính thẩm mỹ trong bức tranh. Trong không gian của những tòa nhà chung cư, biệt thự kiểu mới, bên cạnh bộ sopha bọc nhung, một bức tranh thêu mục đồng thổi sáo sẽ trở nên lạ lẫm, nếu không muốn nói là thô kệch. Bởi vậy, trong thời đại mới, các họa sĩ vẫn không ngừng tìm hướng đi cho hội hoạ truyền thống nhưng cần phải mới mẻ, phù hợp với không gian hiện đại.

Theo Thạc sỹ Huy các thương hiệu tranh thêu tay không chỉ là “bán tranh” mà “bán giá trị nghệ thuật” của tranh, cho nên người mua tranh phải thực sự hiểu về nghệ thuật chơi tranh thì mới đánh giá được hết giá trị của bức tranh nghệ thuật. Hiện nay sản phẩm tranh thêu cũng chỉ bán chủ yếu cho khách ngoại giao đi công du tại Việt Nam qua các kênh của chính phủ hoặc bán cho các cơ quan, khách sạn lớn. Thỉnh thoảng cũng có khách hàng mua để trang trí biệt thự, bởi giá trị tranh khá lớn nên những người có thu nhập thấp hoặc vừa rất khó lựa chọn được một bức tranh ưng ý với giá tiền bình dân. Trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, mọi thứ chạy theo công nghệ, con người lại muốn có cái gì đó chậm lại để họ hưởng thụ cuộc sống được trọn vẹn hơn. Họa sĩ Huy cho rằng, tranh truyền thống vẫn luôn có một chỗ đứng vững trong lòng công chúng.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc.
Bình yên nghe sóng vỗ

Bình yên nghe sóng vỗ

Tôi đến làng chài nhỏ ở Tam Tiến, Núi Thành, Quảng Nam vào một ngày cuối hạ. Cái nắng chói chang của mùa hè dần dịu bớt, chỉ còn những tia nắng vàng nhẹ trải dài trên mặt biển xanh thẳm. Gió từ biển thổi vào mát rượi, mang theo mùi muối mặn nồng và hương biển thân thuộc. Xóm nhỏ nằm bình yên bên những rặng dừa xanh, tựa như một bức tranh yên ả giữa đất trời.
Xem thêm
Phiên bản di động