-->

Mô hình đổi mới sáng tạo của Hà Nội cần đặc biệt so với địa phương khác

Muốn Hà Nội phát triển đi đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà áp dụng cơ chế chính sách hiện tại thì rất khó. Trong khi đó, Hà Nội có đầy đủ các nguồn lực để phát triển khoa học và công nghệ, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, vì vậy cần tạo hành lang pháp lý đầy đủ và vượt trội.
Cần cơ chế cho Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa Bảo vệ và phát triển văn hóa trên địa bàn Thủ đô: Phải có cơ chế “vượt trước” Phân quyền, phân cấp để tạo sự đột phá cho Thủ đô

Thu hút và trọng dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao

Đây là quan điểm của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng - Phó Trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại buổi làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ liên quan đến các nội dung về khoa học công nghệ trong Dự thảo Luật.

Theo Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Tuyến, chức năng quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ được quy định tại các Điều 18, 26, 42, 45, 46 của Dự thảo Luật.

Trong đó, về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Điều 18 Dự thảo Luật quy định: “Chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài có trình độ chuyên môn cao; nhiều kinh nghiệm thực tiễn; có công trình hoặc sản phẩm đã được nghiệm thu, công nhận, ứng dụng đem lại hiệu quả cao thì được ký hợp đồng làm việc để thực hiện một số nhiệm vụ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ...”.

Mô hình đổi mới sáng tạo của Hà Nội cần đặc biệt so với địa phương khác
Toàn cảnh buổi làm việc.

Góp ý nội dung này, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, thay bằng hình thức ký hợp đồng làm việc thì có thể nghiên cứu xây dựng các cơ chế ưu đãi về nhà ở, thu nhập, tạo môi trường làm việc tốt… để thực sự thu hút và trọng dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao này.

Cũng góp ý về nội dung này, một số ý kiến đề nghị làm rõ thế nào là “trình độ chuyên môn cao” đồng thời đề xuất tách rõ chế độ thu hút, trọng dụng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao ở trong nước và nước ngoài

Điều 26 dự thảo Luật có quy định các lĩnh vực trọng điểm về khoa học và công nghệ của Thủ đô bao gồm: Trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, công nghệ chuỗi khối, Internet vạn vật; năng lượng sinh khối; công nghệ gen, sinh học phân tử, vacxin; công nghệ chế tạo chip, in 3D, vật liệu tiên tiến; công nghệ vật liệu xây dựng mới.

Theo đại diện Cục Phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, các lĩnh vực trọng điểm nêu trên còn trùng lắp với các lĩnh vực công nghệ cao, do đó cân nhắc tên gọi bao quát hơn để tránh liệt kê thiếu sót và tên gọi các lĩnh vực có sự thay đổi sau này.

Mô hình đổi mới sáng tạo của Hà Nội cần đặc biệt so với địa phương khác

Đáng quan tâm, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ cho rằng, các mô hình khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Hà Nội cần đặc biệt so với địa phương khác, tuy nhiên hiện chưa có quy định đặc thù mà chỉ vận hành theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương và một số Nghị định liên quan. Việc giao Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý Khu công nghệ cao nhằm thống nhất đầu mối quản lý và tạo sự chủ động là phù hợp.

Bày tỏ đồng tình, đại diện Vụ Công nghệ cao cho rằng cần làm nổi bật và xác định rõ mục tiêu quản lý Khu công nghệ cao. Trước đây, Ban quản lý khu công nghệ cao là do Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bổ nhiệm Trưởng Ban quản lý, sau đó đã giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm. Vì vậy, quy định như Dự thảo là phù hợp để tạo tính chủ động cho Hà Nội.

Phát biểu kết luận nội dung làm việc, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng nhấn mạnh, muốn Hà Nội phát triển đi đầu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà áp dụng cơ chế chính sách hiện tại thì rất khó. Trong khi đó, Hà Nội có đầy đủ các nguồn lực để phát triển khoa học và công nghệ, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, vì vậy cần tạo hành lang pháp lý đầy đủ và vượt trội.

Theo Dự thảo Luật, Tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô được: Áp dụng hình thức khoán kinh phí theo kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ; Quyết định thuê, thoả thuận chi phí thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài, mua sáng chế, thiết kế, tài liệu kỹ thuật, bí quyết công nghệ phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ; quyết định việc tham gia hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực chuyên môn của nhiệm vụ; công bố kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ;

Cá nhân chuyên gia, nhà khoa học chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô, ngoài các quyền nêu trên, còn được hưởng các ưu đãi: Thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm được xác định là thu nhập không phải chịu thuế thu nhập cá nhân; Được hỗ trợ từ ngân sách Thành phố một phần chi phí thuê nhà, phương tiện đi lại trong thời gian chủ trì nhiệm vụ.

Các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn Thủ đô được hưởng các ưu đãi sau đây: Được hỗ trợ từ ngân sách thành phố Hà Nội kinh phí mua sắm, chi phí vận hành máy, thiết bị phục vụ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô; Được hỗ trợ từ ngân sách thành phố Hà Nội kinh phí hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), phòng thí nghiệm thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Thủ đô; Doanh nghiệp tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô, Vùng Thủ đô được hưởng ưu đãi tương tự như doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong các năm tham gia thực hiện nhiệm vụ.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động