-->

Lao động trẻ “nhảy việc” vì thiếu định hướng nghề nghiệp

“Có tới 81% ý kiến sinh viên cho biết “nhảy việc” để tránh lãng phí thời gian cho công việc không phù hợp; 61% ý kiến cho biết kiến thức được trường đào tạo và thực tế làm việc là khác biệt hoàn toàn; 32% ứng viên cho rằng phải tự mình tìm hiểu thêm và 29% được công ty đào tạo lại khi đi làm”. Đó là thực tế và cũng là thách thức của sinh viên mới ra trường khi tiếp cận thị trường lao động.
lao dong tre nhay viec vi thieu dinh huong nghe nghiep Chỉ 20% sinh viên xác định được mục tiêu và định hướng của mình
lao dong tre nhay viec vi thieu dinh huong nghe nghiep 5 mấu chốt quan trọng định hướng nghề nghiệp sớm cho con

Kiến thức được đào tạo vẫn xa với thực tế

Navigos Group - Tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam vừa công bố báo cáo về “Sinh viên mới ra trường cùng những cơ hội và thách thức trong bước đầu của sự nghiệp”. Báo cáo được công bố dựa trên việc phân tích kết quả của cuộc khảo sát hơn 1.600 câu trả lời từ ứng viên là sinh viên mới ra trường trong cơ sở dữ liệu của VietnamWorks.

lao dong tre nhay viec vi thieu dinh huong nghe nghiep
81% lao động trẻ cho biết “nhảy việc” để tìm kiếm việc làm phù hợp hơn.

Chia sẻ về báo cáo này, ông Gaku Echizenya - Tổng Giám đốc Navigos Group Việt Nam cho rằng: Sinh viên mới ra trường là nguồn nhân lực dồi dào, được trang bị kỹ hành trang về kiến thức và kỹ năng. Tuy nhiên, khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra và thị trường nhân lực tại Việt Nam liên tục thay đổi, các bạn sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm chỗ đứng cho mình trong sự nghiệp.

“Tân cử nhân đang tìm kiếm gì ở những công việc đầu tiên? Họ đang xem trọng điều gì hơn, tiền lương, tri thức, kinh nghiệm hay những mối quan hệ ? Với mong muốn phác họa chân dung của nhân lực trẻ, sinh viên mới ra trường, Tập đoàn Navigos Group đã thực hiện báo cáo “Sinh viên mới ra trường cùng cơ hội và thách thức trong những bước đầu của sự nghiệp", ông Gaku Echizenya chia sẻ.

“Nhảy việc” để tìm việc làm phù hợp hơn

Khảo sát của Navigos Group chỉ ra: Có 81% ý kiến đồng ý với ý kiến “nhảy việc” để tránh lãng phí thời gian cho công việc không phù hợp. Ngoài ra, 57% ứng viên đồng ý rằng nhảy việc là cơ hội tiếp xúc nhiều môi trường làm việc. Bên cạnh đó, có 56% ứng viên cho rằng tình trạng “nhảy việc” gây ra sự thiếu cam kết với tổ chức. Khi được hỏi thời gian tối thiểu để thay đổi công việc, 46% ứng viên cho biết cần gắn bó với công việc ít nhất 1 năm trước khi thay đổi.

Theo khảo sát của Navigos Group Việt Nam: Trở ngại và cũng là rào cản lớn nhất mà phần lớn sinh viên mới ra trường đi tìm việc đều gặp phải là không có định hướng nghề nghiệp cụ thể. Bằng chứng là có 38% ý kiến cho biết họ không có định hướng nghề nghiệp cụ thể nên cảm thấy khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Ngoài ra ứng viên trẻ cũng gặp rào cản vì “chưa biết cách tìm việc hiệu quả” và “chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng” đều chiếm 35% ý kiến.

Kết quả khảo sát cho thấy: Gần 80% ứng viên được khảo sát cho biết họ đang làm công việc đúng hoặc gần đúng với chuyên ngành đào tạo. 40% cho biết hiện tại họ đang đi làm dù không liên quan chặt chẽ nhưng vẫn khá tiệm cận với chuyên ngành đào tạo. 40% ứng viên đang đi làm đúng với chuyên ngành.

Đặc biệt, các chuyên ngành đào tạo như công nghệ, kỹ thuật, kinh tế có tỉ lệ ứng viên đi làm đúng ngành và gần đúng ngành khá cao, ở khoảng trên 75%. Tuy nhiên, có đến 20% ứng viên đang đi làm trái với chuyên ngành đào tạo, chủ yếu là các ứng viên thuộc khối ngành ngôn ngữ, sư phạm.

Với bộ phận không nhỏ sinh viên cảm thấy thiếu định hướng nghề nghiệp, 67% ý kiến sinh viên cho rằng nhà trường cần tổ chức các buổi định hướng nghề nghiệp thực tế; 66% cho rằng nhà trường cần hỗ trợ nhiều hơn trong việc giới thiệu việc làm cho sinh viên thông qua liên kết với doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng nhà trường cần nâng cao năng lực ngoại ngữ và đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên với lần lượt là 53% và 49% ý kiến.

Trước thực tế trên, các chuyên gia trong lĩnh vực lao động - việc làm khuyến cáo, những năm gần đây làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn rất mạnh mẽ, điều này đồng nghĩa với việc nhiều cơ hội hơn nhưng cơ hội sẽ chỉ dành cho người có năng lực.

Thời đại công nghệ thông tin phát triển, không còn nhiều rào cản ngăn nhân lực trẻ tiếp cận với khối kiến thức khổng lồ từ thế giới, chính vì vậy các bạn sinh viên mới ra trường cần chủ động học hỏi và nâng cao không chỉ là kiến thức chuyên môn, mà còn là kỹ năng mềm, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ để kịp thời trở thành nguồn nhân lực chủ chốt trước làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Sinh viên mới ra trường: “Chốt” nơi có lương thưởng tốt

Mặc dù cơ hội tìm việc đúng với chuyên ngành đào tạo không dễ dàng, nhưng với lao động trẻ, tiêu chí về “mức thu nhập và đãi ngộ” chiếm tới 70% ý kiến lựa chọn; trong khi đó, chỉ có 55% ứng viên cũng quan tâm đến “công việc có phù hợp với năng lực hay không”.

Về mức thu nhập trung bình của sinh viên mới tốt nghiệp, phần lớn công việc hiện tại nằm trong khoảng từ 5 triệu đến dưới 7 triệu đồng; tiếp đến là mức lương từ 7 triệu đến dưới 10 triệu đồng. Quan sát cũng cho thấy ở 2 mức lương này chiếm tới trên 80% nhân sự đang đi làm toàn thời gian. Ở mức lương từ 1 đến 3 triệu đồng, chủ yếu các ứng viên đang là thực tập sinh và làm việc bán thời gian. Thu nhập của nhóm lao động trẻ sẽ cao hơn nếu có trình độ ngoại ngữ lưu loát. Cụ thể, nhóm ứng viên có trình độ ngoại ngữ lưu loát có đến 37% có mức lương trên 10 triệu đồng/tháng.

“Khảo sát cho thấy: Nhân lực trẻ chưa hài lòng với mức lương thưởng, đãi ngộ và cơ hội phát triển trong công việc hiện tại. Đây cũng chính là hai lý do phổ biến khiến ứng viên thay đổi công việc”, Tổng Giám đốc Navigos Group Việt Nam cho biết. Đáng chú ý, tiêu chí “không phù hợp với văn hóa công ty” cũng nằm trong top những lý do ứng viên nghỉ việc với 24% ý kiến.

Chia sẻ về định hướng nghề nghiệp trong tương lai, nhiều nhân lực trẻ cho biết sẽ ưu tiên tập trung vào xây dựng sự nghiệp, trong đó 29% sẽ nỗ lực thăng tiến trong công ty hiện tại, 26% quyết định sẽ thử sức nhiều công việc khác nhau để tìm ra nơi phù hợp. Ngoài ra, dữ liệu cho thấy chỉ có 9% ứng viên có ý định đi học sau Đại học.

Về xu hướng khởi nghiệp, hơn một nửa ứng viên được khảo sát chưa từng khởi nghiệp nhưng có ý định trong tương lai. Ngoài ra, nhân lực trẻ đang dần có nhận thức rõ ràng hơn về ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - với 46% ứng viên quan tâm và có những hành động chuẩn bị thay đổi, thích ứng. Tuy nhiên vẫn có phần đông ứng viên rất ít quan tâm, không quan tâm và đưa ý kiến trung lập.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, Tổng Giám đốc Navigos Group Việt Nam cho rằng: Cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn là điều mơ hồ với một phần không nhỏ nguồn lao động trẻ. Đây là điều đáng báo động vì cuộc cách mạng này sẽ mang lại nhiều thay đổi trên thị trường lao động về lâu dài.

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đến mỗi ngành nghề sẽ khác nhau nhưng nhìn chung người lao động sẽ phải trang bị đủ kiến thức để trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cao và có khả năng áp dụng công nghệ mới để phục vụ tốt hơn cho công việc của mình, thay vì lo lắng công nghệ cao sẽ thay thế mình.

Đối với các doanh nghiệp, từ thực tế khảo sát và kinh nghiệm về thị trường lao động, ông Gaku Echizenya -Tổng Giám đốc Navigos Group Việt Nam cho rằng: “Để phát triển nhóm nhân lực trẻ thành lực lượng lao động nòng cốt trong tương lai lâu dài, các doanh nghiệp cần chú trọng chiến lược tăng cường “trải nghiệm nhân viên”, từ khâu tiền tuyển dụng, tuyển dụng, gia nhập công ty và thời gian thử việc.

Nhân sự trẻ rất cần được quan tâm về đào tạo và xây dựng lộ trình nghề nghiệp. Trong thời gian trải nghiệm nhân viên này, các yếu tố liên quan đến thương hiệu, chế độ phúc lợi, người quản lý trực tiếp, lộ trình đào tạo, lộ trình công việc… thực sự quan trọng đến sự gắn bó với doanh nghiệp của nhân sự trẻ. Do vậy, chúng tôi đề xuất các doanh nghiệp rất nên quan tâm đến giai đoạn “bản lề” này”.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.

Tin khác

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Theo Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15 - 24 tuổi quý 1/2025 là 7,93%, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể.
AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) thông tin, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã công bố Kế hoạch thực hiện thị thực chuyên biệt khu vực năm 2025, nhằm thu hút lao động nước ngoài đến làm việc tại các vùng có dân số giảm.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Ngày 11/4, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết, đang phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trên địa bàn.
Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật (27/4/2025) tại Khu công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao là chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, xứng đáng với vị trí “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tham gia Ngày hội việc làm năm 2025 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam có 50 doanh nghiệp, trong đó có 34 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 68%. Ngoài ra, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Sản xuất, nhà hàng - khách sạn, công nghệ thông tin… với gần 2.200 chỉ tiêu tuyển dụng.
Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức

Thêm yêu cầu đối với cán bộ, công chức

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi mới nhất được Bộ Nội vụ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Dự thảo Luật sửa đổi gồm 8 Chương, 54 Điều dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới đây.
Tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành công nghiệp gốc

Tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành công nghiệp gốc

Mới đây, Trung tâm Lao động ngoài nước (thuộc Bộ Nội vụ) đã thông báo tuyển chọn lao động đi làm việc trong ngành công nghiệp gốc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (Chương trình EPS) năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động