-->

Làm giàu từ nghề trồng hoa

Đến thăm vườn hoa Tài Lý, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi thấy những chậu hoa hồng gốc cằn cỗi vẫn cho ra hoa đủ sắc màu. Trò chuyện với ông Phạm Đức Tài, chúng tôi cảm nhận rõ niềm đam mê của ông với nghề trồng hoa, dù khó khăn vất vả, thế nhưng ông Tài không bỏ cuộc mà từng bước khắc phục khó khăn, gây dựng nên cơ ngơi hiện tại.
lam giau tu nghe trong hoa Xây dựng nông thôn mới gắn với nghề trồng hoa
lam giau tu nghe trong hoa Hướng đi mới cho nghề trồng hoa ở Mê Linh
lam giau tu nghe trong hoa Muôn nỗi nhọc nhằn

Bén duyên với nghề trồng hoa

Men theo quốc lộ 23B, đoạn qua địa phận xã Mê Linh, chúng ta sẽ thấysan sát những nhà vườn bán và cung cấp các giống cây cảnh, hoa các loại. Trong các nhà vườn, những chậu hoa hồng đủ sắc màu với những thế uốn lượn cùng các loài hoa cúc, đồng tiền, mẫu đơn đã và đang đưa lại thu nhập ổn định cho người dân.

lam giau tu nghe trong hoa
Ông Phạm Đức Tài chăm sóc cho những gốc đào bonsai trong vườn.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, ngay từ nhỏ, ông Phạm Đức Tài (chủ vườn hoa Tài Lý) đã gắn bó với việc làm nông nghiệp. Trải qua nhiều công việc, trồng nhiều loại cây nhưng đều chưa đem lại hiệu quả, ông Tài đã nảy sinh ý tưởng trồng hoa. Nghĩ là làm, năm 1991, sau khi lập ra đình, ông Tài bắt tay vào khởi nghiệp từ việc trồng hoa, ông Tài cũng là một trong những người tiên phong của huyện Mê

Linh trong phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây mang lại hiệu quả cao.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Tài cho biết, ban đầu khi mới lập nghiệp, ông gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên phải kể tới là vốn, tiếp đó là việc không có nhiều kinh nghiệm trồng hoa. Ông Tài kể, thời điểm ban đầu, cả tài sản của gia đình gom lại cũng chỉ có vài chục triệu. Với số tiền ít ỏi, ông và vợ phải thuê một mảnh đất nhỏ chừng hơn 300 m2 để trồng 2000 cây hoa hồng cắt cành, mục đích ban đầu của ông là tạo ra lợi nhuận để đầu tư lớn hơn.

Dù gắn bó với nông nghiệp, thế nhưng, trước đây, ông chưa từng trồng hoa, do đó, kinh nghiệm trồng hồng cũng như các loại hoa khác chỉ là con số không. Để gắn bó lâu dài với nghiệp trồng hoa, ông Tài đã phải đi nhiều tỉnh thành khác nhau để tìm hiểu về phương pháp trồng và chăm sóc hoa. Bất cứ nơi đâu có nhà vườn đẹp, có các giống hoa độc đáo, ông Tài đều ghé thăm. Cứ thế thành quen, người dân thôn Hạ Lôi cũng không còn thấy lạ khi thấy ông rong ruổi trên những con đường vào trưa hè nóng bức hay miệt mài chăm sóc hoa đến quên cả thời gian.

Dẫn chúng tôi tham quan một vòng trong “Vương quốc hoa hồng thu nhỏ”, ông Tài giới thiệu với chúng tôi thành quả mà sau nhiều năm ông gây dựng. Khu vườn chia làm nhiều ô khác nhau, phía ngoài giáp đường quốc lộ 23B là những cây hồng cổ leo xen lẫn là những cây hồng bonsai, phía bên trong là những gốc hồng thế cao quá đầu người đang trong giai đoạn tạo hình, tiếp đến là vườn hồng chậu đang khoe sắc giữa cái nắng trưa hè. Theo ông Tài, trong vườn có nhiều hoa nhận diện thương hiệu, có những giống hoa chỉ ở nhà vườn ông mới có.

Bên cạnh những giống hồng cổ, hồng ngoại quý hiếm, ông cũng là người sở hữu nhiều giống hoa mà người dân và các nhà vườn khác không có. Ví dụ như ông có 5 loại cúc cổ xuất xứ từ nhiều nước khác nhau, nếu tận dụng trồng cúc bon sai thì có thể bán giá 700 tới 1 triệu đồng/cây, tuy nhiên loại cúc này phải đủ 1 năm mới có thể thu hoạch.

Đặc biệt, trong quá trình trồng hoa, ông Tài luôn đặt chất lượng lên trên hết. Để tạo nên thương hiệu riêng cho nhà vườn, ông Tài đã chủ động “đi trước, đón đầu” trong công cuộc nuôi trồng các loại hoa mới, bên cạnh đó, vì có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nên các loại hoa ông ghép thường cho hoa rất đẹp. “ Có những giống hoa vườn mình nhập tháng trước thì tháng sau những vườn khác cũng có, thế nhưng điểm khác biệt duy nhất là vườn mình làm đẹp hơn các nhà vườn khác, các chậu hoa do vậy mà cũng có giá trị hơn. Cùng đó, trong quá trình làm việc, mình cũng chủ động tìm ra các xu hướng của thị trường và thực hiện trước mọi người, khi các nhà vườn khác bắt đầu làm theo thì mình lại chuyển sang cái mới khác biệt hơn.”- ông Tài chia sẻ.

Bên cạnh niềm đam mê với hoa hồng, ông Tài cũng đang phát triển thêm các giống hoa lan biến đổi gen. Với những kinh nghiệm của bản thân trong gần 30 năm trồng và chăm sóc hoa, sau 2 năm đầu tư, chăm sóc, thời điểm hiện tại, vườn lan của ông đã bắt đầu cho thu hoạch.Từ đam mê trồng, chăm sóc hoa cùng sự nhạy bén trong việc bắt kịp xu thế của người tiêu dùng. Đến hiện tại, vườn hoa của ông Tài đã đưa lại nguồn thu ổn định cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho một số lao động địa phương với mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/ tháng.

Thu nhập cao từ trồng hồng bonsai và hồng thế

Khởi nghiệp bằng việc trồng hoa hồng cắt cảnh, tuy nhiên, ông Tài cũng nhận thấy những bất cập do giá hoa liên tục lên xuống. Để khắc phục những khó khăn do giá hoa thất thường, ông đã mạnh dạn đầu tư trồng hồng bonsai và hồng thế. Bằng sự siêng năng, chịu khó và cả niềm say mê với nghề trồng hoa, từ một khu vườn nhỏ, ông đã mạnh dạn vay tiền thuê một khu đất lớn rộng hơn 6000 m2 để trồng thêm hồng thế và hồng bonsai.

Nói về thời điểm ra quyết định mạo hiểm này, ông Tài vẫn cho rằng mình thực sự liều lĩnh. Thời điểm đó, người dân xã Mê Linh vẫn chưa biết đến các giống hoa này mà trồng hoa cắt cành là chủ yếu, thế nhưng sau khi đi học hỏi các mô hình tại nhiều địa phương, ông Tài nhận thấy tiềm năng phát triển từ các giống hồng thế, hồng bonsai. Do vậy, ông đã mạnh dạn mở rộng diện tích để phát triển các loại hoa này với mong muốn có nguồn thu ổn định hơn so với việc trồng hoa cắt cành.

Là loại hoa đưa lại giá trị kinh tế cao, thế nhưng, quá trình trồng và chăm sóc hồng bonsai và hồng thế cũng khá phức tạp. Đầu tiên, ông Tài phải nhập phôi từ nhiều nơi khác nhau, những phôi hoa này đều là những gốc hoa có tuổi đời từ 50 tới 60 năm, có cây lên tới hàng trăm năm. Ông Tài cho biết, trước đây, khi nhà vườn của ông và các nhà vườn ở huyện Mê Linh chưa trồng hoa bonsai, những gốc hồng này đều được người dân bỏ đi để trồng vụ mới. Tuy nhiên, giờ đây với số gốc hoa đó, người dân có thể thu về hàng trăm triệu đồng.

Sau khi có được phôi ưng ý, việc ghép cành và tạo dáng cho cây cũng là khâu quyết định tạo nên sự thành bại. Phần gốc sau khi mua về được chăm sóc cho khỏe mạnh rồi được ghép các cành hoa khác. Đối với hồng bon sai, người trồng phải cắt cành để cho hồng bonsai ra nhiều mầm, sau đó thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Tương tự, với hồng thế chủ các nhà vườn cũng phải mất hàng năm trời để có thể tạo thế cho cây.Cả hồng bonsai và hồng thế đòi hỏi trồng và chăm sóc rất đặc biệt. So với việc trồng và chăm sóc giống hồng ngắn ngày lấy bông, giống hồng bonsai và hồng thế phải chăm sóc đều tay, thường xuyên quan sát để tạo dáng kịp thời.

“Để làm một cây hoa hồng bonsai đẹp, quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm và do thị hiếu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng càng có điều kiện về kinh tế thì sẽ tìm đến các loại hoa tinh túy. Tuy nhiên loài hoa này cũng khá kén khách, không phải ai cũng sẵn sàng bỏ ra 5 - 10 triệu đồng để mua hoa về bày biện”- ông Tài cho biết.

Hiện tại trong vườn hoa của gia đình ông Tài, những giống hồng có tuổi đời trên 50 năm có khoảng vài nghìn gốc. Cùng đó, năm nào ông cũng bổ sung thêm các gốc hồng cổ thông qua việc mua của người dân. Để có được những cây hồng thế và hồng bonsai đẹp, ông Tài phải bỏ ra số vốn đầu tư khá lớn, mỗi năm tiền đầu tư chậu của nhà vườn lên tới hàng trăm triệu và chỉ được thu hồi vào dịp Tết khi bán được cây.

Hoa hồng thế được xem như sản phẩm mang tính nghệ thuật, có khả năng ra hoa và chơi quanh năm nên ông Tài làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Đặc biệt, ngoài các loại hoa hồng truyền thống, hoa hồng thế, hoa hồng bonsai của ông Tài có thể cho bông có màu sắc lạ như hoa hồng xanh. Giá hoa hồng thế nhập khẩu vào khoảng 2 triệu đồng /cây, còn tại vườn ở Mê Linh giá rẻ hơn nhiều nên hoa hồng thế ở đây được xuất bán quanh năm, lái buôn về tận vườn đặt mua với số lượng lớn.Ông Tài cho hay, tùy từng năm mà nguồn thu khác nhau, năm được mùa thì được 500 -700 triệu đồng, những năm không được mùa ông cũng thu khoảng 300- 400 triệu đồng sau khi đã trừ mọi chi phí.

Ghi nhận những thành quả từ mô hình trồng hoa của gia đình ông, năm 2019, ông Phạm Đức Tài đã được Trung ương Hội khuyến học Việt Nam khen thưởng; được Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh tặng Giấy khen là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu. Cùng đó, ông cũng được Ủy ban nhân dân xã Mê Linh tặng Giấy khen đã có thành tích trong phong trào thi đua và đóng góp xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã giai đoạn 2011-2020; Giấy khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020.

L. Hằng – P. Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động