-->
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024):

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”

Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. 70 năm qua, những kỷ niệm thiêng liêng về Ngày Giải phóng Thủ đô vẫn để lại cho lớp lớp người Hà Nội nhiều cảm xúc khó tả.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Sức hút từ cuộc thi “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”

Ra đi trong khói lửa - trở về trong hào quang chiến thắng

Trong ngày thu tháng 10 hướng về sự kiện lớn, Đại tá, TS. Lê Thanh Bài, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã khái quát về quân đội nhân dân Việt Nam từ toàn quốc kháng chiến đến Ngày Giải phóng Thủ đô.

Đại tá, TS. Lê Thanh Bài cho hay thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”; quân và dân Thủ đô Hà Nội đã anh dũng vùng lên, chủ động nổ súng mở đầu cho toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, lực lượng vũ trang vũ trang Thủ đô đã viết nên bản hùng ca Mùa đông 1946. Thắng lợi của lực lượng vũ trang Thủ đô trong 60 ngày đêm chiến đấu cũng là thắng lợi của quân đội cách mạng. Chiến công trên đường phố Thủ đô đã tiếp thêm tinh thần, ý chí cho các chiến sĩ Vệ quốc đoàn chiến đấu, giành thắng lợi từng bước để đi đến kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Tái hiện cảnh đoàn quân chiến thắng trở về ngày 10/10/1954 rợp cờ hoa.

Cuối năm 1949 đầu năm 1950, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, có lợi cho cuộc kháng chiến của quân và dân ta. Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên Giới nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới Việt - Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta “thoát khỏi vòng vây quân thù”, mở đường giao lưu quốc tế.

Vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng, đến giữa năm 1951, đội quân chủ lực trực thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng Chỉ huy đã có 5 đại đoàn bộ binh và một đại đoàn công binh, pháo binh. Đó là sự lớn mạnh cả về quy mô và khả năng tác chiến; đã tổ chức nhiều trận đánh lớn, mở được những chiến dịch tiến công. Trong vòng 6 tháng, từ ngày 25/12/1950 đến ngày 20/6/1951, ta đã mở ba chiến dịch: Chiến dịch Trần Hưng Đạo (12/1950); chiến dịch Hoàng Hoa Thám (3/1951); chiến dịch Quang Trung (5/1951). Đây là những chiến dịch quy mô lớn đầu tiên đánh vào phòng tuyến kiên cố của địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

Trên cơ sở đánh giá đúng tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch, tháng 9 năm 1953 Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. Quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh chưa từng có.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Đại tá, TS. Lê Thanh Bài khái quát về quân đội nhân dân Việt Nam từ toàn quốc kháng chiến đến Ngày Giải phóng Thủ đô.

Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm, nỗ lực chiến tranh cao nhất của Pháp được Mỹ giúp sức để tạo nên bước ngoặt mới trong chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, làm nên thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải chấp nhận đàm phán, ký kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, công nhận độc lập chủ quyền của Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiệp định Giơnevơ được ký kết đã buộc thực dân Pháp phải rút quân ra khỏi Đông Dương, Hà Nội - cùng với miền Bắc, Hà Nội - Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được giải phóng.

“Ngày 10/10/1954, đoàn quân ra đi từ những ngày Toàn quốc kháng chiến hân hoan trở về trong sự chào đón của đồng bào Thủ đô. Ra đi trong khói lửa - trở về trong hào quang chiến thắng. Đó là kết quả của chặng đường chiến đấu gian khổ, hy sinh, vừa đánh giặc vừa xây dựng lực lượng, lấy chiến trường làm nơi rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ tác chiến tiến tới đánh bại các âm mưu, kế hoạch của kẻ thực dân xâm lược”, Đại tá, TS. Lê Thanh Bài nói.

Ký ức một thời hào hùng

Trong ký ức của các cựu chiến binh tham gia Đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô 70 năm về trước, vẫn nguyên vẹn niềm tự hào và sắt son niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến trường kỳ, cũng như sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Cựu chiến binh Lê Văn Tính, nguyên chiến sĩ Đại đội 238 (Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308) bồi hồi nhớ lại ngày trở về Thủ đô.

Đến thăm và trò chuyện với cựu chiến binh Lê Văn Tính, nguyên chiến sĩ Đại đội 238 (Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308), ông vẫn vẹn nguyên sự bồi hồi.

Theo lời kể của cựu chiến binh Lê Văn Tính, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu”, ông được theo Đại đội trưởng Nguyễn Đình Phòng về Đền Hùng gặp Bác Hồ giao nhiệm vụ “tiếp quản Thủ đô” cho Sư đoàn 308.

Lần đầu gặp, Bác ân cần dặn dò: “Khi vào tiếp quản Thủ đô, các chú phải hết sức đề phòng âm mưu phá hoại của địch, đấu tranh giữ được nguyên vẹn điện, nước, bệnh viện, trường học, nhà cửa, đường sá… để ta dùng. Các chú phải luôn giữ kỷ luật nghiêm minh, giữ gìn phẩm chất cách mạng. Các chú phải luôn đoàn kết, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, quy định của Nhà nước, phản bác những luận điệu sai trái, phản động của kẻ thù”.

Đến 5 giờ sáng 10/10/1954, cả Hà Nội tưng bừng nhộn nhịp cờ hoa. Từ 5 cửa ô, đoàn quân trùng trùng tiến về. Trung đoàn Thủ đô cùng các đơn vị với tư thế của người chiến thắng, đội ngũ chỉnh tề hùng dũng tiến vào giải phóng Thủ đô trong sự chào đón nồng nhiệt của người dân Hà Nội.

Nhớ về thời khắc lịch sử ấy, cựu chiến binh Lê Văn Tính không khỏi xúc động: “5 giờ sáng 10/10/1954, rời làng Phùng, chúng tôi đội ngũ chỉnh tề theo đường 32 tiến về Hà Nội. Qua Cầu Diễn hiện ra trước mặt một rừng cờ hoa, biểu ngữ, khẩu hiệu, nhiều nhất là “Hồ Chí Minh muôn năm”. Nhân dân đông đảo đứng hai bên đường vẫy cờ hoa đón chào hàng quân chỉnh tề đi qua. Những ánh mắt ướt lệ, những cánh tay giơ ra như muốn ôm chặt lấy người thân xa lâu ngày gặp lại, khó nén khỏi xúc động dâng trào, nhất là những chiến sĩ đã chiến đấu 60 ngày đêm trong đội quân “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” giữ Hà Nội, ra đi từ ngày đầu kháng chiến nay mới trở về.

Đi qua các đường phố đến Hồ Gươm, về chợ Đồng Xuân, phố phường đang có lệnh giới nghiêm, nhưng nhà nào cũng mở cửa, mọi người vui mừng, phấn khởi vẫy tay chào bộ đội đi qua, chúng tôi vào thành lối Cửa Đông”.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Đại tá Dương Niết, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca (Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308) là một trong 214 cán bộ, chiến sĩ đầu tiên về tiếp quản Thủ đô.

Theo hồi tưởng của cựu chiến binh Lê Văn Tính: “Tiến hành quân quản trong một thời gian ngắn, phố phường ngày càng nhộn nhịp, sinh hoạt trở lại bình thường. Những ngày đầu, chúng tôi từng tổ 3 người vào từng nhà thăm hỏi, nói chuyện, giải đáp những vướng mắc cho nhân dân, được mọi người, mọi nhà tiếp đón vui vẻ. Ban đêm, chúng tôi tổ chức biểu diễn ca múa nhạc ở các nơi công cộng, vườn hoa, được nhân dân hưởng ứng rất nhiệt tình”.

Đại tá Dương Niết, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca (Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308) là một trong 214 cán bộ, chiến sĩ đầu tiên về tiếp quản Thủ đô. Ông Niết cho hay, Tiểu đoàn Bình Ca vinh dự là đơn vị bộ đội đầu tiên vào tiếp quản Thủ đô là sự trùng hợp lịch sử hiếm thấy, bởi đây chính là đơn vị đầu tiên được lệnh rút khỏi Thủ đô hồi đầu kháng chiến toàn quốc (năm 1947).

Các cựu chiến binh Tiểu đoàn Bình Ca rất tự hào về đơn vị mình là nhân chứng lịch sử của hai đầu sự kiện: “Ra đi và Trở về”. Tiểu đoàn Bình Ca là đơn vị đầu tiên thực hiện lời thề của các chiến sĩ Thủ đô: “Ra đi, hẹn một ngày về”.

“Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đơn vị chúng tôi chuẩn bị về giải phóng Bắc Giang thì có lệnh đình chiến. Đơn vị về tập kết tại Phùng. Ngày 6/9/1954, có một cán bộ tham mưu của ta ở trong nội thành ra phổ biến nhiệm vụ với tôi. Lúc đó, tôi mới biết mình được vinh dự vào tiếp quản Thủ đô”, Đại tá Dương Niết hồi tưởng lại.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Tái hiện nhân dân đông đảo đứng hai bên đường vẫy cờ hoa đón chào hàng quân chỉnh tề đi qua.

Hành quân về Phù Lỗ, tại đây, các chiến sĩ Tiểu đoàn Bình Ca được học kỹ 10 điều khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. “Vì chúng ta với Pháp trao đổi với nhau tại Hội nghị Trung Giã, trước khi Pháp rút, ta phải vào tiếp quản, nhưng Pháp yêu cầu ta không cho bộ đội chủ lực vào, không mang súng trường, không đeo huy hiệu chiến sĩ Điện Biên, vì 2 tiếng Điện Biên lúc đó là ác mộng đối với sĩ quan và binh lính của Pháp. Đêm 7/10, chúng tôi về ngay làng Vân ở đầu cầu Đuống. Nhân dân vui mừng, phấn khởi ra đón chúng tôi”, Đại tá Dương Niết kể.

Trong hồi tưởng của Đại tá Dương Niết, trải qua cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, khoảnh khắc đáng nhớ nhất đối với ông chính là những ngày cùng đồng đội trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội năm 1954. Cả Hà Nội rộn ràng đón mừng ngày hội lớn.

Buổi sáng tiến vào Thủ đô, đến 15 giờ chiều 10/10/1954, sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, lá cờ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức tung bay, còi Nhà hát Thành phố nổi lên, hàng chục vạn quân dân Hà Nội trang nghiêm dự Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại Sân vận động Cột Cờ. Sau nhiều năm xa cách Thủ đô, các chiến sĩ của Tiểu đoàn Bình Ca được trở về, hòa cùng với nhân dân đón mừng ngày chiến thắng, dưới bầu trời tự do, rực rỡ cờ hoa. Sư đoàn trưởng Vương Thừa Vũ đọc thư Bác Hồ gửi đồng bào Thủ đô khiến ai nấy vô cùng xúc động.

Ký ức hào hùng “ra đi, hẹn một ngày về”
Tái hiện người dân đón chào đoàn quân.

Sau tiếp quản Thủ đô, Đại tá Dương Niết tiếp tục công tác trong quân đội; sau đó làm Hiệu phó Trường Trung cao Không quân (nay là Học viên Phòng không - Không quân), năm 1991 về nghỉ hưu với quân hàm Đại tá.

Xúc động khi nhắc về những người đồng đội, Đại tá Dương Niết chia sẻ: “Trong số 214 chiến sĩ Bình Ca vào tiếp quản Hà Nội năm 1954, đến năm 2019, ở Hà Nội còn 5 người, nhưng đến nay 4 người đã ra đi, chỉ còn lại mình tôi. Các anh ấy ra đi đều ở tuổi 90 và trên 90”.

Ngày trở về tiếp quản Thủ đô năm đó mãi là dấu son trong những trang vàng của lịch sử cách mạng nước ta, thể hiện tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của toàn thể đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh cho dân tộc. Khi được xem những hình ảnh tái hiện chặng đường chiến đấu oanh liệt của quân và dân Hà Nội, ông Niết như được sống lại năm tháng hào hùng đó.

Ông mong rằng, âm hưởng của bản hùng ca Hà Nội chiến đấu và chiến thắng vẫn luôn vang vọng tới mọi thế hệ, nhất là những thế hệ trẻ. Qua đó, thế hệ trẻ sẽ tiếp nối truyền thống đầy tự hào của cha ông.

Phương Ngân

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Sức lan toả từ các phong trào thi đua

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Sức lan toả từ các phong trào thi đua

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Sóc Sơn đã triển khai sâu rộng các phong trào thi đua nhằm động viên, khích lệ đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua trong lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đơn vị từ đó nâng cao đời sống, việc làm của mỗi đoàn viên, CNVCLĐ.
Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn

Tham gia thi đấu tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, các cầu thủ đánh giá đây là một sân chơi thể thao chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.

Tin khác

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động