Ký kết Thỏa ước lao động tập thể ngành Dệt - May Hà Nội (lần 2)
Ấm lòng công nhân về quê đón Tết Hội nghị Ban chấp hành Công đoàn ngành Dệt-May Hà Nội lần thứ XVI mở rộng Công đoàn ngành Dệt-May Hà Nội trợ cấp đặc biệt cho gia đình công nhân lao động |
Hội nghị được nghe đồng chí Hoàng Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội báo cáo quá trình thương lượng, đối thoại và xây dựng TƯLĐTT ngành (lần 2) như: thành lập Ban soạn thảo; kết quả 4 bước đối thoại, thương lượng, hội thảo và Hội nghị hiệp thương.
Kết thúc quá trình, bản thỏa ước đã được 43/61 (70,49%) người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nhất trí ủy quyền cho Hội Dệt May Thành phố, Công đoàn ngành Dệt -May Hà Nội ký kết TƯLĐTT cấp ngành (lần thứ 2).
Dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu đã ghi nhận và biểu dương những cố gắng, nỗ lực của tập thể Ban Chấp hành Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội và Hội Dệt May Thành phố trong quá trình thương lượng, đối thoại TƯLĐTT ngành.
Đại diện Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội và Hội Dệt May thành phố Hà Nội ký kết TƯLĐTT cấp ngành (lần 2) |
Đồng thời, đồng chí khẳng định, bản TƯLĐTT ngành Dệt - May Hà Nội sẽ là cụ thể hóa các quy định của pháp luật phù hợp với tính chất, đặc điểm của các doanh nghiệp cùng ngành nghề, làm cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng lao động, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động; tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động, tạo điều kiện cho người lao động thông qua sức mạnh tập thể để thương lượng nhằm đạt được những lợi ích cao hơn so với quy định của pháp luật lao động.
TƯLĐTT ngành còn là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên trong quan hệ lao động, đặc biệt là khi xảy ra các tranh chấp lao động và quá trình giải quyết tranh chấp lao động phát sinh tại cơ sở.
Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Chính Hữu đề nghị Ban Thường vụ Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội và Hội Dệt May Hà Nội sau hội nghị cần sớm triển khai bản thỏa ước ngành đến các đơn vị trực thuộc; tiếp tục nâng cao số lượng đơn vị tham gia TƯLĐTT ngành trong thời gian tới; hướng dẫn từng đơn vị căn cứ thỏa ước ngành xây dựng thỏa ước doanh nghiệp; kịp thời sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định của pháp luật lao động, tạo sự đồng thuận, tạo mối quan hệ lao động hài hòa giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Hà Nội: Công đoàn đón công nhân trở lại làm việc an toàn
Hoạt động 02/02/2025 15:01
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Hiệu quả từ các phong trào thi đua yêu nước
Hoạt động 02/02/2025 08:52
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm: Triển khai hiệu quả công tác nữ công
Hoạt động 01/02/2025 18:57
Đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 01/02/2025 09:54
Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên, người lao động huyện Đông Anh
Công đoàn 31/01/2025 20:36
Quận Hoàng Mai: Thành lập mới 29 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 31/01/2025 20:29
LĐLĐ huyện Chương Mỹ phát động phong trào thi đua tới công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/01/2025 10:54
Những “thủ lĩnh” Công đoàn cơ sở
Hoạt động 31/01/2025 06:29
Mê Linh: Khơi dậy tinh thần thi đua lao động, sáng tạo trong đoàn viên, người lao động
Công đoàn 30/01/2025 18:29
Thiết thực các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động
Công đoàn 30/01/2025 18:29