-->
Ngành Nông nghiệp Thủ đô: Chủ động, linh hoạt trước khó khăn, thách thức

Kỳ 2: Nâng tầm giá trị sản phẩm nông nghiệp của Thủ đô

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã phát huy những lợi thế của “đất trăm nghề” để đánh giá, phân hạng và xúc tiến thương mại các sản phẩm của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua đó, góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm nông nghiệp của Thủ đô, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đến đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Khẳng định vị thế cho các sản phẩm nông nghiệp Ngành Nông nghiệp Thủ đô: Chủ động, linh hoạt trước khó khăn, thách thức Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp

Tận dụng lợi thế để triển khai hiệu quả chương trình OCOP

Thủ đô Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Trong số đó có 313 làng nghề, làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận.

Mỗi làng nghề Hà Nội đều mang một bản sắc riêng với sự kết tinh sáng tạo của những bàn tay người thợ và tình yêu nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Thành phố còn có trên 9.900 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code. Đây chính là lợi thế lớn của Thủ đô trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP.

Chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
Lãnh đạo Thành phố tham quan khu trưng bày các sản phẩm OCOP của Hà Nội

Phó chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, từ những lợi thế trên cùng với sự chỉ đạo trực tiếp, sâu sát của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố và Ban chỉ đạo OCOP của Thành phố, tính đến hết năm 2020, đã có trên 1.000 sản phẩm OCOP của Thành phố được phân hạng, đánh giá (gồm thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải, may mặc, sản phẩm lưu niệm, nội thất…), giải quyết được việc làm cho trên 3.000 lao động khu vực nông thôn.

Hiện trên địa bàn Thành phố đã triển khai được 13 điểm giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm OCOP đạt từ 03 sao trở lên, bao gồm sản phẩm lụa tơ tằm, bánh kẹo, thực phẩm tươi sống, chế biến, rau củ quả an toàn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố và khu vực.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ, kết nối các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP, Thành phố đã triển khai nhiều hoạt động như: Mời các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội tham gia các sự kiện trưng bày, hội chợ do Sở Công Thương tổ chức. Qua đó hỗ trợ trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP của đơn vị tham gia như: hàng thủ công mỹ nghệ, sữa tươi và sản phẩm từ sữa, hàng thực phẩm chế biến; rau củ các loại…;

Thông tin, cung cấp danh sách các sản phẩm OCOP đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng gửi các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm để kết nối sản phẩm phù hợp, tiêu thụ tại các hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố, trong đó sản phẩm OCOP như: thịt lợn, rau củ… đã được đưa vào kênh phân phối của hệ thống siêu thị MM Mega Market, BigC…

Tổ chức các sự kiện trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP của Thành phố để thu hút các tổ chức, cá nhân đến tham quan, thưởng ngoạn, mua sắm và xúc tiến thương mại, đầu tư, tìm kiếm cơ hội liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; tổ chức hội thảo kết nối giao thương các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP.

4418 104866711 361525728155338 956375622263896493 n
Thành phố Hà Nội trao quyết định công nhận sản phẩm OCOP cho các chủ thể

Thông qua các hội thảo kết nối giao thương các sản phẩm OCOP, nhiều biên bản ghi nhớ hợp tác về liên kết, tiêu thụ sản phẩm OCOP trên địa bàn Thành phố đã được ký kết, tạo điều kiện kết nối giao thương các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia chương trình OCOP vào các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng Online... để người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và quốc tế nhận diện thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Là một trong những đơn vị có sản phẩm được Thành phố đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP, bà Bùi Thị Thanh Hà - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Thanh Hà (Thường Tín, Hà Nội) chia sẻ: “Nhờ các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP của Thành phố mà sản phẩm rau của đơn vị đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng lựa chọn. Hiện sản phẩm rau an toàn của chúng tôi đã được bán ở hầu hết các siêu thị và cửa hàng thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận”.

Thực tế cho thấy, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP của Thủ đô và các đặc sản vùng miền bước đầu được người tiêu dùng nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP và đánh giá cao về chất lượng, phong phú về chủng loại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đã và đang chiếm được niềm tin của người tiêu dùng.

Nhân lên những sản phẩm OCOP chất lượng

Thời gian tới, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phát triển, nâng cấp, hỗ trợ, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng mỗi năm ít nhất khoảng 400 sản phẩm OCOP mới. Trong đó, ưu tiên các sản phẩm từ ý tưởng, sản phẩm đặc sản các vùng miền, làng nghề có thương hiệu, sản phẩm chủ lực của các địa phương, sản phẩm có sự tham gia đông đảo của cộng đồng, trên sản phẩm được tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia theo quy định.

1740 dsc 0200
Sản phẩm OCOP của Hà Nội được giới thiệu tới đông đảo người tiêu dùng

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; lồng ghép, tổ chức hội chợ OCOP và diễn đàn kết nối giao thương cấp Thành phố; hỗ trợ các cơ sở sản xuất tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế nhằm quảng bá giới thiệu các sản phẩm OCOP đối với các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và chủ hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu nhà phân phối, mở rộng thị trường. Xây dựng các điểm bán các sản phẩm OCOP tại các quận, huyện, thị xã.

Theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình OCOP Thành phố, để thực hiện những mục tiêu trên, Thành phố sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành bộ máy chính quyền; đổi mới phương thức quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp về thực hiện Chương trình OCOP.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân; tuyên truyền Chương trình OCOP trên các phương tiện truyền thông, mở rộng tuyên truyền trên mạng xã hội; tập trung đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý và các chủ thể tham gia chương trình OCOP. Tổ chức các đoàn công tác của Ban chỉ đạo, Hội đồng đánh giá, Tổ tư vấn, cán bộ làm OCOP từ Thành phố tới huyện, xã, các chủ thể sản xuất đi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nước và nước ngoài.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền, các sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP của Hà Nội và cả nước vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng Online và xuất khẩu để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế quan tâm và sử dụng.

(Còn nữa)

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động