--> -->
Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa

Kỳ 2: Để du lịch Tây Bắc cất cánh

Làm thế nào để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế cho toàn vùng, song phải gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, môi trường đang là bài toán được các cấp, ngành, địa phương tìm lời giải.
Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa

Tài nguyên văn hóa: Gốc rễ để phát triển du lịch bền vững

Theo nhiều chuyên gia du lịch, Tây Bắc vốn có những đặc trưng hấp dẫn riêng tạo nhiều niềm đam mê cho du khách với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Sự hoang sơ của thiên nhiên thuần khiết với cảnh quan núi non tuyệt đẹp và hệ sinh thái phong phú, cùng 32 dân tộc thiểu số chung sống đoàn kết, thú vị và lôi cuốn; nhiều di tích cách mạng, những chiến trường xưa, tất cả tạo nên sức cuốn hút lớn. Việc khai thác những tiềm năng, tập trung xây dựng các sản phẩm đặc thù sẽ làm nên thương hiệu du lịch Tây Bắc, tạo hình ảnh mới cho cả vùng Tây Bắc cũng như cho riêng mỗi tỉnh.

Nhắc đến Tây Bắc, không thể không nhắc đến đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, bây giờ, dù cho việc đi lại đã bớt khó khăn hơn trước nhưng ước mơ chinh phục nóc nhà Đông Dương, ước được một lần chạm tay vào đỉnh cao, được đứng ngắm mây bay trên đỉnh Fansipan vẫn được nhiều du khách ấp ủ.

Kỳ 2: Để du lịch Tây Bắc cất cánh
Trong khuôn khổ sự kiện du lịch “Sắc màu Sơn La - Tây Bắc” lần thứ II năm 2022, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị Liên kết phát triển sản phẩm du lịch mới, tour du lịch Hà Nội - Sơn La với chủ đề “Sơn La - điểm đến khác biệt, an toàn và hấp dẫn”. (Ảnh: Linh Tâm)

Tây Bắc còn ôm trong lòng một Sa Pa mờ sương, lãng mạn; ruộng bậc thang Mù Căng Chải nổi tiếng; hồ Pá Khoang giữa bốn bề núi non hùng vĩ; rừng Mường Phăng là một trong những khu bảo tồn tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm; thung lũng Mai Châu bình yên thăm thẳm xanh; cao nguyên Mộc Châu tràn đầy sức sống,…

Cùng với cảnh quan thiên nhiên vừa hoang sơ vừa tươi đẹp, sắc màu văn hóa của các dân tộc Tây Bắc cũng là một trong những tài nguyên vô giá. Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Khơ Mú, Lào, Lự, Hà Nhì, Kháng, La Hủ, Si La, Phù Lá, Bố Y, Mảng, Giáy, Xơ Đăng, Lô Lô, Pà Thẻn, Phù Lá, Cờ Lao, La Chí…

Nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của mình trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ, các điệu dân ca, dân vũ như lễ hội Lồng Tồng, chợ tình Khâu Vai, múa sạp, múa xòe, hát then, nhạc cụ pí cặp, pí sên, khèn môi… Ẩm thực Tây Bắc mang những nét đặc trưng, khác biệt hẳn so với các vùng khác với gà mọ, cá suối nướng úp, nộm da trâu, thịt trâu gác bếp, thắng cố,…

Tây Bắc còn ẩn chứa cả một hệ giá trị lịch sử như: Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ với những chiến công hiển hách “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; Khu di tích lịch sử Mường Phăng nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ; Khu di tích lịch sử cấp quốc gia Căng và Đồn Nghĩa Lộ - nơi đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt và chiến thắng năm 1952 giải phóng Nghĩa Lộ; Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ,…

Kỳ 2: Để du lịch Tây Bắc cất cánh
Sự hoang sơ của thiên nhiên thuần khiết với cảnh quan núi non tuyệt đẹp và hệ sinh thái phong phú, cùng hơn 30 dân tộc thiểu số chung sống đoàn kết, đã tạo nên một Tây Bắc vô cùng cuốn hút trong mắt du khách. (Ảnh: DL)

Dựa vào những lợi thế trên, du lịch Tây Bắc trong những năm vừa qua đã có bước phát triển đáng kể, tạo dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng, có thương hiệu trên bản đồ du lịch Việt Nam như du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa dân tộc thiểu số, du lịch sinh thái.

Đặc biệt, sau 2 năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, các tỉnh Tây Bắc đã rất nhạy bén, năng động, sáng tạo đưa ra các sản phẩm du lịch mới độc đáo phục vụ du khách như Festival dù lượn tại Yên Bái, sản phẩm trải nghiệm cầu kính Bạch Long - cầu kính đi bộ dài nhất thế giới vào Sách Kỷ lục Guinness tại Mộc Châu, cùng hàng loạt các khu homestay độc đáo, các khu nghỉ dưỡng đặc sắc tại các điểm du lịch nổi tiếng đi vào hoạt động như tại Bắc Yên, Mù Cang Chải,… Đây đều là những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Không thể phủ nhận rằng, du lịch phát triển tạo ra những điều kiện hồi sinh và phát huy của nhiều hoạt động thực hành văn hóa cổ truyền. Tuy nhiên, cũng nảy sinh nhiều thách thức trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa. Có tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số tự bỏ dần các thực hành văn hóa cũng như sự phong phú của những đường nét riêng định hình bản sắc tộc người của mình.

Nguy cơ bản sắc văn hóa nhạt nhòa và mất dần cũng đồng nghĩa với nguy cơ mất đi sức hấp dẫn với số đông du khách muốn tìm hiểu văn hóa, phong tục bản địa. Tính đa dạng văn hóa ở Tây Bắc dù có sẵn, rất đậm ở đời thường nhưng cần được khai thác tốt, làm nổi bật những nét độc đáo riêng của từng dân tộc trong các sản phẩm du lịch, tránh tình trạng các sản phẩm du lịch được dựng theo kịch bản gần như giống nhau. Khi đó du khách dù muốn cũng khó phân biệt được những nét đặc trưng vùng miền hay bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh liên kết vùng trong nước, quốc tế

Du lịch là ngành kinh tế đa ngành, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Trong thời toàn cầu hóa, sự phát triển của du lịch không thể nằm trong một giới hạn hành chính nhỏ hẹp mà phải vươn ra và vươn lên ở mức vùng - miền, thậm chí xuyên quốc gia. Điều này càng đúng với kinh tế du lịch Tây Bắc.

Kỳ 2: Để du lịch Tây Bắc cất cánh
Cùng với cảnh quan thiên nhiên vừa hoang sơ vừa tươi đẹp, sắc màu văn hóa của các dân tộc Tây Bắc cũng là một trong những tài nguyên vô giá. (Ảnh: H.My)

Thời gian qua, tuy đạt được kết quả tích cực nhưng du lịch của Tây Bắc chưa phát triển xứng tầm cả về quy mô và tính chất của vùng, sức cạnh tranh kém so với các vùng du lịch khác trong cả nước. Bởi vậy, bên cạnh việc liên kết nội vùng, một trong những giải pháp đặt ra cho các tỉnh Tây Bắc là cần liên kết hợp tác phát triển du lịch với những địa phương trọng điểm là trung tâm du lịch của cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng... nhằm nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có lợi thế cạnh tranh, kêu gọi các nguồn lực đầu tư và thu hút du khách đến với khu vực Tây Bắc.

Gần đây, Chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp xây dựng các sản phẩm du lịch kết nối với các địa phương; phối hợp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp. Công tác xúc tiến quảng bá được chú trọng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin tạo được hiệu quả trong việc thu hút khách du lịch và kết nối giữa doanh nghiệp du lịch và các địa phương.

Ngoài ra, các sự kiện kích cầu du lịch được triển khai rộng khắp tại các tỉnh trong khu vực và sự kiện Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 24/9 tại thị xã Nghĩa Lộ là điểm nhấn du lịch của tỉnh Yên Bái và các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu,…

Sự kiện này góp phần quảng bá hình ảnh, tôn vinh tinh hoa văn hóa truyền thống đặc sắc vùng Tây Bắc, đẩy mạnh phát triển sản phẩm văn hóa du lịch, hàng thủ công, sản phẩm OCOP tại các làng nghề truyền thống, thu hút du khách đến tham quan, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch độc đáo, giàu bản sắc, mang tầm khu vực và quốc tế.

Kỳ 2: Để du lịch Tây Bắc cất cánh
Du lịch Tây Bắc trong những năm vừa qua đã có bước phát triển đáng kể, tạo dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng, có thương hiệu trên bản đồ du lịch Việt Nam. (Ảnh: N.Minh)

Mới đây, tại Hà Nội, UBND tỉnh Sơn La đã phối hợp với Tổng cục Du lịch và Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị Liên kết phát triển sản phẩm du lịch mới, tour du lịch Hà Nội - Sơn La với chủ đề “Sơn La điểm đến khác biệt an toàn và hấp dẫn”. 160 doanh nghiệp du lịch lữ hành cùng các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ lưu trú, nhà hàng ăn uống, hợp tác xã của Hà Nội và Sơn La đã có cuộc gặp trao đổi trực tiếp qua đó tìm hiểu nhu cầu giữa hai bên cũng như tiến tới xây dựng các chương trình hợp tác phát triển du lịch, hình thành những tour, tuyến du lịch Hà Nội - Sơn La, từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch khác biệt, chuyên nghiệp hình thành vào sự phát triển du lịch chung của ngành Du lịch Việt Nam và của tỉnh Sơn La cùng Thủ đô Hà Nội.

Có thể nói, liên kết các địa phương trong phát triển du lịch là xu thế phát triển hiện nay và hết sức cần thiết. Các địa phương vùng Tây Bắc cần đề ra những giải pháp mang tính chiến lược, hướng đến phát triển tour, tuyến du lịch và sản phẩm du lịch liên kết ở quy mô vùng nhằm tạo ra được sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh, góp phần định vị du lịch vùng Tây Bắc đối với du khách trong nước và quốc tế trong thời gian tới.

Đôi nét phác thảo về vòng cung Tây Bắc cho thấy vùng Tây Bắc mở rộng của Tổ quốc là nơi hội tụ đầy đủ những điều kiện cần và đủ để trở thành tuyến, điểm du lịch quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước. Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên nhân văn, cùng với kết quả hợp tác đã đạt được, trong tương lai, các tỉnh Tây Bắc mở rộng tiếp tục liên kết để xây dựng thương hiệu du lịch của vùng, sớm đưa 8 tỉnh có cùng hướng đi, tạo ra nấc thang mới cho sự phát triển của ngành du lịch mỗi tỉnh nói riêng và cả vùng Tây Bắc mở rộng nói chung.

Hà Phong

(Hết)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông Công đoàn

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông Công đoàn

Ngày 14/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực công tác cho báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ và cộng tác viên trang thông tin điện tử, fanpage Công đoàn các cấp. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi tập huấn.
Hiến máu cứu người - Hành động đẹp lan tỏa từ tổ chức Công đoàn

Hiến máu cứu người - Hành động đẹp lan tỏa từ tổ chức Công đoàn

“Một giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại” thông điệp tưởng như đã quen thuộc, nhưng mỗi lần vang lên vẫn đủ sức lay động trái tim bao người. Trong hành trình sẻ chia ấy, tổ chức Công đoàn đã và đang đóng vai trò nòng cốt, là cầu nối giữa tinh thần nhân ái và hành động thiết thực vì cộng đồng.
LĐLĐ huyện Thanh Trì kết nạp 120 đoàn viên lớp tháng 5

LĐLĐ huyện Thanh Trì kết nạp 120 đoàn viên lớp tháng 5

Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2025 và bám sát chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ công bố và trao quyết định thành lập 5 Công đoàn cơ sở (CĐCS), đồng thời kết nạp 120 đoàn viên mới thuộc “lớp đoàn viên tháng 5”.
Chuyển đổi khai thác các đường bay nội địa còn lại của Vietnam Airlines sang nhà ga T3

Chuyển đổi khai thác các đường bay nội địa còn lại của Vietnam Airlines sang nhà ga T3

Ngày 14/5, đại diện Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất cho biết, sau hơn 20 ngày khai thác thực tế đường bay giữa Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội, Vân Đồn của Vietnam Airlines tại nhà ga hành khách T3, kể từ 4h00 ngày 17/5/2025 Cảng HKQT Tân Sơn Nhất và Vietnam Airlines thống nhất chuyển đổi toàn bộ khai thác các đường bay nội địa còn lại của Vietnam Airlines sang nhà ga hành khách T3.
Chuẩn bị kỳ thi THPT và tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM

Chuẩn bị kỳ thi THPT và tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giao các sở ngành liên quan, UBND thành phố Thủ Đức và các quận huyện triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung công việc, giải pháp để tổ chức tốt kỳ thi tốt trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025 theo Công điện số 58 ngày 8/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Cục Thuế kêu gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành đúng quy định của pháp luật về thuế.
Bảo đảm an ninh trật tự Đại lễ Phật đản 2025 tại chùa Quán Sứ

Bảo đảm an ninh trật tự Đại lễ Phật đản 2025 tại chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ những ngày qua đã đón hàng vạn lượt Tăng Ni, Phật tử và du khách thập phương đến chiêm bái xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đằng sau không khí trang nghiêm, thành kính và an toàn tuyệt đối của Đại lễ là sự nỗ lực âm thầm nhưng hết sức quyết liệt của các lực lượng chức năng trong việc bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông...

Tin khác

Quận Hoàn Kiếm nâng tầm điểm đến du lịch trung tâm Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm nâng tầm điểm đến du lịch trung tâm Thủ đô

Hội nghị "Nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối điểm đến du lịch của quận Hoàn Kiếm với các doanh nghiệp lữ hành" với những đóng góp thiết thực từ các chuyên gia và doanh nghiệp sẽ là cơ sở quan trọng để quận Hoàn Kiếm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng điểm đến du lịch, khẳng định vị thế "viên ngọc" của du lịch Thủ đô trong tương lai.
Hà Giang và Hội An nằm trong danh sách 44 điểm đến đẹp nhất hành tinh

Hà Giang và Hội An nằm trong danh sách 44 điểm đến đẹp nhất hành tinh

Tin vui từ tạp chí du lịch danh tiếng Time Out của Anh Quốc đã một lần nữa khẳng định sức hút kỳ diệu của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành Du lịch đón khoảng 10,5 triệu lượt du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ngành Du lịch đón khoảng 10,5 triệu lượt du khách

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay chứng kiến du lịch bùng nổ với khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng hơn 31% so với cùng kỳ 2024.
Trong 5 ngày nghỉ lễ, lượng khách về Nghệ An tăng 123% so với năm 2024

Trong 5 ngày nghỉ lễ, lượng khách về Nghệ An tăng 123% so với năm 2024

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay thời tiết khá thuận lợi, vì vậy, các điểm đến ở Nghệ An thu hút một số lượng lớn du khách về tham quan, trải nghiệm.
Ngành du lịch TP.HCM “bội thu” dịp lễ 30/4 và 1/5

Ngành du lịch TP.HCM “bội thu” dịp lễ 30/4 và 1/5

Từ ngày 20/4 - 4/5/2025 (15 ngày), khách tham quan tại các khu điểm du lịch, vui chơi giải trí… của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đạt khoảng 2,7 triệu lượt, khách quốc tế đến Thành phố đạt khoảng 355.000 lượt; qua đó đem về doanh thu cho Thành phố 15.707 tỷ đồng, trung bình mỗi ngày đạt hơn 1.000 tỷ đồng.
Sức hút du lịch Thủ đô: Nhìn từ con số ấn tượng trong dịp lễ 30/4

Sức hút du lịch Thủ đô: Nhìn từ con số ấn tượng trong dịp lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2025 đã khép lại với nhiều kết quả tích cực cho ngành Du lịch Thủ đô. Với lượng khách tăng cao, doanh thu tăng trưởng mạnh, Hà Nội một lần nữa khẳng định vị thế là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước.
Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội - Điểm đến hấp dẫn với chuỗi sự kiện đặc sắc dịp lễ 30/4 - 1/5

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngành Du lịch Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình quảng bá, xúc tiến và kích cầu du lịch hấp dẫn nhằm thu hút và chuẩn bị chu đáo cho việc đón khách du lịch đến Thủ đô trong 5 ngày nghỉ lễ.
Trải nghiệm đẳng cấp với giá ưu đãi tại các khách sạn hàng đầu Hà Nội

Trải nghiệm đẳng cấp với giá ưu đãi tại các khách sạn hàng đầu Hà Nội

Các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn thành phố Hà Nội đang tung ra nhiều gói sản phẩm với đa dạng chính sách ưu đãi nhằm thu hút người dân và du khách đến trải nghiệm du lịch tại Thủ đô.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động