-->
Tạo nền tảng để giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn lớn mạnh

Kỳ 1: Từ Hiến pháp đến các đạo luật

Là tổ chức đại diện cho giai cấp tiên phong trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, phát triển kinh tế, nên Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã dành riêng Điều 10 quy định về tổ chức Công đoàn. Đây chính là nền tảng để Quốc hội thông qua nhiều đạo luật, nghị quyết cho sự phát triển lớn mạnh của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn cũng như tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động (NLĐ) tốt nhất.
Tổ chức Công đoàn cần được quyền chủ động trong bố trí, điều động cán bộ chuyên trách Đại biểu Quốc hội sẽ lắng nghe kiến nghị của công nhân lao động về các vấn đề "nóng" Phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực lao động, Công đoàn

Từ khẳng định vị trí quan trọng trong Hiến pháp...

Là tổ chức chính trị - xã hội, đại diện của giai cấp công nhân và người lao động, mà giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Ðảng Cộng sản Việt Nam, do vậy, Công đoàn Việt Nam có nhiều đặc điểm khác biệt với các tổ chức chính trị - xã hội khác. Cũng vì thế, cách đây 64 năm, Công đoàn Việt Nam đã được đề cập đến trong Hiến pháp, làm rõ về vai trò và vị thế của tổ chức.

Kỳ 1: Tạo khung pháp lý bảo vệ lợi quyền người lao động
Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội làm việc với Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về tình hình chuẩn bị dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Cụ thể, từ Hiến pháp năm 1959, khi chưa có bất cứ tổ chức chính trị, chính trị - xã hội nào được quy định trong Hiến pháp, thì Công đoàn Việt Nam đã được nêu cụ thể tại Ðiều 10. Đó là: "Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất. Nhà nước dựa vào các cơ quan nhà nước, tổ chức Công đoàn, hợp tác xã và các tổ chức khác của nhân dân lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế".

Đến Hiến pháp năm 1980, quy định về Công đoàn Việt Nam trong Ðiều 10 được cụ thể hơn, đó là: "Tổng công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn tham gia công việc Nhà nước và kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham gia quản lý xí nghiệp; giáo dục công nhân, viên chức; tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa; cùng với cơ quan Nhà nước chăm lo đời sống và bảo đảm quyền lợi của công nhân, viên chức".

Ðến Hiến pháp năm 1992, Quốc hội tiếp tục khẳng định rõ nét hơn vai trò, vị trí của Công đoàn Việt Nam, đó là: "Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Đến năm 2013, Quốc hội tiếp tục sửa đổi, thông qua Hiến pháp với nhiều đổi mới. Đây được xem là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. Theo đó, nội dung Điều 10 quy định về Công đoàn của Hiến pháp năm 2013, ngoài tiếp tục kế thừa nội dung Hiến pháp năm 1992, đã có sửa đổi, bổ sung vai trò, trách nhiệm của Công đoàn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Cụ thể: "Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Kỳ 1: Tạo khung pháp lý bảo vệ lợi quyền người lao động
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang trò chuyện, hỏi thăm tình hình việc làm, đời sống của công nhân ngành Điện.

Có thể nói so với trước đó, Ðiều 10 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của NLĐ được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Ðây là nguyên tắc rất quan trọng của tổ chức Công đoàn, lần đầu tiên được khẳng định và thể hiện trong Hiến pháp, và đây cũng là thông lệ chung được quy định trong các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điểm đáng mừng là Ðiều 10 Hiến pháp năm 2013 đã quy định đầy đủ, cụ thể và rõ hơn về trách nhiệm của Công đoàn trong việc tuyên truyền, vận động NLĐ học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật. Ðây là những quy định mới, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta, phù hợp với chủ trương của Ðảng về phát triển đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chủ động đón nhận thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Thực hiện tốt nhiệm vụ này cũng chính là Công đoàn đã chăm lo và bảo vệ tốt nhất từ sớm, từ xa cho đoàn viên, NLĐ của mình.

Đặc biệt, nếu tại Điều 10 Hiến pháp 1992 chỉ quy định Công đoàn tham gia kiểm tra, giám sát, thì Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung thêm quy định "tham gia thanh tra" hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ cho tổ chức Công đoàn. Như thế, quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn đối với NLĐ được phân định rõ hơn, tạo “cây gậy” vững chắc để Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vị trí, vai trò của Công đoàn Việt Nam tiếp tục được nâng cao; ngày càng phát triển, mở rộng và không thể thiếu trong quan hệ lao động; góp phần bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội hài hòa, ổn định, tiến bộ trong quan hệ lao động. Việc Hiến pháp năm 2013 tiếp tục dành riêng một điều quy định về Công đoàn là khẳng định vị trí, vai trò to lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong lịch sử cũng như trong thời kỳ mới; thể hiện vị trí quan trọng của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị; đảm bảo điều kiện pháp lý vững chắc cho tổ chức Công đoàn hoạt động.

... Đến cụ thể hóa bằng những đạo luật

Nhận định về vai trò của Công đoàn trong triển khai thực hiện chính sách, pháp luật cho công nhân lao động (CNLĐ), ông Vũ Hồng Quang - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho rằng: Chính sách pháp luật cho CNLĐ của Đảng, Nhà nước là chính sách lớn mang tầm chiến lược quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong việc đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà còn giúp ổn định về mặt xã hội, giải quyết việc làm cho NLĐ, góp phần quan trọng thực hiện quyền con người, thực hiện các mục tiêu về công bằng xã hội; thể hiện sự quan tâm toàn diện của Nhà nước đến các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động xã hội, nhằm định hướng phát triển mối quan hệ lao động trên các phương diện cụ thể: Bảo vệ toàn diện NLĐ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; khuyến khích tạo và giải quyết việc làm, dạy nghề, phát triển thị trường lao động và bảo đảm các chính sách pháp luật về lao động khác.

Kỳ 1: Tạo khung pháp lý bảo vệ lợi quyền người lao động
Cán bộ Công đoàn tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Theo ông Vũ Hồng Quang, trải qua 94 năm hình thành và phát triển, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã tập hợp đông đảo giai cấp công nhân, NLĐ cả nước, là nơi CNLĐ thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNLĐ. Đây vừa là chức năng, vừa là quyền của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Theo đó, Công đoàn Việt Nam luôn nỗ lực để phát triển đa dạng các hình thức tập hợp đông đảo CNLĐ vào tổ chức Công đoàn. Thông qua việc thực hiện chính sách pháp luật cho CNLĐ, tổ chức Công đoàn đã góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cụ thể, từ năm 2004 đến nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tham gia với Nhà nước xây dựng hơn 250 văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và hàng nghìn văn bản cấp Chính phủ, cấp Bộ, ngành cũng như các văn bản pháp luật quốc tế khác. Trong các văn bản quy phạm pháp luật Công đoàn tham gia, có nhiều văn bản đặc biệt quan trọng liên quan trực tiếp đến CNLĐ và tổ chức Công đoàn như: Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi năm 2013), Luật Công đoàn năm 2012, Bộ luật Lao động (sửa đổi bổ sung năm 2006, 2007 và Bộ luật Lao động năm 2012, 2019), Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm, Luật Dạy nghề, Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Cán bộ, công chức (2008), Luật Viên chức (2010), Luật Doanh nghiệp, Luật Bình đẳng giới, Luật thuế thu nhập cá nhân; các văn bản của Chính phủ, Bộ, ngành hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn; Chính sách về tiền lương; chính sách về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước...; các Công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế về lao động cưỡng bức, lao động trẻ em...

Kỳ 1: Tạo khung pháp lý bảo vệ lợi quyền người lao động
Trong quá trình hoạt động, tổ chức Công đoàn luôn chủ động tổ chức các cuộc đối thoại, giải đáp kiến thức về pháp luật lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội... đưa các đạo luật tới gần hơn với đoàn viên, NLĐ.

Có thể nói, trong hệ thống pháp luật lao động của nước ta, sau Hiến pháp, Bộ luật Lao động giữ vị trí rất quan trọng, điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ lao động có tính kinh tế - xã hội sâu rộng, tác động tới tất cả các thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp, các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và NLĐ. Việc ban hành và thông qua Bộ luật Lao động đã tạo lập các chuẩn mực pháp lý cho các chủ thể tham gia thị trường lao động, các quy tắc ứng xử cho các chủ thể trong tuyển dụng, sử dụng lao động và thiết lập hành lang pháp lý cho việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

Bộ luật Lao động (lần đầu) được Quốc hội ban hành ngày 23/6/1994 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1995. Tính đến nay, Bộ luật Lao động đã qua 5 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007, 2012 và năm 2019. Trong đó, Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 (Bộ luật Lao động 2019) được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2019. Với việc sửa đổi cơ bản, toàn diện so với Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Lao động 2019 đã góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy thị trường lao động phát triển; giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành Bộ luật Lao động 2012 và tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn về tuyển dụng, sử dụng lao động, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và người sử dụng lao động, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam.

Kỳ 1: Tạo khung pháp lý bảo vệ lợi quyền người lao động
Không chỉ quan tâm bảo vệ NLĐ từ sớm, từ xa qua việc đóng góp, xây dựng chính sách pháp luật, cán bộ Công đoàn còn có nhiều hoạt động thiết thực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên. Trong ảnh: LĐLĐ quận Long Biên trao tặng áo dài tới công nhân lao động.

Điều này cũng nhằm đáp ứng các yêu cầu thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực lao động và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, chỉ tính riêng 10 năm (từ 2012 đến nay), tổ chức Công đoàn đã phát huy năng lực, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, đoàn viên trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Trong 10 năm (2012 - 2022), Tổng Liên đoàn đã có gần 900 văn bản kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước về xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi NLĐ.

Bằng các luận cứ khoa học và thực tiễn sắc bén, vững chắc, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã huy động sự tham gia của cả hệ thống Công đoàn Việt Nam một cách linh hoạt, hiệu quả để Quốc hội quyết định tiếp tục khẳng định và phát triển quy định về tổ chức Công đoàn Việt Nam trong Điều 10 Hiến pháp năm 2013.

Kỳ 2: Dấu ấn những chính sách đặc thù vì người lao động

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Tỷ giá USD hôm nay (20/4): Giá USD giảm ở cả trong nước và thế giới

Hôm nay (20/4), chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 0,87%, xuống mức 99,23.
Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Tăng mạnh trong phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay (20/4): Giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại trong những phiên cuối tuần.
Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương

Tạm giữ hình sự 2 người liên quan đến vụ tại nạn lao động khiến 3 người chết tại Bình Dương

Công an tỉnh Bình Dương ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Trịnh Văn Tuấn và Li Xi để điều tra hành vi "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".
Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Đêm 19/4, huy động hàng trăm người dập tắt đám cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Đêm 19/4, một đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại khu vực núi Chàng Rể - Vườn quốc gia Ba Vì. Vị trí cháy thuộc địa bàn xã Minh Quang.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/4: Ngày nắng nóng, đêm không mưa

Dự báo ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng; đêm không mưa. Gió đông nam đến nam cấp 2-3.
Nhận định Dortmund vs M’Gladbach: Cuộc chiến cho tấm vé châu Âu

Nhận định Dortmund vs M’Gladbach: Cuộc chiến cho tấm vé châu Âu

Nhận định bóng đá trận Dortmund vs M'Gladbach diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 30 Bundesliga 2024/25. Với phong độ khởi sắc cùng hàng công đang thăng hoa, Dortmund có cơ hội lớn để giành trọn 3 điểm và vượt qua chính M’Gladbach trên bảng xếp hạng.
Nhận định AC Milan vs Atalanta: Trận chiến sinh tử tại San Siro

Nhận định AC Milan vs Atalanta: Trận chiến sinh tử tại San Siro

Nhận định bóng đá trận Milan vs Atalanta diễn ra vào lúc 01h45 ngày 21/4 trong khuôn khổ vòng 33 Serie A 2024/25. Khi mà hai đội đều đang phải vật lộn để duy trì vị trí trong top 7, ba điểm tại San Siro sẽ mang tính sống còn.

Tin khác

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.
Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Xây dựng đơn vị đạt chuẩn văn hóa - kinh nghiệm từ một trường học

Trong những năm qua, Công đoàn Trường Trung học cơ sở (THCS) Phụng Châu (Chương Mỹ - Hà Nội) đã đẩy mạnh phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuẩn văn hóa”. Phong trào này đã góp phần tạo ra môi trường làm việc văn hóa, phong cách, tác phong của cán bộ, giáo viên, người lao động trong Trường nền nếp, khoa học, từ đó tạo nên hình ảnh, con người Thủ đô thanh lịch, văn minh, hiện đại.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.
200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

LĐLĐ quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho công nhân, viên chức, lao động

Ngày 19/4, tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho 247 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn quận.
Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Mục tiêu thực hiện nhiệm vụ Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Năm 2025, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động được triển khai với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân được triển khai với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, với quyết tâm đổi mới, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục đặt ra những mục tiêu cụ thể cho công tác này.
Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Sôi nổi Giải thể thao ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025

Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã thu hút 1.320 vận động viên xuất sắc, đại diện cho 17 cụm trường trực thuộc và 30 quận, huyện, thị xã tham gia tranh tài ở 2 nội dung thi đấu: Kéo co, cầu lông.
Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội

Những hình ảnh ấn tượng tại Giải thể thao CBGVNV ngành GD&ĐT Hà Nội

Ngày 19/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Bắc Từ Liêm, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức Giải thể thao cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) ngành GD&ĐT Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Nâng cao vai trò chỉ đạo của Công đoàn trong ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Nâng cao vai trò chỉ đạo của Công đoàn trong ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Từ góc nhìn của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã cho thấy vai trò nổi bật của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc chỉ đạo, hỗ trợ Công đoàn cơ sở (CĐCS) thương lượng và ký kết Thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) hiệu quả.
Xem thêm
Phiên bản di động