--> -->
Dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi và thực tiễn cuộc sống

Kỳ 1: Nên có cơ chế ưu đãi cho phim Việt?

Có nên bỏ quy định sản xuất phim phải có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim hay không? Việc phân định trách nhiệm quản lý phát hành phim, quy định tỷ lệ chiếu phim cho từng phòng chiếu theo khung thời gian liệu có khả thi? Đó là những nội dung chính được đưa ra thảo luận tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý đề nghị xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi) của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
ky 1 nen co co che uu dai cho phim viet Xã hội hóa trong điện ảnh: Góc nhìn từ phim Hai Phượng
ky 1 nen co co che uu dai cho phim viet Vì sao phim Việt chưa thể tranh Cành cọ vàng?

Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Xuân Hải - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nêu thực tế: Trong đàm phán gia nhập WTO đã bỏ quy định hạn ngạch phim nhập khẩu, tạo điều kiện cho các công ty điện ảnh liên doanh với nước ngoài hiện nay thoải mái nhập phim vào Việt Nam và cùng với đó họ tăng tốc đầu tư xây dựng các cụm rạp hiện đại ở đô thị lớn để chiếu chủ yếu loại phim này.

Từ đó, ông kiến nghị: Để khắc phục lỗ hổng này, cần “gài” thêm vào Luật Điện ảnh (sửa đổi), hoặc văn bản có tính pháp quy hướng dẫn thi hành Luật một số quy định có tính “rào cản kỹ thuật” như có quy định các công ty nước ngoài phải đầu tư sản xuất phim tại Việt Nam về đề tài, vấn đề của Việt Nam; yêu cầu thực hiện đúng Luật Đầu tư khi thành lập; tăng dần tỷ lệ phim Việt chiếu rạp theo Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030…

ky 1 nen co co che uu dai cho phim viet
Ảnh minh họa

Ông Đặng Xuân Hải lo ngại, mỗi năm có trên 250 phim ngoại nhập, đây là mối nguy cơ đe dọa văn hóa truyền thống. “Phim Việt ngày càng lép vế khi các cụm rạp bố trí giờ chiếu chưa phù hợp, đau khổ hơn là vào các khung giờ hiểm như 9h sáng, 12h trưa, chiếu các ngày trong tuần. Không có khách, phim đưa vào rạp rồi lại bị đưa ra”, ông Hải nói. Ông cũng lưu ý, nhiễm độc thực phẩm thì chỉ mất thời gian khắc phục 5-7 ngày, nhưng “nhiễm độc” văn hóa thì khó khắc phục vô cùng. Theo ông, trọng trách của Luật Điện ảnh sửa đổi lần này là phải “gánh vác” cho được vấn đề đó. Dù hoạt động trong cơ chế thị trường nhưng điện ảnh Việt Nam phải được cảnh tỉnh để không là “kẻ bưng bê” cho cơ chế thị trường.

Ông Đặng Xuân Hải cũng cho rằng, Luật Điện ảnh sửa đổi cần quy định tỉ lệ phim Việt chiếu rạp một cách cụ thể, rõ ràng hơn, thậm chí quy định cả thời gian. Hiện nay, các rạp chỉ chiếu cho phim Việt vào chiếu vào các giờ không đông khách, các ngày làm việc… "Họ không chiếu phim Việt vào giờ vàng, rồi lại chọn các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 5 để chiếu phim, rồi họ quy chụp rằng phim Việt không thể thu hút được khán giả, chỉ chiếu vài suất rồi dừng"- ông Hải cho biết. Rõ ràng, thực tế đòi hỏi phải có cơ chế ưu đãi cho phim Việt để chúng ta không thua ngay trên sân nhà.

Theo ông Nguyễn Danh Dương - Giám đốc Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, nếu sửa đổi Luật Điện ảnh mà không thay đổi quan điểm nhìn nhận thì rất khó. Xã hội phát triển nhưng nhận thức và quản lý lại chưa theo kịp. Sự thay đổi công nghệ điện ảnh khiến điện ảnh Việt gần như rơi xuống đáy. Ông Dương cho rằng, một cụm rạp nên có ba phòng chiếu trở lên, nay chủ trương chỉ giữ lại một phòng là chưa hợp lý. Cứ đà này vài năm nữa doanh nghiệp nước ngoài chiếm gần 90% số rạp cả nước.

Đại diện Công ty Cổ phần Thiên Ngân cũng nhấn mạnh rằng, số lượng phim Việt sản xuất ở thời điểm hiện tại chưa thể đáp ứng được nhu cầu phổ biến theo tháng, quý, năm… Do đó, các nhà phát hành buộc phải lựa chọn phim nhập khẩu để duy trì hoạt động của mình. “Chất lượng phim Việt Nam chưa đảm bảo để đáp ứng được nhu cầu của khán giả… Số lượng phim Việt ra rạp trong 3 năm gần đây trung bình khoảng 40 phim/năm. Tuy nhiên, số phim thành công và hoà vốn chỉ chiếm 1/3, còn lại là lỗ vốn. Có những buổi chiếu phim Việt chỉ đạt dưới 5 khán giả hoặc phía rạp phải huỷ bỏ suất chiếu. Vì thế, việc quy định tỉ lệ chiếu phim Việt cũng cần phải được xây dựng dựa trên những tiêu chí cụ thể và hài hoà”, đại diện đơn vị phát hành này bày tỏ.

Bà Ngô Thị Bích Hạnh, Phó tổng giám đốc Công ty BHD đề xuất khuyến khích các thành phần kinh tế xã hội sản xuất phim, thúc đẩy điện ảnh là xu thế tất yếu, tuy nhiên nhiều hãng phim kêu khó do chính sách ưu đãi chưa nhiều. “Đầu tư hơn chục tỉ đồng làm phim mà “chết” thì không ai còn động lực tiếp tục nữa. “Sản xuất phim lại không có cách nào vay vốn ở ngân hàng, vì tài sản vô hình ở Việt Nam chưa được coi là tài sản…”, bà Hạnh nêu.

Tăng dần tỉ lệ phim Việt chiếu rạp theo Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến 2020, tầm nhìn 2030: Đến 2020 phải đạt ít nhất 35% số buổi chiếu phim truyện Việt Nam trên tổng số buổi chiếu phim tại rạp và năm 2030 ít nhất là 45%.

Theo nhiều chuyên gia, trong kế hoạch đặt hàng sản xuất phim, Nhà nước nên bố trí tỉ lệ kinh phí nhất định cho hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm (đặc biệt phim truyện) để góp phần nhanh chóng đưa những bộ phim đáp ứng định hướng công tác văn hóa, tư tưởng đến với khán giả.

Nhắc lại vụ việc Cô Ba Sài Gòn bị xâm phạm bản quyền khi vừa ra rạp, bà Hạnh cho rằng, vấn đề sở hữu trí tuệ cần được Luật điều chỉnh bằng những quy định chặt chẽ: “Ăn trộm chiếc xe máy thì bị đi tù, nhưng quay trộm bộ phim rồi đưa lên mạng thì nhà sản xuất chỉ biết khóc ròng. Sản xuất phim đầu tư rất nhiều tiền, nhưng vấn đề bảo hộ chất xám, bản quyền lại dường như bị xem nhẹ, khiến ít người dám đầu tư”.

Đại diện Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp thì cho rằng, hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, một số hành vi vi phạm về phát hành phim, nhân bản và tàng trữ phim… không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, mức xử phạt thấp, chưa bảo đảm được tính răn đe. Cùng với đó, mặc dù chủ trương xã hội hóa hoạt động điện ảnh đã được đề cập tại Luật Điện ảnh hiện hành song thực tế các nhà quản lý vẫn chưa sẵn sàng “san sẻ” quyền tự quyết cho các cơ sở điện ảnh. Một số quy định của Luật Điện ảnh còn chưa bảo đảm tính khả thi, còn quá tập trung vào công tác quản lý Nhà nước mà chưa có các quy định cụ thể về biện pháp mang tính phát triển trong hoạt động điện ảnh.

Về Luật Điện ảnh năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), các đại biểu đều đánh giá, luật đã tạo nên hành lang pháp lý quan trọng cho các chủ thể, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, tạo cơ sở để phát triển điện ảnh Việt Nam. Qua 12 năm thi hành Luật Điện ảnh, điện ảnh Việt Nam đã có nhiều bước tiến. Doanh thu điện ảnh trong những năm gần đây tăng trung bình từ 25 - 30% năm. Số lượng phim Việt Nam sản xuất ngày càng tăng, đặc biệt đa số được sản xuất bằng nguồn xã hội hóa. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, trong thời đại khoa học kỹ thuật bùng nổ, Luật Điện ảnh bộc lộ một số hạn chế, bất cập, lạc hậu không phù hợp với thực tế.

Nhấn mạnh chất lượng phim luôn là yếu tố tiên quyết, nhưng nhiều nhà điện ảnh Việt cũng cho rằng, Luật sửa đổi cần có quy định rào cản chặt chẽ hơn, khống chế ngày, giờ vàng và tỉ lệ chiếu phim Việt. Cụ thể, tăng dần tỉ lệ phim Việt chiếu rạp theo Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến 2020, tầm nhìn 2030: Đến 2020 phải đạt ít nhất 35% số buổi chiếu phim truyện Việt Nam trên tổng số buổi chiếu phim tại rạp và năm 2030 ít nhất là 45%. Theo nhiều chuyên gia, trong kế hoạch đặt hàng sản xuất phim, Nhà nước nên bố trí tỉ lệ kinh phí nhất định cho hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm (đặc biệt phim truyện) để góp phần nhanh chóng đưa những bộ phim đáp ứng định hướng công tác văn hóa, tư tưởng đến với khán giả.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến tăng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cho giáo viên mầm non, giáo viên trường dự bị đại học

Dự kiến tăng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề cho giáo viên mầm non, giáo viên trường dự bị đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức và người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến rộng rãi.
Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Chiều 13/5, chuyên cơ chở Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Hà Nội. Khoảnh khắc thiêng liêng và trang nghiêm khi Xá lợi Phật được cung rước từ sân bay Nội Bài về chùa Quán Sứ, qua các tuyến đường chính của Thủ đô trong không khí tôn kính của người dân Hà Nội đã tạo nên một trong những sự kiện tôn giáo quan trọng nhất năm 2025.
Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Hà Nội: Triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Chiều 13/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Học chiêu lừa đảo ở Campuchia, nhóm đối tượng bị bắt khi thực hành tại Việt Nam

Học chiêu lừa đảo ở Campuchia, nhóm đối tượng bị bắt khi thực hành tại Việt Nam

Công an tỉnh Lạng Sơn vừa triệt phá một nhóm đối tượng người Việt sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo. Trước đó, các đối tượng từng tham gia vào những đường dây lừa đảo tại Campuchia, sau đó trở về nước và tiếp tục phạm tội với thủ đoạn ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp. Điều đáng nói là khi bị bắt, các đối tượng đều dương tính với ma túy.
Khởi tố ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm về tội nhận hối lộ

Khởi tố ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm về tội nhận hối lộ

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố ông Nguyễn Thanh Phong - nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) để điều tra về hành vi nhận hối lộ trong vụ án sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả quy mô lớn.
Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước

Lấy hiệu quả hoạt động tổng thể để đánh giá doanh nghiệp nhà nước

Đánh giá doanh nghiệp nhà nước dựa trên hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp, có tính đến thực hiện nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ không vì mục tiêu lợi nhuận, việc thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới và tác động của yếu tố khách quan.

Tin khác

“Cha tôi người ở lại” tập 38: An thẳng thắn từ chối Nguyên, không muốn mối quan hệ của họ bị hiểu lầm

“Cha tôi người ở lại” tập 38: An thẳng thắn từ chối Nguyên, không muốn mối quan hệ của họ bị hiểu lầm

Trong tập 38 “Cha tôi người ở lại”, An (Nguyễn Hoàng Ngọc Huyền) đã mạnh mẽ từ chối mối quan hệ tình cảm với Nguyên (Trần Nghĩa), đề nghị anh giữ nguyên tình bạn trong sáng để không bị hiểu lầm. Cùng lúc, Huấn (Minh Tiệp) và bố (NSND Công Lý) có một cuộc trò chuyện đầy xúc động, giải tỏa những hiểu lầm trong suốt nhiều năm qua. Tập phim mang đến những khoảnh khắc cảm động và căng thẳng giữa các nhân vật.
“Cha tôi người ở lại” tập 37: Nguyên đau lòng khi An từ chối, ông Chính ghen tuông vì người yêu cũ của Tuệ Minh

“Cha tôi người ở lại” tập 37: Nguyên đau lòng khi An từ chối, ông Chính ghen tuông vì người yêu cũ của Tuệ Minh

Tập 37 của “Cha tôi người ở lại” tiếp tục khiến khán giả nghẹn lòng trước những tình huống đầy cảm xúc và những mối quan hệ chồng chéo giữa các nhân vật. Mỗi câu thoại, mỗi ánh nhìn đều chứa đựng nội tâm sâu sắc và những giằng xé không dễ gì giãi bày.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 24: Nguyên phẫn nộ vì ông Nhân nhận tội thay, Hậu lạnh lùng tuyệt tình

“Những chặng đường bụi bặm” tập 24: Nguyên phẫn nộ vì ông Nhân nhận tội thay, Hậu lạnh lùng tuyệt tình

Tập 24 của “Những chặng đường bụi bặm” tiếp tục mang đến những nút thắt cảm xúc sâu sắc. Trong khi ông Nhân đứng ra nhận tội thay Hậu, người con trai ruột vẫn lạnh nhạt và thẳng thừng từ chối sự hiện diện của ông. Tình tiết này khiến Nguyên không thể kìm nén sự phẫn nộ.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 23: Linh Đan úp mở người trong mộng, Nguyên có là cái tên được gọi?

“Những chặng đường bụi bặm” tập 23: Linh Đan úp mở người trong mộng, Nguyên có là cái tên được gọi?

Tập 23 “Những chặng đường bụi bặm” tiếp tục đẩy cao kịch tính trong cả tình cảm lẫn gia đình, khi Linh Đan bất ngờ tiết lộ đã có người trong lòng - và đúng lúc ấy, Nguyên xuất hiện. Liệu mối quan hệ giữa hai người sẽ rẽ sang hướng mới?
“Cha tôi, người ở lại” tập 36: Căng thẳng bùng nổ - Nguyên nổi giận với mẹ, An vỡ mộng tình thân

“Cha tôi, người ở lại” tập 36: Căng thẳng bùng nổ - Nguyên nổi giận với mẹ, An vỡ mộng tình thân

Tập 36 của “Cha tôi, người ở lại”, mang đến loạt diễn biến đầy kịch tính, khi những bí mật tình cảm bị bóc trần, khiến mối quan hệ giữa các nhân vật chính đứng trước bờ vực đổ vỡ. Đặc biệt, cuộc cãi vã dữ dội giữa Nguyên và mẹ - bà Liên, cùng sự rạn nứt tình bạn giữa An và Thảo, đẩy bộ phim vào giai đoạn cao trào mới.
“Cha tôi, người ở lại” tập 35: Nguyên nổi giận với An, bố Chính lâm vào tình huống trớ trêu

“Cha tôi, người ở lại” tập 35: Nguyên nổi giận với An, bố Chính lâm vào tình huống trớ trêu

Tập 35 của “Cha tôi, người ở lại”, hứa hẹn sẽ là một tập phim bùng nổ cảm xúc với hàng loạt nút thắt mới trong các mối quan hệ. Trong đó, mâu thuẫn âm ỉ giữa Nguyên và An bất ngờ bùng phát, trong khi bố Chính lại rơi vào tình huống “dở khóc dở cười” cùng cô Minh - mở ra hướng phát triển nhẹ nhàng nhưng giàu ý nghĩa.
“Cha tôi người ở lại” tập 34: Việt nhận mẹ ruột, cùng công an giải cứu Quyên, bắt giữ Phi

“Cha tôi người ở lại” tập 34: Việt nhận mẹ ruột, cùng công an giải cứu Quyên, bắt giữ Phi

Tập 34 của bộ phim truyền hình “Cha tôi người ở lại” phát sóng tối 5/5 trên VTV3 sẽ mang đến cho khán giả những phút giây đầy kịch tính và cảm động, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình tìm về cội nguồn của nhân vật Việt.
“Lật mặt 8: Vòng tay nắng” khiến khán giả bật khóc

“Lật mặt 8: Vòng tay nắng” khiến khán giả bật khóc

“Lật mặt 8: Vòng tay nắng” mang đến một câu chuyện gia đình quen thuộc, nhưng vẫn hiện lên theo cách kể rất Lý Hải với một phong vị mộc mạc, gần và dễ chạm. Lý Hải khiến chúng ta cảm thấy, ai cũng là một phần trong câu chuyện ấy.
“Những chặng đường bụi bặm” tập 22: Ông Nhân đứng trước lựa chọn nói ra sự thật với con trai

“Những chặng đường bụi bặm” tập 22: Ông Nhân đứng trước lựa chọn nói ra sự thật với con trai

Tập 22 bộ phim truyền hình “Những chặng đường bụi bặm” phát sóng tối 2/5 trên VTV3 mang đến bước ngoặt cảm xúc khi ông Nhân (Võ Hoài Nam) quyết định đối mặt với sự thật quá khứ và nói ra thân phận thật của mình - là cha ruột của Hậu (Tô Dũng).
“Những chặng đường bụi bặm” tập 21: Phỏm đối mặt nguy hiểm, ông Nhân và Nguyên nghi ngờ âm mưu buôn người

“Những chặng đường bụi bặm” tập 21: Phỏm đối mặt nguy hiểm, ông Nhân và Nguyên nghi ngờ âm mưu buôn người

Tập 21 của “Những chặng đường bụi bặm” tiếp tục đẩy cao kịch tính khi hé lộ những dấu hiệu bất thường quanh thân phận của người đàn ông được cho là bố ruột của Phỏm. Cuộc hội ngộ tưởng chừng ấm áp lại dần lộ ra nhiều điểm nghi vấn, khiến ông Nhân và Nguyên không khỏi lo lắng.
Xem thêm
Phiên bản di động