Kinh tế số, cơ hội để Việt Nam phát triển
Chuyển đổi số để tạo bước đột phá mới Doanh nghiệp công nghệ số phải là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số |
Xu hướng tất yếu trong phát triển kinh tế
Tại “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số đã được định nghĩa “là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số, và phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra những mô hình kinh doanh mới. Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp sẽ đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh theo hệ sinh thái, liên kết từ khâu sản xuất, thương mại đến sử dụng và điều này sẽ làm tăng năng suất cũng như hiệu quả lao động”.
Kinh tế số - nền tảng cho kinh tế Việt Nam phát triển đột phá và bền vững |
Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 14/1/2020 về Thúc đẩy phát triển công nghệ số Việt Nam cũng đã đưa ra nhận định: Dựa trên nền tảng của nhiều công nghệ mới mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, học máy sâu, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật,...), chuyển đổi số đang tạo ra không gian phát triển mới - kinh tế số, xã hội số, Chính phủ điện tử. Đặc biệt, chuyển đổi số mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển cũng chỉ mới bắt đầu quá trình chuyển đổi số.
Với sự quan tâm của Chính phủ, những năm qua, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức khá trong khu vực ASEAN với hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao. Thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 64 triệu người sử dụng internet, 57% dân số có tài khoản mạng xã hội. Cùng với sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của internet, các thiết bị di động và mạng xã hội, nên ngày càng nhiều cá nhân tham gia mạng lưới thương mại điện tử. Trong đó, có tới 25% tổng số người dân tham gia mua hàng trực tuyến qua mạng facebook hoặc zalo.
Cũng theo dữ liệu từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, với tốc độ phát triển nhanh chóng của kinh tế số, Việt Nam hiện đã trở thành một trong 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng internet đông nhất thế giới. Đặc biệt, sự phát triển của kinh tế số giúp thương mại điện tử ở Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng. Cụ thể, năm 2018, thương mại điện tử ở Việt Nam tăng trưởng 30% với tổng doanh thu bán lẻ của thương mại điện tử đạt 8 tỷ USD. Thì trong năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng thương mại điện tử Việt Nam vẫn tăng trưởng ấn tượng với mức 18%, quy mô thị trường 11,8 tỉ USD, chiếm 55% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Từ số liệu trên cho thấy, sự phát triển sôi động của kinh tế số tại Việt Nam hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội cho nhiều doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các nền tảng thương mại điện tử có thể đưa doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ đến với những thị trường lớn cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, theo các chuyên gia kinh tế, khi tham gia vào thị trường lao động trong nền kinh tế số, người lao động phải đổi mới để thích nghi vì các kỹ năng, kiến thức và các phương thức kinh doanh truyền thống trước đây cũng chuyển sang môi trường số. Việc này sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp và người lao động.
Cơ hội “bứt tốc” sau dịch Covid-19
Có thể thấy, thời gian qua, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, dịch Covid-19 cũng giúp cho các nền kinh tế nhìn nhận rõ hơn về vai trò quan trọng của kinh tế số, trong đó có vai trò quan trọng của internet. Đặc biệt, sự đứt gãy của không ít hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng truyền thống buộc các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam phải mạnh dạn hơn trong nghiên cứu, ứng dụng nền tảng số hóa trong các hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế tại Hội thảo “Phát triển kinh tế số Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19”, thế giới đang chứng kiến những chuyển biến nhanh như vũ bão của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Cách mạng công nghệ 4.0 xuất phát từ đột phá trên nhiều lĩnh vực, trong đó có làn sóng số hóa của lĩnh vực sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều nước đã quan tâm và cụ thể hóa các ưu tiên phát triển kinh tế số. Đặc biệt, bối cảnh đại dịch Covid-19 càng khiến Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến kinh tế số nhiều hơn. Tuy nhiên, sự chuyển đổi số của nền kinh tế sẽ triệt để và có ý nghĩa nếu như chuyển đổi số của Chính phủ và doanh nghiệp song hành với nhau.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Covid-19 là cú huých đáng kể với kinh tế số, trong đó nổi bật là thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp trước đây chưa từng bán hàng trực tuyến nay đã thay đổi và thích ứng với mô hình kinh doanh mới, thậm chí, nhiều người tiêu dùng trước nay chưa từng mua hàng trực tuyến, do ảnh hưởng của Covid-19 tư duy tiêu dùng đã thay đổi, qua đó thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy kinh tế số phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng nhiều các Hiệp định thương mại tự do, tiêu biểu là các hiệp định như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA),… thì việc chuyển đổi số được nhận định sẽ giúp doanh nghiệp “bứt tốc” sau dịch Covid-19.
Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, với tốc độ phát triển nhanh của kinh tế số, thương mại điện tử và sự mở rộng nhanh chóng của không gian mạng được kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam bật tăng và phát triển bền vững hậu Covid-19, tuy nhiên cũng đặt Việt Nam đứng trước các khó khăn, thách thức trong phát triển. Cụ thể, hiện tại hệ thống thể chế, chính sách cũng như các thiết chế thực thi, giải quyết tranh chấp và hiệu lực của cơ quan thực thi liên quan đến phát triển kinh tế số còn yếu, chưa đồng bộ và hiệu quả nên chưa khai thác hết tiềm năng để phát triển kinh tế số.
Trong khi đó, thói quen giao dịch, thanh toán dùng tiền mặt, trả tiền khi nhận hàng của đa số người tiêu dùng là trở ngại lớn, làm tăng chí phí cho cả xã hội, doanh nghiệp và người dân. Ngoài ra, nhận thức của người dân về kinh tế số còn hạn chế, kỹ năng sử dụng internet an toàn thấp và chưa theo kịp với tốc độ phát triển của công nghệ; đặc biệt là nhân lực số cho chiến lược kinh tế số còn hạn chế,… sẽ trở thành “rào cản” kìm hãm kinh tế số phát triển. Do đó, giải quyết được các bài toán về hạ tầng, công nghệ thông tin, nhân lực số mà trọng tâm là con người thì bài toán phát triển kinh tế số của Việt Nam hậu Covid-19 sẽ thành công./.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22
Giá vàng hôm nay (21/1): Vàng tăng giá sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ
Thị trường 21/01/2025 10:04
Tỷ giá USD hôm nay (21/1): Đồng USD trong nước và thế giới đồng loạt giảm
Thị trường 21/01/2025 10:02