--> -->

Kiến nghị đầu tư 146.990 tỷ đồng xây dựng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025

Ngày 4/1, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Trình Quốc hội gói giải pháp tài khóa 291 nghìn tỷ đồng để phục hồi kinh tế - xã hội Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường, xem xét, quyết định 4 nội dung cấp bách

Tờ trình của Chính phủ cho biết, hành lang vận tải trên trục Bắc - Nam có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, có thể nói đây là hành lang vận tải quan trọng nhất trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cả nước.

Trên hành lang vận tải này, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo quy hoạch dài 2.063 km, đã đưa vào khai thác 478 km, đang đầu tư 829 km, còn lại 756 km chưa đầu tư. Với vai trò là trục huyết mạch, cần sớm hoàn thành để tạo động lực, sức lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kết luận số 11-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 16/2021/QH15 của Quốc hội đã đề ra mục tiêu “đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông”.

Kiến nghị đầu tư 146.990 tỷ đồng xây dựng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trình bày Tờ trình. (Ảnh: VPQH)

Theo quy hoạch, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có quy mô 6 làn xe, khu vực cửa ngõ các trung tâm kinh tế - chính trị lớn quy mô 8-10 làn xe, đoạn Cần Thơ - Cà Mau quy mô 4 làn xe.

Căn cứ kết quả dự báo nhu cầu vận tải, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu nhiều phương án về quy mô như: Đầu tư hoàn chỉnh ngay theo quy hoạch; phân kỳ đầu tư 2 làn xe, 4 làn xe bề rộng nền đường 24,75 m và 4 làn xe bề rộng nền đường 17 m.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án, căn cứ khả năng cân đối nguồn vốn, Chính phủ kiến nghị đầu tư phân kỳ theo quy mô 4 làn xe bề rộng nền đường 17 m, toàn bộ các yếu tố kỹ thuật khác đáp ứng tốc độ thiết kế 100-120 km/h; giải phóng mặt bằng thực hiện một lần theo quy mô quy hoạch (tương tự như các dự án giai đoạn 2017-2020 được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 52/2017/QH14).

Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội về huy động nguồn lực xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu đầu tư Dự án theo phương thức PPP. Tuy nhiên, từ thực tiễn triển khai các dự án trong thời gian qua cho thấy việc đầu tư theo phương thức PPP còn gặp nhiều khó khăn.

Giai đoạn 2017-2020, Quốc hội đã chấp thuận chủ trương đầu tư 8/11 dự án thành phần theo phương thức PPP; quá trình triển khai đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc về lựa chọn nhà đầu tư và huy động vốn tín dụng, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất chuyển đổi 5/8 dự án từ phương thức PPP sang đầu tư công, nhằm tạo động lực, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với 3 dự án thành phần còn lại, nhà đầu tư đã ký kết hợp đồng dự án và triển khai thi công; tuy nhiên đến nay chỉ có một dự án ký hợp đồng tín dụng, 2 dự án còn lại các ngân hàng đang hoàn thiện thủ tục thẩm định để cấp tín dụng…

Kiến nghị đầu tư 146.990 tỷ đồng xây dựng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: VPQH)

Với vai trò là trục xương sống, dự án đặc biệt quan trọng của đất nước, để triển khai thành công và sớm hoàn thành theo Kết luận số 18-KL/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ kiến nghị triển khai theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn Nhà nước (đây cũng là một hình thức huy động nguồn lực xã hội để tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng).

Để thực hiện chủ trương về thu hút nguồn lực xã hội theo phương thức PPP, Chính phủ sẽ chỉ đạo nghiên cứu, áp dụng tại các dự án có nhu cầu vận tải lớn, khả thi về tài chính như các tuyến cao tốc vành đai đô thị, cao tốc hướng tâm…

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 146.990 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021-2025, bố trí khoảng 119.666 tỷ đồng (chiếm 81,4%). Tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 Quốc hội đã bố trí 47.169 tỷ đồng, phần còn thiếu (khoảng 72.497 tỷ đồng), Chính phủ kiến nghị cân đối từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã bố trí cho ngành Giao thông vận tải trong giai đoạn 2021-2025; giai đoạn 2026-2030 bố trí khoảng 27.324 tỷ đồng (chiếm 18,6%, gồm chi phí dự phòng và chi phí bảo hành công trình).

Dự án có tổng diện tích đất chiếm dụng khoảng 5.481 ha, trong đó đất trồng lúa hai vụ khoảng 1.532 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 1.280 ha, đất dân cư khoảng 502 ha, rừng phòng hộ khoảng 110 ha, rừng sản xuất khoảng 1.436 ha, đất khác khoảng 621 ha.

Theo Tờ trình của Chính phủ, nhu cầu sử dụng đất thực hiện Dự án được tổng hợp vào Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 và được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 39/2021/QH15. Kinh phí giải phóng mặt bằng, tái định cư khoảng 19.097 tỷ đồng (trong đó đã dự trù chi phí trồng rừng thay thế, hỗ trợ chuyển đổi đất lúa hai vụ... theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp).

Về tiến độ, chuẩn bị dự án năm 2021-2022; giải phóng mặt bằng, tái định cư năm 2022-2023; khởi công năm 2023, áp dụng các công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản hoàn thành năm 2025. Với tiến độ nêu trên, Chính phủ dự tính, trường hợp không phát sinh các tình huống phức tạp, đến cuối năm 2025 có thể thông xe kỹ thuật toàn bộ các dự án thành phần và đưa vào khai thác một số đoạn tuyến, các đoạn tuyến phức tạp về kỹ thuật (các công trình cầu lớn, hầm lớn, xử lý đất yếu…) sẽ hoàn thành đưa vào khai thác năm 2026.

Kiến nghị đầu tư 146.990 tỷ đồng xây dựng cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra. (Ảnh: VPQH)

Thẩm tra Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh khẳng định: Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án.

Với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan, dự án được lập cơ bản phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được phê duyệt. Tuy nhiên, Quy hoạch tổng thể quốc gia vẫn chưa được quyết định, do đó đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, cập nhật trong quá trình lập, thẩm định quy hoạch có liên quan để bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định của hệ thống quy hoạch và phát huy hiệu quả đầu tư.

Ủy ban Kinh tế cũng cho rằng, thị trường vốn còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa thông qua thị trường vốn để huy động vốn cho các dự án đầu tư hạ tầng mà chủ yếu là huy động vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại, cùng với những bất cập nêu trên vẫn chưa được khắc phục thì khả năng các ngân hàng thương mại cho các nhà đầu tư vay vốn để thực hiện Dự án theo phương thức PPP là rất thấp. Do đó, việc Chính phủ đề xuất đầu tư Dự án theo hình thức đầu tư công để bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là có cơ sở.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Áp thấp nhiệt đới tiến vào Biển Đông, khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển theo hướng bất ngờ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trưa 23/7, một vùng áp thấp nhiệt đới đã chính thức đi vào Biển Đông và đang có dấu hiệu mạnh lên thành bão. Điều đáng chú ý là hệ thống này không di chuyển theo hướng thông thường mà có xu hướng đảo chiều ra lại Thái Bình Dương sau khi tiếp cận khu vực phía Đông Bắc Biển Đông.
Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Lãnh đạo MTTQ thành phố Hà Nội chia buồn với gia đình bị thiệt mạng trong vụ lật tàu ở Quảng Ninh

Chiều nay (23/7), thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch đã tới xã Đại Thanh thăm hỏi, chia buồn với người thân gia đình anh Nguyễn Hữu Toàn - nạn nhân trong vụ lật thuyền ở Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Ngọc Hồi lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sáng 23/7, Đảng bộ xã Ngọc Hồi long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Dự và chỉ đạo Đại hội có Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai và các đồng chí đại diện các Ban, Đảng của Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện Thanh Trì (cũ) qua các thời kỳ và 162 đại biểu chính thức đại diện cho 1.966 đảng viên thuộc 52 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc.
Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới

Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự án luật và đề xuất của Chính phủ về Chương trình lập pháp năm 2026.

Tin khác

Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha), hai sân bay Vân Đồn và Cát Bi đã chính thức mở cửa trở lại từ 12h trưa ngày 22/7, khôi phục hoạt động tiếp nhận và khai thác tàu bay.
Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Một sự cố nghiêm trọng vừa xảy ra vào sáng 22/7 tại xã Thanh Yên (tỉnh Điện Biên), khi cầu treo Pa Thơm bất ngờ đứt cáp, khiến một ô tô bán tải chở cán bộ xã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão cùng một xe máy rơi xuống sông Nậm Núa.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Ngành Hàng không chỉ đạo “nóng”, yêu cầu khẩn trương ứng phó bão số 3

Cục Hàng không Việt Nam vừa có công điện gửi tới các đơn vị liên quan trong ngành hàng không, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (bão Wipha).
Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội

Chưa quyết định hỗ trợ 3 triệu đồng để chuyển đổi xe máy xăng sang xe máy điện ở Hà Nội

Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm tới thông tin “Hà Nội sẽ hỗ trợ mỗi người dân 3 - 5 triệu đồng để chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện”. Thông tin này lan truyền trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg yêu cầu Hà Nội từng bước loại bỏ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch ra khỏi khu vực nội đô, bắt đầu từ Vành đai 1 vào ngày 1/7/2026.
Hà Nội chỉ đạo khẩn trương triển khai các dự án đường sắt đô thị khởi công năm 2025

Hà Nội chỉ đạo khẩn trương triển khai các dự án đường sắt đô thị khởi công năm 2025

Hà Nội yêu cầu hai tuyến đường sắt đô thị cần được khởi công đúng tiến độ gồm Tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, dự kiến khởi công vào ngày 10/10/2025 và Tuyến số 5, đoạn Văn Cao - Hòa Lạc, dự kiến khởi công vào ngày 19/12/2025.
Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất

Ráp nối, điều chỉnh quy hoạch của TP.HCM hợp nhất

Sau khi sáp nhập với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhiều nội dung quy hoạch chung của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hợp nhất sẽ phải điều chỉnh đảm bảo đúng theo quy định nhưng đồng thời phát huy thế mạnh của từng khu vực.
Sợ trượt, rất nhiều thí sinh xin lùi lịch thi giấy phép lái xe

Sợ trượt, rất nhiều thí sinh xin lùi lịch thi giấy phép lái xe

Hiện nay, nhu cầu cấp giấy phép lái xe đang tăng cao, tuy nhiên nhiều trung tâm đào tạo lại đối mặt với tình trạng thiếu thí sinh. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do tâm lý lo lắng, không đủ tự tin, thậm chí là sợ trượt khiến hàng loạt học viên xin lùi lịch thi. Tình trạng này đang gây khó khăn cho các cơ sở đào tạo trong việc lập danh sách đủ số lượng tối thiểu, đồng thời khiến năng lực tổ chức sát hạch chưa được khai thác hiệu quả.
TP.HCM: Khẩn trương giải quyết hồ sơ sát hạch lái xe cho người dân

TP.HCM: Khẩn trương giải quyết hồ sơ sát hạch lái xe cho người dân

Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) - Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang nỗ lực giải quyết số lượng hồ sơ sát hạch lái xe còn tồn đọng cho người dân trên địa bàn Thành phố, nhất là sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xem thêm
Phiên bản di động