--> -->

Kích cầu tiêu dùng nội địa: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt "cất cánh"

Với quy mô dân số gần 100 triệu dân, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển. Thực tế cho thấy, từ đầu năm 2023 đến nay, tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thị trường nội địa luôn tăng trưởng 2 con số. Điều này khẳng định rằng, nếu được khai thác hiệu quả, thị trường nội địa sẽ là “bệ đỡ” bền vững để doanh nghiệp Việt cất cánh.
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại rầm rộ khuyến mại dịp Quốc khánh 2/9 Kích cầu tiêu dùng quan trọng nhất là tạo thêm sức mua xã hội một cách bền vững

Theo Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.043,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 19,2%). Kết quả trên cho thấy, thị trường nội địa đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiêu thụ hàng Việt, trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu còn nhiều khó khăn, thiếu hụt đơn hàng.

Dưới góc độ doanh nghiệp sản xuất, theo đại diện Tổng Công ty May 10, với quy mô dân số 100 triệu dân, Việt Nam sẽ là thị trường tiêu dùng hàng dệt may tiềm năng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người đang tăng lên, cùng với sự gia tăng của nhóm dân số trung lưu cũng hứa hẹn mức chi tiêu cho các mặt hàng may mặc tại Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn.

Kích cầu tiêu dùng nội địa: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt
Để tăng hiệu quả hoạt động ngay tại thị trường nội địa, doanh nghiệp Việt cần chủ động đa dạng hóa sản phẩm và giá cạnh tranh.

Cùng với ngành may mặc, ngành gỗ nội thất là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ nhiều năm nay, thế nhưng từ cuối năm 2022 cho đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp gỗ nội thất không thể xuất khẩu do thiếu đơn hàng trầm trọng. Thông tin từ Bộ Công Thương, trong 8 tháng qua kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,3 tỷ USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,6 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ. Như vậy, trong 8 tháng qua, ngành gỗ mới hoàn thành được gần 50% mục tiêu xuất khẩu 17 tỷ USD của cả năm 2023.

Trước những khó khăn đối với các mặt hàng xuất khẩu, theo các chuyên gia kinh tế, việc kích cầu sức mua ở thị trường nội địa là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần phục hồi nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023. Thời gian qua, nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa, Chính phủ đã có nhiều chính sách và tạo điều kiện cho giao thương hàng hóa nội địa thông thoáng hơn, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận chính sách, giảm giá sản phẩm.

Cụ thể, mới đây Quốc hội đã có quyết định giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8%, quyết định này ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm còn gián tiếp hỗ trợ người tiêu dùng tiếp cận hàng giá rẻ. Tuy nhiên, để gia tăng hơn nữa hiệu quả hoạt động ngay tại thị trường nội địa, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng, từ nay tới cuối năm, các doanh nghiệp sẽ chỉ còn chưa đầy 4 tháng để hoàn thành kế hoạch và các mục tiêu đề ra như mở rộng thị trường. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi các siêu thị, trung tâm thương mại cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Cụ thể, tăng cường gắn kết lưu thông với sản xuất, xây dựng mối liên kết chuỗi nhằm kết nối cung cầu, bảo đảm ổn định đầu vào, đầu ra cho sản phẩm.

Để có thể phục hồi cầu tiêu dùng những tháng cuối năm, các địa phương đều sẵn sàng kế hoạch tổ chức chương trình khuyến mại tập trung. Thông tin từ Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, để kích cầu tiêu dùng, chương trình khuyến mại năm nay kéo dài hơn và tập trung vào từng loại hàng hoá theo chủ đề từng tháng.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Lan Phương cho biết, hiện đơn vụ đã nhận được 21.000 chương trình khuyến mại của 4.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia, gấp đôi năm trước và còn tiếp tục bổ sung thêm trong thời gian tới. Trong tháng 11/2023, sự kiện “Tháng khuyến mại” được triển khai trên địa bàn toàn thành phố với đối tượng tham gia là các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Cũng trong tháng 11 sắp tới, sự kiện “Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnight sale 2023” diễn ra vào dịp Black Friday, thu hút khoảng 200 doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, các chuỗi, cơ sở sản xuất, kinh doanh...

Không chỉ riêng Hà Nội, Sở Công Thương các địa phương sẽ tiếp tục tổ chức chuỗi các sự kiện kích cầu, xúc tiến thương mại, kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) Lê Việt Nga thông tin, từ nay cho đến cuối năm, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các tỉnh thành phố và sở công thương đẩy mạnh chương trình kích cầu gắn với bình ổn thị trường phục vụ cho Tết nguyên đán 2024. Để gia tăng hiệu quả hoạt động ngay tại thị trường nội địa, doanh nghiệp Việt cần chủ động đa dạng hoá sản phẩm với giá cả cạnh tranh; tạo sự liên kết để có được chi phí hợp lý nhất ở các công đoạn, nhằm giúp hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng trong nước nhanh và hiệu quả.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội đại biểu Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất

Chiều ngày 23/7, tại Hà Nội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Chiều 23/7, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên phố Khâm Thiên khi một chiếc ô tô bán tải bất ngờ tông vào nhiều xe máy đang lưu thông trên đường, khiến các phương tiện đổ ngổn ngang, gây ùn tắc cục bộ.
Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Chiều 23/7, thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Dung đã tới thăm, tặng quà các chức sắc tôn giáo tiêu biểu là thân nhân liệt sĩ.
Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phấn đấu bàn giao mặt bằng cho đơn vị chủ đầu tư để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và dự án khai thác quỹ đất vùng phụ cận các nhà ga, depot đường sắt
 (đoạn qua địa phận TP.HCM) trong tháng 12/2026.
Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 23/7, Ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, Hà Nội tổ chức 6 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để tri ân, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã Phú Nghĩa.
Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.

Tin khác

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

Tuần lễ ngành nước Việt Nam - Vietnam water week 2025, với chủ đề “Ngành nước Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Thách thức và cơ hội” sẽ diễn ra từ 20-22/8, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Trong trường hợp xảy ra thiên tai, các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng.
Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ

Cùng với phương châm “hậu cần tại chỗ”, nhằm ứng phó với các sự cố thiên tai, bão lũ trong năm 2025, thành phố Hà Nội đã chủ động dữ trự hàng hóa với tổng mức vốn thực hiện là 122,725 tỷ đồng.
Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng

Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất các yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025

Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025

Công tác quản lý thị trường thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2025 Theo Sở Công Thương Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2025, các Đội Quản lý thị trường trên địa bàn Thành phố đã đấu tranh, ngăn chặn và xử lý 2.064 vụ vi phạm. Trong đó, số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 33,4 tỷ đồng.
Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế

Được mời tham gia với vai trò diễn giả duy nhất và đầu tiên đại diện Việt Nam tại Hội nghị Phát triển Châu Á 2025 (Growth Asia Summit), diễn ra tại Singapore từ ngày 15 đến 17/7/2025, Vinamilk cùng đột phá 6 HMO đã thu hút sự quan tâm lớn của Hội nghị bởi những đóng góp giúp thiết lập chuẩn dinh dưỡng mới cho trẻ em, đồng thời mở ra hướng đi mới cho ngành sữa khu vực khi giải quyết các trăn trở mang tính thời đại về việc “nuôi con bằng sữa mẹ”.
Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng

Trong bối cảnh thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa chất cấm, kháng sinh vượt ngưỡng, sản phẩm kém chất lượng... xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, truy xuất nguồn gốc đang không chỉ là giải pháp kiểm soát chất lượng, mà còn là công cụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng, xây dựng niềm tin người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh

Sáng ngày 16/7, GO! Hưng Yên, một trong những Trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại bậc nhất tỉnh Hưng Yên chính thức được tập đoàn Central Retail Việt Nam khai trương và đưa vào hoạt động tại đường Tô Hiệu, phường Phố Hiến, tỉnh Hưng Yên.
Thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống: Chuyển từ nhỏ lẻ sang liên kết chuỗi

Thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống: Chuyển từ nhỏ lẻ sang liên kết chuỗi

Để thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống, hiện nay, thành phố Hà Nội đã chủ động chuyển hướng phát triển làng nghề theo mô hình liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ, du lịch, đào tạo và đổi mới công nghệ... Từ đó, không chỉ nâng cao chất lượng, thương hiệu, mà còn tạo sự cạnh trạnh cho các sản phẩm làng nghề truyền thống để phát triển bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động