-->
Quy định cấp giấy đi đường theo nhóm đối tượng tại vùng 1:

Khoa học, chặt chẽ và thuận lợi

Sáng 5/9, Công an thành phố Hà Nội đã ra thông báo về đối tượng, trình tự thủ tục duyệt cấp giấy đi đường có nhận dạng, thẻ đi mua hàng thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong vùng 1 (vùng nội đô). Ngay khi có thông báo mới, nhiều người dân đã bày tỏ sự đồng tình, nhất trí với những cách làm quyết liệt nhằm hạn chế tối đa lượng người và xe lưu thông trên đường.
Những tổ chức, cá nhân nào ở "vùng đỏ" được phép cấp Giấy đi đường, Thẻ mua hàng? Bí thư Thành ủy Hà Nội: Nêu cao ý thức cộng đồng, quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19

Chia sẻ về nội dung quy định mới về cấp giấy đi đường tại vùng 1, anh Lê Văn Bằng (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, hiện nay dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, việc triển khai quy trình cấp giấy đi đường mới, chia ra các nhóm đối tượng, thẩm quyền cấp giấy đi đường là rất hợp lý. Theo anh Bằng, đây là cách làm khoa học nhằm hạn chế tối đa lượng người và xe lưu thông trên đường, nhưng vẫn bảo đảm đáp ứng các nhiệm vụ cấp bách trong phòng, chống dịch và các dịch vụ thiết yếu, phục vụ đời sống người dân.

Khoa học, chặt chẽ và thuận lợi
Nhiều người dân cho rằng phương án cấp giấy đi đường theo nhóm đối tượng là hợp lý, khoa học

Đơn cử, đối với các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu, thẩm quyền cấp giấy đi đường là Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố. "Thực tiễn cho thấy sau hơn 1 tháng thực hiện giãn cách xã hội, một trong những hạn chế lớn nhất là nhiều tổ chức, doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm yêu cầu hạn chế đúng số người đến nơi làm việc. Vừa qua, theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng thì tôi thấy rằng, số lượng người ra đường được các doanh nghiệp cấp giấy đi đường là rất đông. Trong đó, có không ít trường hợp được cấp là không đúng đối tượng, không đúng mục đích, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả phòng, chống dịch”, anh Bằng chia sẻ.

Đồng tình với các quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Hạnh (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) cũng cho rằng việc chia ra các nhóm đối tượng để phân quyền cấp giấy giới thiệu là đúng đắn. Đặc biệt, theo bà Hạnh, trong phương án này, đối với các trường hợp cá nhân có nhu cầu lưu thông trên đường được quy định, hướng dẫn cụ thể hơn.

Ví dụ cá nhân đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn duyệt, cấp Thẻ mua hàng thiết yếu theo đúng đối tượng quy định; cá nhân đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc như: cấp cứu, khám chữa bệnh và mua thuốc định kỳ; đi tiêm vắc-xin và xét nghiệm Covid-19; người chăm sóc người bệnh và người xuất viện về… không áp dụng giấy đi đường, cá nhân chỉ cần mang theo Giấy tờ chứng minh kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân.

“Việc cấp giấy đi đường mới chặt chẽ hơn nhằm kiểm soát, giảm lượng người ra đường, bảo đảm giãn cách xã hội thực chất. Đây là biện pháp quyết định để ngăn chặn dịch bùng phát rộng, bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng nhân dân. Tôi hi vọng lần này, Hà Nội sẽ làm thật chặt, phạt thật nặng để người dân “ở yên trong nhà”. Có làm nghiêm, làm chặt thì đến ngày 21/9, chúng ta mới có thể quay về trạng thái bình thường mới”, bà Hạnh chia sẻ.

Khoa học, chặt chẽ và thuận lợi
Siết chặt hơn các quy định cấp giấy đi đường giúp Hà Nội tận dụng được thời gian vàng để chống dịch

Xung quanh quy định cấp giấy đi đường của Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết, công nhân môi trường có đặc thù là phải thường xuyên làm việc hàng ngày trên đường, phố, ngày hôm qua (4/9), ngay khi có thông tin mới về việc cấp giấy đi đường Chi nhánh Đống Đa đã làm việc với Công an quận Đống Đa để làm thủ tục cấp giấy đi đường cho công nhân. Đến hôm nay, khi có thông tin phải nộp về Sở Xây dựng và Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố, chi nhánh cũng đã ngay lập tức làm thủ tục để cấp giấy đi đường.

Còn ông Bùi Ngọc Uyên, Phó Trưởng phòng Đối ngoại truyền thông, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết, ngay sau khi có thông tin về việc cấp giấy đi đường cho các đơn vị công ích công ty Thoát nước đã giao nhiệm vụ cho phòng ban chuyên môn để hoàn thiện thủ tục. Theo ông Uyên, việc cấp giấy đi đường là cần thiết nhưng cũng nên có thêm các hướng dẫn cụ thể, đơn cử như việc cấp mã nhận diện với phương tiện.

“Trường hợp lái xe phải khai phương tiện di chuyển thì sự khác biệt giữa xe công vụ và phương tiện cá nhân là như thế nào, trường hợp di chuyển bằng các phương tiện khác nhau thì sao... là những vấn đề cần làm rõ hơn”, ông Uyên cho hay.

Là phóng viên một cơ quan báo chí Trung ương chuyên tác nghiệp hiện trường, chị C.N cho rằng, việc quy định giấy đi đường theo nhóm đối tượng mà Công an thành phố Hà Nội đưa ra rất hợp lý và khoa học. Đơn cử như với báo chí, theo quy định tại các Công điện của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội trước, mỗi cơ quan, toàn soạn đều không quá 50% con số đến cơ quan làm việc. Thực tế, một số tòa soạn, Ban Biên tập còn cho phép số lượng cán bộ, phóng viên đến ít hơn. Mỗi phóng viên khi tác nghiệp, đều phải có sự chấp thuận của Ban Biên tập mới được cấp giấy giới thiệu. Do đó, quy định mới vẫn áp dụng cách cấp giấy đi đường như cũ đối với các cơ quan báo chí là hoàn toàn hợp lý.

Có thể thấy, thời gian qua, mặc dù Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội nhưng người dân ra đường vẫn còn đông, bất chấp các quy định về phòng chống dịch. Bên cạnh đó, nhiều nơi còn nảy sinh tiêu cực như làm giả giấy đi đường, mua bán giấy đi đường, khiến lực lượng chức năng khó kiểm soát thì quy định mới về cấp giấy đi đường của Hà Nội là cách làm thiết thực, ngăn chặn việc lợi dụng giấy đi đường để ra đường không cần thiết. Với phương án hiệu quả, cấp bách như thế này, tin tưởng rằng Hà Nội sẽ tận dụng được thời gian vàng để chống dịch.

Công an thành phố Hà Nội thông báo về đối tượng, trình tự thủ tục duyệt cấp giấy đi đường có nhận dạng, thẻ đi mua hàng thiết yếu trong vùng 1 như sau:

Nhóm 1: Các cơ quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác ngoại giao, bao gồm cán bộ, công chức, công vụ làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, chính trị xã hội đóng trên địa bàn Thành phố; các cơ quan tổ chức ngoại giao. Thẩm quyền cấp: Do thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm 2: Các cơ quan tổ chức doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu. Về thẩm quyền: Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố xem xét và cấp phép.

Nhóm 3: Các cơ quan tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng, chống dịch do thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp giấy đi đường theo đúng đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm 4: Các cơ quan báo chí, truyền thông, giấy đi đường do thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm duyệt, cấp cho các đối tượng quy định tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm 5: Công dân được ra khỏi nhà trong các trường hợp sau: Người dân đi mua lương thực, thực phẩm thuốc men do UBND xã, phường, thị trấn duyệt, cấp theo đúng đối tượng quy định; người đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc, chỉ cần có giấy tờ chứng minh kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư minh nhân; cá nhân đi sân bay theo vé, cá nhân đi đến cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của cơ quan ngoại giao, cá nhân đến tòa theo giấy triệu tập của tòa án... chỉ cần có giấy tờ chứng minh kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân và giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 72 giờ.

Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công vụ thiết yếu. Về thẩm quyền: Do công an cấp xã, phường, thị trấn cấp giấy.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.

Tin khác

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Xem thêm
Phiên bản di động