Khai quật mở rộng khu vực Chính điện Kính Thiên: Bảo tồn di sản cho muôn đời sau
Chính điện Kính Thiên: Không gian thiêng quan trọng nhất của kinh đô Thăng Long Phát lộ nhiều dấu tích quan trọng tại Chính điện Kính Thiên |
Mới đây, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học đã thông tin sơ bộ kết quả khai quật thăm dò Khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022. Qua đó đã có những nhận định bước đầu về tính chất, niên đại, quy mô, chức năng và giá trị của các di tích đã xuất lộ tại hố khai quật Khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2022.
![]() |
Các nhà khoa học tại khu vực hố khai quật. |
Cụ thể, năm 2022, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật thăm dò 990m2 thuộc khu vực gần giữa Trung tâm tính từ phía Bắc Đoan Môn đến phía Nam Chính điện Kính Thiên nhằm thực hiện khuyến nghị của UNESCO, chủ trương của Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Quyết định khai quật số 623/QĐ-BVHTTDL ngày 21/3/2022 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc khai quật khảo cổ học tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Thông tin với báo chí, PGS.TS Tống Trung Tín, Trưởng đoàn khai quật Viện Khảo cổ học, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết, kết quả khai quật tiếp tục làm phát lộ dấu tích kiến trúc của các thời kỳ: Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung Hưng, Nguyễn. Theo đó, các nhà khoa học đã tìm thấy hàng nghìn hiện vật khảo cổ gồm các loại gạch, ngói, đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung, đồ kim loại, đồ đá…Tiêu biểu nhất là mảnh mô hình tháp đất nung thời Trần. Di vật là các loại vật liệu xây dựng Hoàng cung Thăng Long, đồ dùng sinh hoạt Hoàng cung thời kỳ Thăng Long và một số ít thuộc thời tiền Thăng Long.
Cuộc khai quật thu được nhiều kết quả quan trọng trong việc nhận thức các giá trị nổi bật toàn cầu của Hoàng thành Thăng Long. Cùng với việc tiếp tục xuất lộ tầng văn hóa dày 3m có từ thời Lý đến thời Pháp thuộc, cuộc khai quật đã phát hiện nhiều di tích với nhiều nét mới nổi. Đối với thời Lý, đã phát hiện lớp gạch vuông lát nền phân bố rộng khắp tại vị trí hố khai quật; phát hiện thêm 3 dấu tích kiến trúc có móng cột khác với vị trí các kiến trúc đã xuất lộ trước đây. Qua đó, làm rõ quy mô móng tường thời Lý với việc lần đầu tiên phát lộ dấu tích thân móng tường bao được xây bằng gạch và 2 dấu tích cống thoát nước.
Ở lớp văn hóa thời Trần, bên cạnh việc tiếp tục phát hiện các dấu vết “bồn hoa” tương tự các cuộc khai quật trước đó, phát hiện thêm 2 dấu vết nền sân thời Trần chồng xếp lên nhau, cống nước ngầm có kích thước khá dài cho thấy sự tiếp nối thời Lý nhưng cũng có nhiều khác biệt lớn của khu vực này vào thời Trần. Đối với thời Lê Sơ, lần đầu tiên xuất lộ hàng gạch vuông kích thước lớn lát Ngự đạo, làn đường đi xếp gạch nghiêng cho thấy cấu trúc sân Đan Trì không đơn giản như các nhận thức trước đó.
Đặc biệt, lần đầu tiên phát hiện nhiều hiện vật đá xanh có thể được sử dụng để lát mặt Ngự đạo thuộc thời Lê Trung Hưng. Cuộc khai quật còn ghi nhận sự chênh lệch độ cao của các khoảng sân Đan Trì để rồi từ đó đưa ra giả thuyết về độ cao của các cấp nền sân. Khoảng sân Đan Trì phía trước thềm rồng Chính điện Kính Thiên cao hơn 70,1cm so với độ cao của khoảng sân Đan Trì tại Đoan Môn; độ cao của khoảng sân phía trước nhà Cục Tác chiến cao hơn 6,5cm, độ chênh của 2 vị trí khoảng 20cm.
PGS.TS Tống Trung Tín cho biết: “Bên cạnh các phát hiện mới trên đây, cuộc khai quật cũng phản ánh dưới lòng đất khu vực Trung tâm còn rất nhiều bí ẩn cần giải mã trong thời gian tới: Cấu trúc chi tiết và tổng thể của Đan Trì như thế nào? Các cấp nền Đan Trì cao thấp và quy mô phân cấp đến đâu? Các làn đường nhỏ trên sân Đan Trì đã phát hiện, dấu tích có còn ở hướng Bắc và hướng Nam không? Rõ ràng, cấu trúc Ngự Đạo, Đan Trì phức tạp hơn nhận thức trước đây rất nhiều.Và như thế, cấu trúc tổng thể của Đan Trì và cấu trúc tổng thể của không gian rộng 35.000m2 hẳn sẽ còn nhiều điều thú vị hơn nữa mà ta chưa thể biết ngay được.
Thêm nữa, mặt bằng thời Lý với sự xuất hiện nhiều dấu tích kiến trúc phía trong đường nước và tường bao tăng độ khó hiểu cho mặt bằng và chức năng của các di tích thời Lý ở đây. Mặt khác, hầu hết quy mô và cấu trúc của kiến trúc Lý đều chưa được làm rõ. Mặt bằng và các di tích thời Trần càng rắc rối và khó hiểu nếu không nói là khó hiểu nhất ở khu vực này cũng như trong tổng thể di sản bởi nhiều lý do khách quan. Tuy nhiên, câu chuyện về các di tích khảo cổ học xưa nay luôn là như vậy, vẫn luôn luôn cần nghiên cứu từng bước”.
Dù vậy, cuộc khai quật khảo cổ học năm 2022 đã tiếp tục phát hiện nhiều tư liệu rất mới ở khu vực Trung tâm qua hàng nghìn năm lịch sử, qua đó góp phần hiểu sâu sắc thêm rất nhiều giá trị của Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long, nhất là có thêm nhiều tư liệu mang tính xác thực cao góp phần khôi phục không gian Chính điện Kính Thiên. Đặc biệt, sự thay đổi, chồng xếp vô cùng phức tạp của các dấu tích qua các thời kỳ lịch sử ở khu vực Trung tâm mang lại những nhận thức mới cũng như nhiều gợi ý mới cho nghiên cứu lâu dài, khoa học nhằm làm sáng rõ hơn giá trị nổi bật toàn cầu di sản theo khuyến nghị UNESCO./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Công an Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Hướng tới kỷ nguyên đổi mới và phát triển

Xây dựng và phát triển xã Phúc Thọ trở thành đô thị sinh thái của Thủ đô

Nhiều công nghệ tiên tiến sẽ được giới thiệu trong Tuần lễ ngành nước Việt Nam 2025

MTTQ Việt Nam Thành phố: Triển khai nhiệm vụ Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội 6 tháng cuối năm 2025

Phường Chương Mỹ khám, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản

LĐLĐ thành phố Hà Nội trao “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân môi trường
Tin khác

Nam thanh niên bị di chứng thần kinh nghiêm trọng vì viêm não Nhật Bản
Y tế 23/07/2025 13:07

Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt dịp Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Văn hóa 23/07/2025 12:51

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế
Giáo dục 23/07/2025 10:45

Cảnh báo nạn giả mạo thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai
Cộng đồng 23/07/2025 07:06

Hà Nội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT: Vì sự hài lòng của người dân
Y tế 22/07/2025 18:56

Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm
Giáo dục 22/07/2025 11:07

Cẩn trọng với dịch bệnh tiềm ẩn sau mưa bão
Y tế 22/07/2025 10:57

Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe
Giáo dục 22/07/2025 10:09

Không đưa khách du lịch đến vùng đang có bão để đảm bảo an toàn
Du lịch 22/07/2025 06:40

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3
Giáo dục 21/07/2025 20:40