Huyện Mê Linh cần phấn đấu đạt thu nhập bình quân 75 triệu đồng/người/năm
Nghiên cứu, quán triệt, nắm vững những văn bản mới về công tác xây dựng Đảng Hà Nội ghi danh sổ vàng 90 Thủ khoa xuất sắc năm 2021 Không ngừng củng cố, phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào |
Sáng 19/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã làm việc với cán bộ chủ chốt huyện Mê Linh về kết quả thực hiện nhiệm vụ thời gian qua, phương hướng trong giai đoạn tới, trọng tâm là công tác xây dựng nông thôn mới.
![]() |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thái) |
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị huyện và nhân dân đã góp phần thực hiện hiệu quả "nhiệm vụ kép". Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn ước đạt hơn 27.800 tỷ đồng, đạt 91,7% kế hoạch, tăng 7,6% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nội địa ước đạt hơn 790,4 tỷ đồng, đạt 101,2% dự toán Thành phố giao; chi ngân sách đạt 1.182 tỷ đồng, đạt 90,8% dự toán Thành phố giao.
Về xây dựng nông thôn mới, ông Tuấn cho hay, đến nay, toàn huyện đã có 16/16 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 7/9 tiêu chí huyện nông thôn mới đã đạt; 2/9 tiêu chí cơ bản đạt, đang phấn đấu hoàn thành trong năm 2021. Hiện, Mê Linh đã hoàn thiện hồ sơ trình UBND Thành phố xét, đề nghị trung ương công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021.
Ông Tuấn cho biết thêm, huyện Mê Linh phấn đấu đến năm 2025 có 6-8 xã được công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao, 1-2 xã nông thôn mới kiểu mẫu...
Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế. Từ thực tiễn và các nhiệm vụ trong giai đoạn tới, huyện Mê Linh kiến nghị Thành phố quan tâm, xem xét sớm hoàn thiện các thủ tục để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Mê Linh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021; đồng thời bố trí nguồn vốn cho huyện thực hiện các dự án đã được phê duyệt, đầu tư kinh phí nạo vét kênh mương thủy lợi nội đồng, mở rộng mặt đê tả sông Hồng…
![]() |
Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thái) |
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ngành của thành phố Hà Nội đã trao đổi, làm rõ những kiến nghị của huyện Mê Linh; đồng thời gợi mở các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn… Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho rằng, huyện Mê Linh cần tập trung tâm sức để rà duyệt lại các quy hoạch, bởi nếu quy hoạch tốt, sẽ tạo ra động lực, nguồn lực phát triển cho huyện.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, huyện Mê Linh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội với đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường thủy; cán bộ trẻ hóa, có nhiều khát vọng phát triển huyện. Tuy nhiên thực tế hiện nay địa phương vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Do đó, trong các tháng cuối năm 2021 và năm 2022, lãnh đạo huyện cần tập trung làm tốt công tác rà soát quy hoạch, phân rõ các vùng phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…
Về xây dựng nông thôn mới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị huyện sớm hoàn thành 2/9 tiêu chí cơ bản đạt; Đồng thời phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hoàn thành hồ sơ đề nghị các cấp đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021.
![]() |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao F-FAME Mê Linh. (Ảnh: Nguyễn Thái) |
Theo bà Nguyễn Thị Tuyến, để nâng cao đời sống người dân, huyện Mê Linh cần tiếp tục quan tâm phát triển sản xuất, phấn đấu đến năm 2025 đạt thu nhập bình quân 75 triệu đồng/người/năm; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đạt 70% theo tinh thần chỉ đạo của Thành phố.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu, huyện Mê Linh tiếp tục rà soát lại các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; bám sát công tác phòng, chống dịch Covid-19; rà soát lại cơ sở vật chất thực hiện cách ly, thu dung, điều trị các trường hợp F0, F1, chuẩn bị tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh trung học phổ thông; đồng thời tiếp tục giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, chuẩn bị các điều kiện tốt để nhân dân đón Tết cổ truyền...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:43

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 09:48

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39