-->

Huyện Gia Lâm: Đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Chiều 27/6, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội và Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2024 - 2025.
Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh Quận Tây Hồ tiếp xúc cử tri về thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số Tập huấn phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng về Chuyển đổi số và triển khai Đề án 06

Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội; Nguyễn Tiến Sỹ - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội; Nguyễn Việt Hà - Bí thư Huyện ủy Gia Lâm; Đặng Thị Huyền - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm; Trương Văn Học - Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm, cùng các lãnh đạo phòng, ban của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội và huyện Gia Lâm.

Huyện Gia Lâm: Đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Quang cảnh hội nghị.

Tại hội nghị, ông Trương Văn Học - Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm báo cáo tóm tắt tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, từ đó UBND huyện đã ban hành các kế hoạch về thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện và Kế hoạch số 137/KH-UBND về thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”, qua đó tạo được những chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn.

6 tháng đầu năm 2024, huyện Gia Lâm đạt kết quả nổi bật trên 3 trụ cột của chuyển đổi số. Về phát triển chính quyền số: Bộ phận Một cửa huyện và 22 xã, thị trấn được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tại Quyết định số 4379/QĐ-UBND ngày 10/11/2022 của UBND thành phố Hà Nội.

chuyen doi so Gia Lam
Người dân được hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm.

Huyện tiếp tục triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của Thành phố tại địa chỉ: https://dichvucong.hanoi.gov.vn/; kết quả, 6 tháng đầu năm 2024, toàn huyện tiếp nhận và giải quyết 53.100 hồ sơ TTHC, tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến đạt 17,6%; 100% hồ sơ TTHC được trả kết quả đúng hạn/trước hạn; 100% hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết và số hoá hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thành phố Hà Nội.

100% cơ quan chuyên môn, đơn vị, UBND xã, thị trấn; cán bộ công chức, viên chức từ huyện đến xã, thị trấn được cấp chữ ký số chuyên dùng chính phủ. Các phòng chuyên môn thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn ứng dụng chữ ký số trong việc trao đổi văn bản điện tử qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp.

Về phát triển kinh tế số: Huyện chủ động, tích cực triển khai hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Nổi bật như: Huyện rà soát các vị trí đề xuất lắp đặt 24 bảng tin điện tử công cộng trên địa bàn, đảm bảo chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra (cấp huyện có bảng tin điện tử cỡ lớn; mỗi xã, thị trấn có 1 bảng điện tử công cộng) phục vụ công tác tuyên truyền thông tin thiết yếu tới người dân và các nhiệm vụ chính trị của đất nước, Thủ đô và huyện.

chuyen doi so Gia Lam
Đoàn công tác của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tham quan, khảo sát tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC tại xã Đặng Xá.

UBND huyện đang giao các phòng, đơn vị chuyên môn hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Dự án “Số hoá các di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng và các di sản văn hoá phi vật thể, làng nghề truyền thống; xây dựng hệ thống thông tin giới thiệu quảng bá phát triển du lịch trên địa bàn huyện Gia Lâm”.

Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, huyện triển khai xây dựng phần mềm Thư viện điện tử - Thư viện số tại các nhà trường; thực hiện thí điểm học bạ số tại 100% các trường Tiểu học và Trung học cơ sở; xây dựng kho học liệu điện tử, thiết bị dạy học số cập nhật lên website nhà trường.

Lĩnh vực Y tế: Huyện triển khai thí điểm hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 13/11/2023. Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử, công tác liên thông, cập nhật dữ liệu, chuẩn hoá hồ sơ trên địa bàn huyện cơ bản đã hoàn thành. Tính đến ngày 31/5, dân số được tạo hồ sơ là 265.249 người; tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt 43,5%.

chuyen doi so Gia Lam
Đoàn công tác của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tham quan, khảo sát tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC tại thị trấn Trâu Quỳ.

Cùng đó, UBND huyện đã triển khai kế hoạch về việc thực hiện đợt cao điểm truyền thông về chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn huyện.

Trong đợt triển khai, huyện Gia Lâm có tổng số 9.481 đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội bao gồm người có công và người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, toàn huyện Gia Lâm đã có 9.424/9.431 đối tượng thực hiện đăng ký tài khoản, đạt 99,93% đối tượng đủ điều kiện mở tài khoản.

Về phát triển xã hội số: Huyện Gia Lâm triển khai chính sách hỗ trợ khách hàng giảm giá máy điện thoại di dộng 4G, giá cước đối với các đối tượng là hộ cận nghèo chưa có điện thoại thông minh và cấp chữ ký số cho người dân trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2024 theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội .

Huyện phối hợp với Công ty Cổ phần FPT triển khai chính sách hỗ trợ lắp đặt wifi miễn phí tại 20 nhà văn hoá, điểm sinh hoạt cộng đồng trên địa bàn huyện. Năm 2024 ưu tiên triển khai tại 3 xã xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (Đa Tốn, Văn Đức và Yên Thường), xã Dương Xá - xã triển khai mô hình xã nông thôn mới thông minh của Thành phố và Tổ dân phố Thành Trung - nơi triển khai mô hình “Tổ dân phố Số” trên địa bàn huyện.

Huyện Gia Lâm: Đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC trên địa bàn huyện Gia Lâm được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ thông tin.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, trong đó tập trung vào một số nhóm vấn đề: Hạ tầng viễn thông; dịch vụ công, phần mềm giải quyết thủ tục hành chính, đường truyền internet; nguồn nhân lực công nghệ thông tin…. nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ chuyển đổi số trong thời gian tới.

Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng ghi nhận, đánh giá cao những kết quả huyện Gia Lâm đã đạt được trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số.

Huyện Gia Lâm là nơi có nhiều các di tích văn hóa, địa chỉ du lịch, tiêu biểu như làng gốm Bát Tràng, cùng đó huyện có nhiều sản phẩm OCOP…, với những lợi thế đó, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội mong muốn thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ chuyển đổi số, trong đó huyện tập trung tạo dựng một số cơ sở dữ liệu cấp huyện, đầu tư nhiều hơn về hạ tầng số, công nghệ số, cung cấp cho người dân, du khách những tiện ích số... để hỗ trợ du khách và quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn thuận lợi hơn. Từ những lợi thế của địa phương, huyện lựa chọn, đẩy mạnh chuyển đổi số với các hoạt động phù hợp với địa phương, để Gia Lâm viết lên câu chuyện chuyển đổi số của riêng mình.

Cùng ngày, Đoàn công tác của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã đến tham quan, khảo sát tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC tại xã Đặng Xá; thị trấn Trâu Quỳ; huyện Gia Lâm.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động