-->

Huyện Ba Vì: Người dân chưa mặn mà với nước sạch

Ngày 31/8, đoàn giám sát của Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội đã khảo sát thực tế Trạm cấp nước liên xã Phong Vân - Cổ Đô và làm việc tại UBND huyện Ba Vì về tình hình triển khai các dự án nước sạch trên địa bàn.
huyen ba vi nguoi dan chua man ma voi nuoc sach Trên 80% người dân sử dụng nước chưa đảm bảo chất lượng
huyen ba vi nguoi dan chua man ma voi nuoc sach ​Huyện Chương Mỹ: "Bài toán" nước sạch vẫn còn rất nan giải
huyen ba vi nguoi dan chua man ma voi nuoc sach Mục tiêu về nước sạch phụ thuộc vào Nhà máy nước mặt sông Hồng

Hiện, trên địa bàn huyện Ba Vì đang triển khai 2 dự án nước sạch lớn, đó là Dự án xây dựng nhà máy, hệ thống cấp nước sạch nông thôn huyện Ba Vì và dự án đầu tư nâng cấp mở rộng nhà máy nước sông Đà Ba Vì lên 60.000-100.000 m3/ngđ cấp nước cho toàn huyện Ba Vì và bổ sung cấp cho thị xã Sơn Tây, huyện Phúc Thọ. Cả hai dự án đều do Liên danh Công ty CP Ao Vua và Công ty CP Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì làm chủ đầu tư.

huyen ba vi nguoi dan chua man ma voi nuoc sach
Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội kết luận buổi giám sát.

Ngoài ra, còn có dự án cấp nước sạch liên xã Cổ Đô, Phong Vân và một số trạm cấp nước nhỏ như Gia Khánh và hệ thống nước tự chảy ở thôn Hợp Sơn, Yên Sơn, Hợp Nhất xã Ba Vì; thôn Mít, xã Khánh Thượng; thôn Lặt, xã Minh Quang…

Tuy nhiên, theo lãnh đạo huyện Ba Vì, đến thời điểm này, 98% dân số trên địa bàn huyện mới được sử dụng nước hợp vệ sinh, 35% dân số được sử dụng nước sạch. Ông Nguyễn Đình Dần, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, để đạt được chỉ tiêu theo nghị quyết của HĐND TP là đến cuối năm 2018 đạt 55% người dân được sử dụng nước sạch là rất khó khăn, trong khi đó nhân dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch đến sức khỏe là rào cản lớn nhất khiến chỉ tiêu khó đạt được.

Thông tin thêm về 2 dự án lớn đang triển khai trên địa bàn huyện Ba Vì, bà Nguyễn Minh Phương, Phó Giám đốc Công ty CP Ao Vua cho biết đơn vị này đang tích cực triển khai 2 dự án. Trong đó, việc lấy mẫu nước tại xã đảo Minh Châu cho thấy nồng độ asen, độ đục, độ flo cao gấp nhiều lần mức cho phép.

Ngoài ra, đối với 5 xã ven sông Hồng, Công ty cũng đang tích cực triển khai lắp đặt đường ống, đồng hồ dự kiến trong khoảng 2 tháng nữa sẽ xong. Nhưng khó khăn là người dân chưa nhận nhức được tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch, qua khảo sát cho thấy nhân dân đăng ký lắp đặt đồng hồ ít, đặc biệt là ở xã Tản Hồng.

Còn đối với khu vực có nguồn nước tự chảy ở xã miền núi như Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thượng thì dân không có nhu cầu sử dụng nước sạch, vì vậy nếu đầu tư đường ống vào khu vực này thì rất tốn kém mà dân không dùng thì rất khó khăn cho doanh nghiệp.

huyen ba vi nguoi dan chua man ma voi nuoc sach
Đoàn giám sát của Ban Đô thị thăm trạm cấp nước Phong Vân, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì.

Một vấn đề khó khăn nữa mà Công ty CP Ao Vua kiến nghị, đó là việc thu hồi vốn cho ngân sách phải hoàn trả toàn bộ ngay sau khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng. Đây là một thực tế rất khó cho doanh nghiệp, bởi khi mới vận hành mà hoàn trả vốn toàn bộ thì rất khó khăn, vì vậy doanh nghiệp đề nghị được hoàn trả dần.

Trước tình hình này, đại diện Công ty CP Ao Vua kiến nghị Thành phố và huyện cần có biện pháp tăng cường nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời có các cơ chế đặc thù, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án nước sạch trên địa bàn huyện.

Cũng theo đại diện Công ty CP Cấp nước Sơn Tây, hiện đơn vị này đang phục vụ nước sạch cho khu vực thị trấn Tây Đằng, xã Đông Quang, Tản Lĩnh với 2.328 hộ dân. Hiện toàn thể địa bàn đã được bao phủ mạng lưới nhưng vẫn còn khoảng 500 hộ chưa sử dụng. Đáng nói là người dân mặc dù có đăng ký và lắp đặt đồng hồ, nhưng sử dụng nước sạch rất ít nên doanh thu thấp, có những hộ chỉ dùng 1-2 khối nước/tháng.

Về những khó khăn trong thực hiện chỉ tiêu nước sạch trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Đình Dần cho biết, hiện mới chỉ thực hiện được ở 27 xã, 4 xã không có khả năng triển khai dự án trong đó có 3 xã miền núi là Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì do dân quá thưa. Vì vậy, để đảm bảo cung cấp được nước sạch cho dân thì huyện đề nghị thành phố cho phép đầu tư theo hình thức kết hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp, đồng thời có cơ chế trả vốn chậm 20 năm để tạo điều kiện thúc đẩy xã hội hóa lĩnh vực này.

Đánh giá về công tác triển khai cấp nước sạch trên địa bàn huyện Ba Vì, Trưởng ban Đô thị Nguyễn Nguyên Quân cho rằng, đây là một trong 3 huyện rất khó khăn của thành phố. Mặc dù thành phố rất quan tâm, cho phép đầu tư các hệ thống cấp nước theo chương trình phát triển nông thôn, miền núi, xã hội hóa, và huyện cũng đã tập trung lãnh đạo chỉ đạo, thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, rà soát nhưng vẫn còn những vấn đề cần quan tâm.

Đoàn giám sát đề nghị các doanh nghiệp xác định trách nhiệm cao hơn để đẩy nhanh tiến độ dự án đã được Thành phố phê duyệt. Trong triển khai có những bất cập nảy sinh, huyện cần chủ động cùng doanh nghiệp, sở, ngành rà soát, sớm báo cáo Thành phố.

Với Trạm cấp nước liên xã Phong Vân - Cổ Đô mới cung cấp 800m3 trong tổng công suất 2.800m3/ngày đêm, chưa thực hiện bàn giao quản lý; các trạm cấp nước nhỏ khác quản lý vận hành cũng không hiệu quả, đoàn tiếp thu kiến nghị của huyện về việc giao các trạm về cho doanh nghiệp quản lý.

Về phía huyện, xã, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Nguyễn Nguyên Quân đề nghị tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư về thủ tục, mặt bằng, an ninh trật tự để thi công; tuyên truyền để người dân ủng hộ chủ trương của Thành phố sử dụng nước sạch, giúp nhà đầu tư yên tâm.

Bên cạnh đó, các sở ngành đặc biệt là Sở Xây dựng, Sở Tài chính phải xem xét tháo gỡ khó khăn, tăng cường phối hợp với huyện và doanh nghiệp trong đề xuất, báo cáo thành phố. Trưởng ban Đô thị Nguyễn Nguyên Quân cho rằng, thực hiện đồng bộ các giải pháp đó thì chỉ tiêu người dân huyện Ba Vì được dùng nước sạch mới nâng lên.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động